5. CẤU TRÚC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1.2 Tình hình nhân sự làm công tác tíndụng
- Ban giám đốc: Ban giám đốc có nhiều kinh nghiệm trong quản trị điều hành, có thời gian làm công tác tín dụng và phụ trách tín dụng lâu năm, Giám đốc có trình độ, năng lực. Tuy nhiên tuổi bình quân là khá cao (sấp xỉ 46 tuổi),
- Lãnh đạo cấp phòng thuộc bộ phận tín dụng: Tuổi đời bình quân của lãnh đạo cấp phòng thuộc bộ phận tín dụng là 40 tuổi, 10/14 cán bộ học đại học chính qui, 4 cán bộ đào tạo tại chức.
- Cán bộ tín dụng: đến 31/12/2011 Chi nhánh có 30/45 cán bộ có thời gian làm nghiệp vụ tín dụng trên 2 năm. Bình quân đạt 73,2 tỷ đồng/ 1 cán bộ tín dụng.
- Phòng Khách hàng Doanh Nghiệp
Biên chế 17 lao động gồm 3 lãnh đạo phòng, 14 cán bộ (trong đó có 1 cán bộ làm tài trợ thƣơng mại), 100% có trình độ đại học, nhiều cán bộ tuổi
đời trẻ, chƣa có nhiều kinh nghiệm, 100% cán bộ học chính qui chuyên ngành tài chính ngân hàng, 10/14 cán bộ có thời gian làm công tác tín dụng dƣới 3 năm.
Đến 31/12/2011 dƣ nợ phòng khách hàng Doanh Nghiệp là 2,348 tỷ đồng, chiếm 71,2% tổng dƣ nợ của Chi nhánh.
-Phòng Khách hàng Cá nhân
Trực tiếp giao dịch với khách hàng là khách hàng cá nhân, điều hành, quản lý lao động, tài sản, hƣớng dẫn quản lý nghiệp vụ, kiểm tra giám sát 11 phòng giao dịch loại II. Dƣ nợ 11% tổng dƣ nợ. Biên chế gồm 3 lãnh đạo phòng, 8 cán bộ tín dụng.
-Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề
Gồm 6 cán bộ trong đó 2 lãnh đạo phòng và 4 nhân viên. Về nhiệm vụ thẩm định độc lập, giám đốc giao thực hiện thẩm định độc lập theo qui định của Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam hoặc yêu cầu của giám đốc Chi nhánh.
-Các phòng giao dịch:
Hoạt động tín dụng tại các phòng giao dịch loại I đƣợc giám đốc ủy quyền phê duyệt cho vay đến 1 tỷ đồng. Dƣ nợ 4 phòng giao dịch chiếm 17,8%/tổng dƣ nợ của Chi nhánh. Biên chế 11 cán bộ tín dụng và lãnh đạo làm công tác tín dụng đều có trình độ đại học.
Về phân cấp, ủy quyền cấp tín dụng tại các phòng giao dịch: 11 phòng giao dịch loại II truộc phòng Khách hàng Cá Nhân quản lý. Các phòng này chỉ đƣợc cấp tín dụng đối với tài sảm bảo đảm có tính thanh khoản cao và số tiền cấp tín dụng không quá 200 triệu. Nếu vƣợt mức này phải trình phòng Khách hàng. Đối với phòng giao dịch loại I, mức ủy quyền đối với một món vay là 1 tỷ đồng. Vƣợt mức trên phải trình trụ sở chính.
Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ về mặt nghiệp vụ do Ban Kiểm tra Kiểm soát Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam quản lý xong các hoạt động liên quan khác vẫn nằm tại Chi nhánh.
2.2.2 Đánh giá môi trƣờng hoạt động kinh doanh
Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của vùng trung du miền núi đông bắc, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.
Có diện tích tự nhiên là 3.541 km2, dân số trên 1,13 triệu ngƣời, có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (7 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã), gồm 181 đơn vị hành chính cấp cơ sở, trong đó có 144 xã, 24 phƣờng, 13 thị trấn, tốc độ tăng GDP bình quân đạt 10,8%/ năm, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 66,5 triệu USD.
Là tỉnh có tiềm năng khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai khoáng luyện kim.
Có nhiều trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật. Là nơi tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp. Với nền kinh tế mở và từng bƣớc hội nhập, tỉnh Thái Nguyên cũng có những thuận lợi, thời cơ thách thức nhƣ các vùng miền trong cả nƣớc.
