Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 43)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Vinh nằm ở phía Nam của tỉnh Nghệ An, có toạ độ địa lý từ 18033'- 18041' vĩ độ Bắc, 105049'- 105057' kinh độ Đông, có diện tích tự nhiên 105,01 km2 bao gồm 16 phường và 9 xã. Thành phố Vinh nằm ở vị trí trung độ của vùng Bắc Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía Nam, cách thành phố Huế 367 km và thành phố Đà Nẵng 472 km về phía Bắc. Nằm cách đường Hồ Chí Minh khoảng 20 km về phía Tây, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của hai miền Nam - Bắc. Thành phố Vinh còn là đầu mối giao thông của các Quốc lộ 46, 48, 7, 8 đi các huyện trong tỉnh, ngoại tỉnh và đi Lào, Đông Bắc Thái Lan. Thành phố Vinh có Cảng Bến Thuỷ, Sân bay Vinh, gần các cảng biển: Cửa Lò, Vũng Áng (Hà Tĩnh). Cụ thể:

- Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc; - Phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên;

- Phía Đông giáp huyện Nghi Lộc và tỉnh Hà Tĩnh; - Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh.

Thành phố Vinh nằm ở trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc – Nam. Từ thành phố Vinh có thể đi đến Lào (qua ba cửa khẩu: Cầu Treo, Thanh Thuỷ và Nậm Cắn) và các tỉnh vùng Đông Bắc của Thái Lan. Đến thành phố Vinh cũng xem như đã đến thị xã biển Cửa Lò (15 km); Kim Liên – quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh (20km); Tiên Điền, Nghi Xuân – quê hương của đại thi hào Nguyễn Du (10 km) cùng với các địa danh nổi tiếng khác quanh vùng.

Vị trí địa lý của thành phố là điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển một nền sản xuất hàng hoá có sức cạnh tranh cao, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng liên kết kinh tế trong nước và thế giới.

Hình 1: Bản đồ hành chính thành phố Vinh

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Đất đai thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa Sông Lam và phù sa của biển, có địa hình tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng về phía Đông – Nam, độ cao trung bình từ 3 - 5 m so với mặt nước biển.

2.1.1.3. Về khí hậu

a) Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hằng năm của thành phố Vinh 23 0C – 24 0C . Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,10 0C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ thấp tuyệt đối 400C. Với nền nhiệt độ cao và ổn định đã đảm bảo cho tổng tích nhiệt của thành phố Vinh đạt tới trị số 8.600 - 9.0000C; biên độ chênh lệch giữa ngày và đêm từ 5 – 80 0C; số giờ nắng trung bình năm 1.500- 1.600 giờ.

b) Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm của toàn thành phố Vinh khoảng 2.000 m m, lượng mưa năm lớn nhất (năm 1989) là 3.520 mm, lượng mưa ngày lớn nhất (năm 1931) là 484 mm và tháng mưa nhiều nhất (tháng 10 năm 1989) trên 1.500 mm. Lượng mưa chia làm hai mùa rõ rệt:

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm khoảng 80% - 85% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất tháng 8, 9 có lượng mưa trung bình 200 - 500 mm. Mùa này thường trung với mùa bão, áp thấp nhiệt đới nên dễ gây ra lụt, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống.

- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mưa ít, lượng mưa chiếm khoảng 15 - 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1,2, lượng mưa chỉ khoảng 20 - 60 mm.

c) Độ ẩm không khí:

Độ ẩm không khí hằng năm ở Vinh khá cao, trung bình năm dao động từ 80% - 90%, một số ngày có gió Tây Nam độ ẩm tương đối thấp. Độ ẩm không khí thấp nhất là 15%, độ ẩm không khí cao nhất là 100%.

d) Lượng bốc hơi:

Lượng bốc hơi cả năm trung bình 928 mm. Tháng 7 là tháng có lượng bốc hơi cao nhất 183 mm, tháng 2 có lượng bốc hơi nhỏ nhất 27 mm.

đ) Gió bão:

Vinh là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, hằng năm có một vài cơn bão đổ bộ vào với sức gió trung bình cấp 8 - 10 và có khi đến cấp 12. Bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, gây nhiều hậu quả đến sản xuất và đời sống nhân dân trong Thành phố.

Chế độ gió (hướng gió thịnh hành) ảnh hưởng tới chế độ nhiệt và có sự phân bố rõ theo mùa. Cụ thể:

- Gió mùa Đông Bắc: Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thành phố Vinh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc làm giảm nhiệt độ đột ngột từ 5 - 100C so với ngày thường gây tác động xấu đến sản xuất và đời sống.

