5. CẤU TRÚC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.2.1 Nguyên nhân khách quan
- Môi trường pháp lý:
Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật và thực thi pháp luật: Hiện nay Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Dân sự, Luật tố tụng dân sự… và các nhiều luật, các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên việc triển khai còn chậm và nhiều chồng chéo gây khó khăn cho các ngân hàng. Ví dụ theo quy định ngân hàng đƣợc quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, tuy nhiên trong thực tế khi khách hàng đã vi phạm hợp đồng tín dụng thì phần lớn khách hàng không tự nguyện giao tài sản để ngân hàng xử lý. Khi đó không có cơ quan chức năng nào hỗ trợ ngân hàng mà ngân hàng phải kiện ra tòa, thời gian kể từ ngày nhận đơn đến khi thi hành án theo quy định tối đa là 7 tháng đối với vụ án kinh doanh thƣơng mại (bên vay vốn là tổ chức) và 10 tháng đối với vụ án dân sự (bên vay vốn là cá nhân). Tuy nhiên trong thực tế 1 vụ khiếu kiện thông thƣờng mất từ 1 đến 2 năm gây mất thời gian cho ngân hàng trong việc giải quyết nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng và hiệu quả kinh doanh của khoản vay xét về thời gian là không cao.
Bên cạnh đó, sự quá tải ở các tòa án địa phƣơng, cán bộ thực thi pháp luật quan liêu, không xử lý dứt điểm các vụ án phức tạp, sự kháng cự của bên vay vốn… cũng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.
Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chƣa hiệu quả của NHNN: Chức năng thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh các ngân hàng thƣơng mại của NHNN chƣa thật sự đƣợc phát huy. Với số lƣợng các ngân hàng trên địa bàn hiện nay thì trong năm NHNN chỉ thực hiện thanh tra thực tế tại một ít ngân hàng, phần lớn là giám sát từ xa dựa trên báo cáo hàng tháng, quý của các NHTM. Nhƣ vậy, NHNN chƣa ngăn chặn và phòng ngừa các rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng tại các NHTM mà chỉ xử lý vụ kiện đã phát sinh. Thực tế cho thấy nếu có sự thanh kiểm tra thực tế của NHNN thì chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng đó đƣợc cải thiện đáng kể do có sự chuyển biến ý thức của CBTD, của lãnh đạo ngân hàng trong việc chấn chỉnh và khắc phục các kiến nghị của thanh tra NHNN.
+ Thanh tra NHNN hiện nay thiếu về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng chƣa đƣợc nâng cao, phƣơng pháp thanh tra hiện nay chủ yếu theo phƣơng pháp truyền thống chƣa thật sự cải tiến theo hệ thống thông tin của các NHTM. Có những trƣờng hợp 1 dự án cũng 1 chủ đầu tƣ vay ở 2 ngân hàng khác nhau nhƣng không đƣợc NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu đến khi các NHTM chịu tổn thất nặng nề mới can thiệp.
-Hệ thống quản lý thông tin
Thông tin mà các ngân hàng thƣơng mại cập nhật về khách hàng vay vốn hiện nay chủ yếu là từ khách hàng và từ trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC). Bên cạnh những hiệu quả đạt đƣợc, CIC hiện nay chƣa cập nhật đƣợc thông tin nhƣ mong đợi của các ngân hàng, CIC chỉ thể hiện số dƣ nợ và nhóm nợ không thể hiện tình hình tài chính, tài sản đảm bảo… không giúp cho các ngân hàng có nhiều thông tin để gạn lọc khách hàng tốt tránh rủi ro
cho ngân hàng khi đã phát sinh quan hệ tín dụng. Bên cạnh đó, việc các ngân hàng thƣơng mại hiện nay đánh giá xếp loại khách hàng theo nhiều phƣơng pháp khác nhau, có ngân hàng thực hiện theo điều 6 Qđ 493, có ngân hàng thực hiện theo điều 7 do đó kết quả xếp loại cùng 1 khách hàng là khác nhau, điều này CIC không ghi chú rõ ràng đôi khi gây hoang mang cho ngân hàng, phản ứng từ khách hàng…