Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên (Trang 68 - 71)

5. CẤU TRÚC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.2.3Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Thiếu kiểm tra giám sát sau khi cho vay

Việc thẩm định khoản vay tại VietinBank Thái Nguyên đƣợc thực hiện tƣơng đối chặt chẽ theo các quy trình, biểu mẫu cụ thể. Đối với những khoản vay lớn, phức tạp có sự thẩm định của cả hội đồng tín dụng, tuy nhiên sau khi cho vay thì việc kiểm tra sử dụng vốn vay là trách nhiệm của cán bộ tín dụng. Với khối lƣợng công việc hiện nay, đa số công tác kiểm tra sử dụng vốn vay đều đƣợc cán bộ tín dụng thực hiện đối phó, hình thức, không xuống thực tế doanh nghiệp. Trong khi đó việc kiểm tra, quản lý sau khi cho vay là một

trong những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Theo thống kê năm 2010 số lỗi chƣa kiểm tra sử dụng vốn vay là tƣơng đối lớn.

- Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ chƣa hoàn toàn độc lập với Chi nhánh:

Đối với công tác kiểm tra nội bộ, mặc dù hiện nay tại NH TMCP Công Thƣơng Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên đã có bộ phận kiểm tra nội bộ và không trực thuộc chi nhánh, không chịu sự chỉ đạo điều hành của giám đốc chi nhánh. Tuy nhiên trong thực tế thì bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ chƣa thật sự tách bạch khỏi chi nhánh, vẫn có trƣờng hợp chịu sự tác động của Chi nhánh. Nguyên nhânlà do cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ xuất thân từ nhân viên của Chi nhánh và đã có mối quan hệ mật thiết gắn bó với Chi nhánh từ lâu nên trong công tác kiểm tra kiểm soát cũng có phần cả nể, chƣa thể hiện đƣợc vai trò kiểm tra kiểm soát và định hƣớng cho Chi nhánh chấp hành đúng theo quy định của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam.

Bên cạnh đó, Tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ còn hạn chế về nhân lực, Chi nhánh chỉ có 04 nhân sự thuộc phòng kiểm tra bao gồm cả lãnh đạo và nhân viên, và toàn bộ là cán bộ nữ. Trong khi đó phải đảm nhiệm công việc kiểm tra kiểm soát ở tất cả các mảng nghiệp vụ từ tín dụng cho đến kế toán và tiền tệ kho quỹ... trong toàn Chi nhánh Thái Nguyên. Nên chất lƣợng kiểm tra vẫn chƣa thật sự đáp ứng đƣợc yêu cầu.

- Do trình độ chuyên môn, năng lực và nhận thức của cán bộ tín dụng tại Chi nhánh:

Chất lƣợng cán bộ tín dụng chƣa đáp ứng tốt yêu cầu. Năm 2009 trở về trƣớc, lực lƣợng cán bộ tín dụng nhiều tuổi, thiếu sức sáng tạo, dập khuôn….nhiều cán bộ không đƣợc đào tạo bài bản thì từ năm 2009 đến nay Chi nhánh đã thực hiện cơ cấu lại lực lƣợng lao đông. Kết quả có rất nhiều cán bộ trẻ, năng động, đƣợc đào tại chính qui đƣợc bổ xung. Tuy nhiên lực

lƣợng này chƣa có nhiều kinh nghiệm, đôi khi cứng nhắc và lý thuyết nên cần có thời gian và sự kế thừa giữa các thế hệ.

- Ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản trị rủi ro tín dụng còn hạn chế:

Hệ thống INCAS của NH TMCP Công Thƣơng Việt Nam mới đƣợc ứng dụng từ năm 2006 đến nay và đang trong giai đoạn hoàn thiện dần nên không thể không tránh khỏi những hạn chế nhất định.

Bên cạnh đó, mặc dù hệ thống INCAS đƣợc xem là một trong những ứng dụng hiện đại nhất trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam với đầy đủ các chức năng của hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên do phần mềm đƣợc mua bản quyền ở nƣớc ngoài nên việc chỉnh sửa, thay đổi để phù hợp với yêu cầu hoạt động và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng từng thời kỳ là hoàn toàn phụ thuộc vào đối tác nƣớc ngoài và cần có thời gian hoàn thiện.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên (Trang 68 - 71)