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế Thái Nguyên đã có bƣớc chuyển dịch đúng hƣớng đó là tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ; giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp trong GDP. Trong nội ngành công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng từ 86,5% lên 88,11%, công nghiệp khai thác giảm, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nƣớc có mức tăng tƣơng đƣơng với công nghiệp chế biến. Ngành xây dựng của tỉnh mặc dù nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc và đầu tƣ dân doanh tăng nhanh qua các năm xong do các
doanh nghiệp trong ngành xây dựng của địa phƣơng năng lực quản lý, tài chính còn hạn chế, do vậy khi tham gia đấu thầu rộng rãi các gói thầu có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp thƣờng đạt tỷ lệ trúng thầu thấp, do đó chủ yếu tham gia thi công các gói thầu có quy mô nhỏ....
Các sản phẩm truyền thống nhƣ xi măng, sắt thép, sản phẩm may mặc, kim loại màu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giá trị sản xuất công nghiệp, các sản phẩm mới có hàm lƣợng công nghệ cao có tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất, công nghiệp chế tạo, lắp ráp điện tử, công nghiệp phụ trợ còn nhỏ bé. Cơ cấu ngành sản xuất chủ đạo vẫn là các ngành luyện kim, sản xuất vật liệu sử dụng nhiều tài nguyên khoáng sản; Các ngành tạo ra giá trị gia tăng lớn, công nghiệp phụ trợ tận dụng lợi thế của tỉnh về lĩnh vực cơ khí chế tạo để phục vụ cho các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy còn nhỏ bé, chƣa phát triển...
Tuy nhiên với quyết tâm tăng trƣởng cao từ 12,5% một năm trở lên, Thái Nguyên sẽ tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp đầu tƣ có tiềm năng vào các lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp có nguồn gốc từ sắt thép, các lĩnh vực sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, điện, điện tử và các sản phẩm từ chè; Các dự án đầu tƣ lớn
để nâng cấp Khu du lịch Hồ Núi Cốc lên thành Khu du lịch trọng điểm Quốc gia…
Chính vì vậy, cùng với sự có mặt của nhiều ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn, sự cạnh tranh thị phần rất quyết liệt đã tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
2.2.3 Các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Tính đến 31/12/2011, trên địa bàn Thái Nguyên có 13 Ngân hàng (không thống kê Ngân hàng Phát triển), 2 quĩ tín dụng. Chi tiết nhƣ sau:
BẢNG 2.1: THỊ PHẦN TIỀN GỬI VÀ CHO VAY CỦA CÁC TCTD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Đơn vị: tỷ đồng
TT Tên ngân hàng
Thị phần
tiền gửi Thị phần cho vay
Số tiền Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ trọng
1 VietinBank Thái Nguyên 3.256 21.9% 3.298 19%
2 VietinBank Lƣu Xá 952 6.4% 1.350 8%
3 VietinBank Sông Công 756 5.1% 881 5%
4 AgriBank 3.901 26.2% 3.950 23% 5 BIDV 3.205 21.5% 3.785 22% 6 TechComBank 810 5.4% 805 5% 7 VIPBank 564 3.8% 779 4% 8 MBBank 389 2.6% 288 2% 9 VPBank 172 1.2% 220 1% 10 ABBank 189 1.3% 171 1% 11 NHCS Xã Hội 135 0.9% 1.371 8% 12 ACB 176 1.2% 211 1% 13 MaritimeBank 125 0.8% 103 1% 14 Nam Việt 110 0.7% 20 15 Đông Á 158 1.1% 139 1% 16 Quĩ tín dụng Đu 1 3
17 Quĩ tín dụng Yên Minh 1.1 5
Tổng cộng 14.900 100% 17.379 100%
BIỂU ĐỒ SỐ 2.2: THỊ PHẦN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA CÁC TCTD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước tỉnh Thái Nguyên)
Nhƣ vậy 3 ngân hàng có vốn Nhà Nƣớc chi phối là Ngân hàng Công Thƣơng, Ngân hàng Đầu Tƣ, Ngân hàng Nông Nghiệp chiếm trên 70% thị phần. Về Nguồn vốn huy động, VietinBank Thái Nguyên chiếm 21,9% xếp thứ 2, sau Ngân hàng Nông Nghiệp; Về dƣ nợ cho vay chiếm 19% thị phần, đứng thứ 3 sau Ngân hàng Đầu Tƣ, Ngân hàng Nông Nghiệp.
BIỂU ĐỒ SỐ 2.3: THỊ PHẦN CHO VAY CỦA CÁC TCTD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước tỉnh Thái Nguyên)
Nhóm 3 ngân hàng thƣơng mại Nhà Nƣớc (Ngân hàng Công Thƣơng, Ngân hàng Đầu Tƣ & PT, Ngân hàng Nông Nghiệp và PT Nông Thôn) chiếm gần hết thị phần của hệ thống ngân hàng trên địa bàn là do các ngân hàng này đã tồn tại lâu đời (Từ khi ngân hàng một cấp chuyển sang), cơ sở vật chất khang trang, mạng lƣới rộng khắp, đƣợc sự hỗ trợ từ trụ sở chính với qui mô vốn lớn. Điểm yếu của các Ngân hàng này là đội ngũ cán bộ già cỗi, chất lƣợng dịch vụ yếu kém.
