THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍNDỤNG TẠ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên (Trang 61 - 65)

5. CẤU TRÚC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍNDỤNG TẠ

THÁI NGUYÊN

Hiện nay Ngân hàng TMCP Công Thƣơng chuẩn hóa việc xác định giới hạn tín dụng, cấp và quản lý giới hạn đối với mọi khách hàng thông qua quyết định số 208/QĐ-HĐQT-HĐQT ngày 24/2/2010. Theo quyết định này, định kỳ hàng năm, ngân hàng sẽ cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng. Trong phạm vi giới hạn tín dụng đã cấp và trong thời gian duy trì giới hạn tín dụng, ngân hàng cấp tín dụng chỉ thẩm định phƣơng án/dự án cấp tín dụng cụ thể để cấp tín dụng mà không cần thẩm định lại khách hàng và tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng (trừ trƣờng hợp có sự thay đổi).

Việc cấp tín dụng cho từng món vay cụ thể đƣợc thực hiện theo hai quyết định 221/QĐ-HĐQT-NHCT35 V/v ban hành quy định cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình; 222/QĐ-HĐQT-NHCT35 V/v ban hành quy định cho vay đối với tổ chức kinh tế. Hai quyết định này nêu chi tiết các yêu cầu và chuẩn mực cấp tín dụng cụ thể áp dụng đối với từng đối tƣợng, từng hình thức vay từ giai đoạn tiếp xúc khách hàng, thẩm định, giải ngân và kiểm tra sau khi cho vay.

Bên cạnh đó còn có các hƣớng dẫn liên quan đến việc cấp tín dụng cho khách hàng nhƣ quyết định 1168/QĐ-NHCT23 V/v ban hành quy định thực hiện bảo đảm tiền vay của khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Công Thƣơng; quyết định 2850/QĐ-NHCT35 V/v ban hành quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; 2268/QĐ-NHCT4 ngày 11/10/2010 V/v ban hành quy trình khởi tạo và duy trì hồ sơ thông tin khách hàng trên hệ thống INCAS;...

Nhìn chung các quyết định cơ bản đầy đủ, rõ ràng nội dung tạo chủ động cho Chi Nhánh trong việc xác định danh mục tín dụng phù hợp, góp phần tăng cƣờng quản lý rủi ro đối với khách hàng; từng bƣớc phù hợp thông lệ

quốc tế, với cách thức quản lý trên INCAS cũng nhƣ đáp ứng đƣợc yêu cầu của NHNN về quản lý giới hạn tín dụng nhóm khách hàng liên quan.

BẢNG 2.8: THẨM QUYỀN PHÁN QUYẾT TÍN DỤNG [16]

Giới hạn tín dụng Khoản vay – TCKT K.vay –CN hộ GĐ

Lần đầu tiên quan hệ tín dụng Chƣa TĐRR khi cấp GHCV Khách hàng là TC; CN; Hộ gia đình > =1 tỷ Không có BĐ>= 5 tỷ; Có BĐ >=10 tỷ >= 1,5 tỷ

Đã có quan hệ tín dụng Đã TĐRR khi cấp GHCV

GHTD >= 50% mức PQTD của CN đối với từng loại khách hàng Không BĐ: Max (5 tỷ đ; 30% GHCV); Max (1,5 tỷđ; 30% GHCV) Cấp GHTD cho khách hàng thuộc nhóm KHLQ

Khoản cơ cấu lại nợ trƣớc đó đã đƣợc TĐRR hoặc cơ cấu lại nợ từ lần thứ 3 Thuộc thẩm quyền quyết định của HĐTDCS/ Trình TSC

Do TGĐ quy định từng thời kỳ hoặc cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng yêu cầu

Nguồn: QĐ/208-HĐQT-NHCT3 – Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

2.3.1. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng

Hiện Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam đang hƣớng tới mô hình quản lý rủi ro tín dụng theo mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung. Hiện Chi nhánh Thái Nguyên đã có phòng Quản lý rủi ro và Nợ có vấn đề, với các chức năng chính nhƣ:

- Tham mưu cho giám đốc về công tác QLRRTD;

- Thẩm định RRTD độc lập đối với GHTD KH, DA/PA đề nghị cấp TD; - Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay, TSBĐ;

- Đánh giá, quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Xây dựng định hướng tín dụng hàng năm, trình hội đồng tín dụng cơ sở và Giám đốc Chi nhánh.

- Làm đầu mối xử lý các khoản nợ đã xử lý rủi ro, đầu mối cung cấp thông tin cho các cơ quan ngoại ngành, các đoàn kiểm tra, kiểm toán….

Hàng năm các phòng giao dịch đƣợc Tổng giám đốc ủy quyền cho HĐTD cơ sở; Hội đồng tín dụng cơ sở thống nhất ủy quyền cho Giám đốc Chi nhánh ủy quyền cho trƣởng các phòng giao dịch mức phán quyết của một món tín dụng. Theo đó đối với Chi nhánh Thái Nguyên, Tổng Giám đốc ủy quyền cho HĐTD cơ sở là tối đa 2 tỷ đồng/1 món vay đối với PGD loại I và tối đa 500 triệu đồng đối với PGD loại II. Trong năm 2011, mức ủy quyền đối với trƣởng phòng giao dịch loại I tối đa 1 tỷ đồng/ 1 món tín dụng; Phòng giao dịch loại II tối đa 500 triệu đồng/ món tín dụng, trừ trƣờng hợp là tài sảm bảo đảm có tính thanh khoản cao là sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá phát hành bởi Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam. Đối với phát hành bảo lãnh và mở LC, các phòng giao dịch chỉ có chức năng tập hợp hồ sơ, tƣ vấn và trình bộ phận tài trợ thƣơng mại thuộc phòng Khách hàng phát hành bảo lãnh trên hệ thống Trade Final.[12]

Nhƣ vậy đối với các khoản vay vƣợt mức phán quyết của phòng giao dịch thì phòng giao dịch phải làm tờ trình trình phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề. Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề lập báo cáo thẩm định độc lập, xác định mức cấp tín dụng, trình Ban Giám đốc phê duyệt.

BIỂU ĐỒ 2.9: QUI TRÌNH LUÂN CHUYỂN HỒ SƠ ĐỐI VỚI CÁC TRƢỜNG HỢP PHẢI QUA PHÒNG QLRR & NỢ CÓ VẤN ĐỀ

CBRR nghiên cứu HS, tập hợp vấn đề cần làm rõ

CBRR thẩm định, lập báo cáo TĐRR

Yêu cầu bổ sung, làm rõ thông tin

Yêu cầu bổ sung, làm rõ thông tin P.KH hoàn thiện HS, lập TTTĐ bổ sung (nếu có) P.QLRR chuyển KQ BCTĐRR Cấp thẩm quyền xem xét duyệt tín dụng P. QLRR tiếp nhận kiểm tra HS từ phòng Khách hàng Kiểm soát BCTĐRR

Ngoài ra căn cứ vào mức phán quyết tín dụng hàng năm Tổng giám đốc ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh thì các trƣờng hợp của phòng Khách hàng cũng nhƣ phòng giao dịch nếu vƣợt quá mức phán quyết của Giám đốc Chi nhánh hoặc các trƣờng hợp phải qua Hội đồng tín dụng cơ sở thì phòng Khách hàng/phòng giao dịch phải lập tờ trình, trình phòng quản lý rủi ro và Nợ có vấn đề và trình Hội đồng tín dụng cơ sở xem xét, quyết định cấp/ không cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên (Trang 61 - 65)