- Gió Tây Nam khô nóng: là loại hình thời tiết đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ. Bình quân số ngày có gió Tây Nam ở Vinh là 30 - 40 ngày/năm, thường bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 8, cao điểm là tháng 6, 7. Gió Tây Nam có tốc độ gió lớn

(20 m/s), lại khô và nóng gây ảnh xấu đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân

2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra của Viện Quy hoạch và thiết kế nông

nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì thành phố Vinh có 4 nhóm đất chính, gồm:

- Nhóm đất cát biển: Đất cát có diện tích 1.145 ha, chiếm 10,90% tổng diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã: Hưng Lộc, Nghi Phú. Hàm lượng các chất dinh dưỡng như mùn, đạm, lân đều nghèo. Kali tổng số trung bình ở tất cả các tầng đất, kali dễ tiêu lớp đất mặt trung bình (16,2 mg/100g đất), xuống các tầng dưới Kali dễ tiêu ở mức độ nghèo. Nhìn chung đất cát biển có độ phì nhiêu thấp, song lại thích hợp cho việc trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như rau, khoai, lạc, đỗ, vừng, dâu tằm, …

- Nhóm đất mặn: Đất mặn hình thành ở địa hình vàn, vàn thấp vẫn bị ảnh hưởng

của nguồn nước. Đất mặn có 2 nhóm đất phụ (Đất mặn trung bình và đất mặn ít) có diện tích khoảng 1.252 ha, chiếm 11,92% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Hưng Hoà và một phần ở Hưng Dũng. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng. Đất có phản ứng ít chua (PHKcl > 5,0) hàm lượng cation kiềm trao đổi và dung tích hấp thu CEC trung bình. Hàm lượng mùn, đạm, lân tổng số tầng mặt trung bình. Hiện nay, hầu hết đất mặn được trồng 2 vụ lúa, một phần diện tích đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản.

- Nhóm đất phù sa: Đất phù sa có diện tích 2.857 ha, chiếm 27,20% diện tích tự

nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã: Hưng Đông, Nghi Liên, Nghi Kim, phường Vinh Tân, phường Đông Vĩnh. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng, phản ứng ít chua, hàm lượng mùn tổng số tầng mặt trung bình khá, các tầng dưới thấp; đạm tổng số tầng mặt khá, tầng dưới nghèo; lân tổng số ở các tầng trung bình thấp, kali tổng số từ nghèo đến khá; lân và kali dễ tiêu ở mức độ nghèo. Hiện nay, quỹ đất phù sa đã được sử dụng hết để phát triển các cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 41 ha, chiếm

0,59% diện tích tự nhiên của thành phố Vinh và được phân bố ở phường Trung Đô. Đât xói mòn trơ sỏi đá có phản ứng chua, chất dinh dưỡng nghèo. Đây là loại đất xấu, cần trồng rừng bảo vệ đất, hạn chế xói mòn rửa trôi.

b. Thuỷ văn và nguồn nước: Trên địa bàn thành phố Vinh có 2 con sông chính là sông Lam và sông Cửa Tiền. Ngoài ra, thành phố còn có hệ thống ao, hồ tự nhiên và nhân tạo khá phong phú như hồ Goong, hồ Cửa Nam và các ao, hồ xen kẽ trong các khu dân cư vừa có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sạch cho thành phố vừa tạo cảnh quan đẹp, điều hòa khí hậu, môi trường. Nguồn nước ngầm của thành phố còn dồi dào và chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

Tuy nhiên, do nằm ở vùng hạ lưu nên sông Cửa Tiền chịu ảnh hưởng của mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thuỷ triều. Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn dồn về làm mực nước sông lên cao, dòng sông chảy xiết, đôi khi gặp phải bão, áp thấp nhiệt đới gây nên tình trạng lụt lội.

c. Tài nguyên nhân văn: Ngay từ thời sơ khai của đất nước, Vinh đã là địa bàn

thích hợp cho sự dừng chân và tụ cư của con người. Các nhà khảo cổ học đã chứng minh điều đó bằng các kết quả khai quật và nghiên cứu. Trải qua biến thiên của lịch sử, vị trí của Vinh ngày càng quan trọng hơn vì nó nằm trên con đường thiên lý xuyên Việt trong quá trình mở mang bờ cõi của tổ tiên. Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ - Hoàng đế Quang Trung đã chọn Vinh để xây dựng kinh đô mới và Vinh đã trở thành Phượng Hoàng Trung Đô.

Dưới thời thuộc Pháp, người Pháp đã sớm nhận ra vị trí đắc địa của Vinh và cho xây dựng Vinh thành một trong những đô thị công nghiệp vào loại lớn trong cả nước. Vinh cũng là cái nôi của phong trào yêu nước và cách mạng.

d. Cảnh quan môi trường: Trong những năm qua, vấn đề môi trường đã được

các cấp, các ngành của Thành phố quan tâm thông qua việc xây dựng và triển khai các chương trình dự án về bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quản lý và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, quản lý tốt vỉa hè, hành lang an toàn giao thông, trật tự an toàn giao thông, quy hoạch và trật tự xây dựng đô thị... qua đó đã góp phần cải thiện chất lượng môi trường của thành phố.

Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, môi trường của thành phố vẫn đang bị ô nhiễm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)