Các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh tuy thị phần còn nhỏ, mới mở Chi nhánh, phòng giao dịch tại Thái Nguyên xong có nhiều điểm mạnh nhƣ:
Bộ máy tổ chức nhỏ gọn, đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻ, nghiệp vụ bán lẻ tốt, công nghệ hiện đại…
Đối tƣợng cạnh tranh chính hiện nay của Ngân hàng Công Thƣơng Thái Nguyên chính là Ngân hàng Đầu Tƣ và PT, Ngân hàng Nông Nghiệp, Ngân hàng TMCP Á Châu ACB. Ngân hàng Nông Nghiệp hiện có mặt ở tất cả các huyện trong tỉnh, nguồn vốn huy động chiếm tới 26,2% thị phần. Đối thủ tiếp theo là Ngân hàng Đầu Tƣ với thị phần cho vay lên tới 22%, chỉ đứng sau AgriBank.
2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
2.2.4.1 Tài sản
Năm 2007 tổng tài sản đạt 1,443 tỷ thì đến năm 2010 là 2,958 tỷ và đến năm 2011 đạt 3,425 tỷ đồng, tăng 37,3% so với 2007. Tổng tài sản tăng chủ yếu là tăng ở các khoản đầu tƣ và cho vay, cụ thể là cho vay.
Năm 2007 cho vay đạt 1,351 tỷ đồng, chiếm 93,6%/ Tổng tài sản. Năm 2010, cho vay nền kinh tế đạt 2,857 tỷ đồng, tăng tuyệt đối 1,506 tỷ, chiếm 96,5%/Tổng tài sản. Năm 2011, dƣ nợ cho vay đạt 3,298 tỷ đồng, tăng 15,4% so với 2010, chiếm 96,2%/Tổng tài sản.
- Các khoản đầu tư và cho vay
+ Các khoản đầu từ (Tiền gửi các TCTD trong nƣớc, cho vay các tổ chức nƣớc ngoài, đầu tƣ vào tín phiếu Nhà Nƣớc và trái phiếu chính phủ): Không phát sinh.
+ Cho vay nền kinh tế: Chủ yếu cho vay bằng các nguồn vốn thông thƣờng. Đối với cho vay tài trợ ủy thác chiếm tỉ trọng thấp, khoảng 0,4%/tổng dƣ nợ.
Cho vay theo đồng tiền: chủ yếu cho vay bằng đồng Việt Nam. Nguyên nhân do địa bàn tỉnh Thái Nguyên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu còn hạn chế. Một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản xong chủ yếu theo đƣờng tiểu ngạch, qui mô nhỏ.
Nhƣ vậy trong tổng tài sản của Chi nhánh, ngoài Nguyên giá tài sản cố định, tiền mặt dự trữ và thanh toán, các khoản lãi, phí phải thu thì Dƣ nợ cho vay nền kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của đơn vị. Điều này cũng nghĩa hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu và truyền thống của Ngân hàng..
BIỂU ĐỒ SỐ 2.4: TÌNH HÌNH TÀI SẢN QUA CÁC NĂM 2007-2011
Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh năm 2007-2011
2.2.4.2 Nguồn vốn
Nhƣ đã nói ở trên trong tổng tài sản có của đơn vị thì chủ yếu là cho vay. Để tài trợ cho hoạt động cho vay, chi nhánh chủ yếu sử dụng từ nguồn vốn huy động tại chỗ.
Năm 2007 tổng nguồn vốn huy động đạt 1,405 tỷ đồng, chiếm 97,3%/ Tổng nguồn vốn. Năm 2010, nguồn vốn huy động đạt 2,847 tỷ đồng, chiếm 96,2%/ Tổng nguồn vốn và đến năm 2011 nguồn vốn huy động đạt 3,256 tỷ đồng, chiếm 95%/ tổng nguồn vốn.
+ Vốn huy động: Chủ yếu từ tiền gửi dân cƣ. Đây là thế mạnh của VietinBank Thái Nguyên bởi đây là nguồn vốn có giá rẻ, ổn định. Tỉ trọng nguồn vốn này chiếm khoảng 80%/tổng nguồn vốn huy động.
Về kỳ hạn huy động chủ yếu là kỳ hạn ngắn (dƣới 12 tháng).
+ Tiền gửi thanh toán: Trung bình chiếm khoảng 10%/tổng nguồn vốn, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp. Đây là nguồn tiền không ổn định, các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, thanh toán tiền hàng hóa luân chuyển qua tài khoản CA của doanh nghiệp.
+ Các khoản vay (Vay của NHNN và các TCTD khác): không phát sinh.
