Nâng cao công tác dự báo tình hình khách hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên (Trang 73 - 75)

5. CẤU TRÚC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.2Nâng cao công tác dự báo tình hình khách hàng

Để có thể tiến hành phân loại nợ bằng phƣơng pháp định tính theo điều 7 QĐ 493, công tác dự báo tình hình khách hàng cần đƣợc chú trọng. Bên cạnh các chỉ tiêu định lƣợng, ngân hàng phải nắm bắt kịp thời các dấu hiệu có liên

quan để nhận định tình trạng của khách hàng, từ đó hỗ trợ cho công tác phân loại nợ đạt kết quả chính xác.

* Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ ngân hàng

Đây là nhóm dấu hiệu dễ nhận biết nhất, có tác động trực tiếp, với tốc độ nhanh và trong khoảng thời gian ngắn tới chất lƣợng tín dụng, có thể chuyển từ trạng thái bình thƣờng lên cấp độ rủi ro cao, do đó đòi hỏi những phản ứng mau lẹ, tích cực và hiệu quả. Nhóm dấu hiệu này còn gọi là nhóm dấu hiệu cảnh báo sớm, bao gồm:

- Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hay đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh mà khách hàng không giải thích một cách thuyết phục.

- Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không giải thích thuyết phục.

- Đề nghị gia hạn/ điều chỉnh kỳ hạn nhiều lần không rõ lý do chính đáng. - Sự sụt giảm bất thƣờng số dƣ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Chậm thanh toán các khoản lãi đến hạn.

- Thanh toán nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn.

- Mức độ vay thƣờng xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vƣợt nhu cầu dự kiến.

- Sử dụng tài trợ ngắn hạn cho họat động trung dài hạn.

- Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ giá cao với mọi điều kiện.

* Nhóm dấu hiệu liên quan đến tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:

Nhóm dấu hiệu này có tác động trực tiếp đến chất lƣợng tín dụng nhƣng với độ “trễ” lớn hơn. Các dấu hiệu này đƣợc rút ra từ chính bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và không dễ dàng nhận biết nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ sâu sát của cán bộ tín dụng. Nhóm dấu hiệu này bao gồm:

Độ lệch giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.

Nhƣng thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng, cụ thể nhƣ: sự gia tăng đột biến của tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu; tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời có dấu hiệu sụt giảm liên tục; hàng hóa tồn kho có sự gia tăng bất thƣờng, tăng doanh thu nhƣng giảm lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận…..[14]

Thay đổi thƣờng xuyên cơ cấu quản trị và điều hành.

Xuất hiện bất đồng và mâu thuẩn trong bộ máy quản trị và điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.

Khó khăn trong quản lý phát triển sản phẩm và dịch vụ mới.

Những thay đổi về chính sách của nhà nƣớc nhƣ tác động của thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô: tỷ giá, lãi suất, thay đổi công nghệ sản xuất,… tác động bất lợi đến chiến lƣợc, kế họach sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên (Trang 73 - 75)