Nhƣ vậy nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm xong không đáp ứng đủ để tài trợ cho hoạt động cho vay của Chi nhánh. Số nguồn tài trợ cho hoạt động cho vay chi nhánh sử dụng từ nguồn vốn điều hòa của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam.
2.2.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Cùng với sự tăng trƣởng về nguồn vốn, dƣ nợ cho vay nền kinh tế, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn đạt kết quả khả quan, đáp ứng đƣợc yêu cầu ban lãnh đạo đề ra. Năm 2007, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 40,5 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân đầu ngƣời đại 337,5 triệu đồng. Năm 2008 lợi nhuận đạt 45,007 tỷ đồng, bình quân đầu ngƣời đạt 360 triệu đồng/ đầu ngƣời. Năm 2010 lợi nhuận đạt 58,2 tỷ đồng và đến năm 2011 lợi nhuận đạt 65,2 tỷ đồng, bình quan đầu ngƣời đạt 435,3 tỷ, cao hơn mức bình quân chung của khu vực.
Tỷ lệ thu dịch vụ/tổng thu nhập tuy tăng đều qua các năm xong còn thấp, chƣa đạt đƣợc mức kỳ vọng. Năm 2007 tỷ lệ này là 9% thì đến năm 2011 là 15% [3]. Nhƣ vậy nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh vẫn từ hoạt động tín dụng.
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Thực hiện % tăng giảm so với 2006 Thực hiện % tăng giảm so với 2007 Thực hiện % tăng giảm so với 2008 Thực hiện % tăng giảm so với 2009 Thực hiện % tăng giảm so với 2010 Tổng N.Vốn huy động Tỷ đồng 1,405 110,9% 1,826 129,9% 2,272 124,4% 2,847 125,3% 3,256 114,3% Tổng dƣ nợ cho vay Tỷ đồng 1,351 118,2% 1,804 133,5% 2,381 131,9% 2,857 119,9% 3,298 115,4% Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dƣ nợ % 0.07 0.44 0.54 0.62 0,72
Lợi nhuận từ HĐKD triệu
đồng 40,572 14,1% 45,007 110,9% 51,256 113,8% 58,254 113,6% 65,295 112,0%
Thu dịch vụ triệu
đồng 6,214 109,7% 7,265 116,9% 8,195 112,8% 10,341 126,1% 12,329 119,2%
Tỉ lệ thu d.vụ/ Tổng thu
nhập % 9 10,6 13 14,2 15
2.2.5 Cơ cấu và chất lƣợng tín dụng
2.2.5.1 Cơ cấu dư nợ
- Dƣ nợ cho vay (theo thời hạn)
BẢNG 2.3: CƠ CẤU DƢ NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY
Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 - Tổng dƣ nợ cho vay, Trong đó: 1,351 1,804 2,381 2,857 3,298 1 Cho vay ngắn hạn 709 1,183 1,754 2,161 2,553
- Cho vay ngắn hạn/tổng dư
nợ (%) 52.4% 65.5% 73.6% 75.6% 77.4%
2 Cho vay trung hạn 288 279 291 327 365
- Cho vay trung hạn/tổng dư
nợ (%) 21.3% 14.4% 12.2% 11.4% 11%
3 Cho vay dài hạn 354 342 336 369 380
- Cho vay dài hạn/tổng dư
nợ (%) 26.2% 18.9% 14.1% 12.9 11.5%
Nguồn: bảng cấn đối vốn kinh doanh các năm 2007-2011
Cho vay trung dài dạn dần đƣợc điều chỉnh giảm theo định hƣớng của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam, phù hợp với giá mua bán vốn (FTP) và định hƣớng phát triển ngành nghề địa phƣơng. Nếu nhƣ năm 2007, tỉ lệ cho vay trung, dài hạn chiếm tới 47,5%/ tổng dƣ nợ cho vay của Chi nhánh thì đến năm 2011 tỉ lệ này là 22,5%. Dƣ nợ cho vay ngắn hạn chủ yếu là cho vay hạn mức và cho vay từng lần, vòng qoay vốn nhanh, đảm bảo kiểm soát rủi ro tốt hơn.
Mặt khác trong cơ cấu tài sản nợ của Chi nhánh, nguồn vốn huy động từ dân cƣ chiếm tỷ trọng lớn nhƣng chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn (chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng, kỳ hạn 3 tháng, kỳ hạn 6 tháng) do đó định hƣớng điều chỉnh giảm dần tỷ lệ cho vay trung dài hạn hoàn toàn phù hợp, đem lại sự ổn định trong hoạt động kinh doanh do tự cân đối đƣợc nguồn và giảm chi phí mua bán vốn cho Chi nhánh.
BIỂU ĐỒ 2.6: CƠ CẤU DƢ NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY
- Dƣ nợ cho vay theo đồng tiền