Quá trình phát triển ngân sách xã ở Việt Nam

Một phần của tài liệu quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 44 - 46)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1. Quá trình phát triển ngân sách xã ở Việt Nam

Cùng với sự phân cấp quản lý về hành chính là sự phân cấp quản lý ngân sách nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên mọi vùng lãnh thổ. Do vậy, hệ thống chính quyền cấp xã ra đời chính là điều kiện cần thiết để hình thành nên ngân sách xã. Dù ở thời đại nào thì ngân sách xã cũng là công cụ quan trọng đảm bảo điều kiện vật chất cần thiết cho chính quyền cấp xã trong việc duy trì sự tồn tại và triển khai các hoạt động của mình như: giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế ở xã.

Ở Việt Nam, từ thời kỳ nhà nước phong kiến sơ khai, các làng xã đều có lập quỹ riêng (hiện vật, tiền cổ) để có ngân quỹ giải quyết công việc chung, lịch sử đã ghi lại rằng người dân ngoài việc đóng thuế nước, còn phải đóng thuế ở xã như thuế trâu, bò, ngựa, nhà cửa hoặc lao dịch… để lo việc công cho xã. Đến thời kỳ Nhà nước phong kiến độc lập, cùng với sự tồn tại của ngân quỹ triều đình là ngân quỹ của các xã được lập và đều có người chịu trách nhiệm đôn đốc, huy động và trông coi để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu chung. Thời kỳ Khúc Hạo có tri giáp trông coi nhân lực và đánh thuế. Thời kỳ Nhà Lê có xã trưởng. Thời kỳ nhà Trần có quan xã trông coi việc khán thủ và nộp thuế. Thời nhà Nguyễn có Hội đồng kỳ mục với nhiệm vụ lập ngân sách xã. Ở thời kỳ nào công tác ngân sách xã cũng quy định về chức danh, chức năng và nhiệm vụ cũng như lỷ luật tài chính cụ thể.

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, cùng với việc củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước, công tác quản lý ngân sách xã cũng ngày càng được chú trọng. Nhiều chủ trương của Đảng và Nhà nước quy định về ngân sách xã đã ra đời,

nhờ đó ngân sách xã trở thành công cụ quan trọng cung cấp phương tiện vật chất cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc ngày từ khi Chính quyền cách mạng còn mới mẻ. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thực hiện khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả để chiến thắng” xã đã huy động, quyên góp tiền bạc, lương thực nuôi quân. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ngân sách xã càng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Năm 1972, khi chưa có ngân sách cấp huyện, Hội đồng Chính phủ đã có Nghị định số 64 CP ngày 08/04/1972 ban hành điều lệ ngân sách xã; Thông tư số 14-TC/TDT của Bộ Tài chính ra ngày 06/10/1972 hướng dẫn thi hành điều lệ ngân sách xã và Quyết định số 13 TC/TDT ban hành chế độ kế toán ngân sách xã. Các văn bản này đã góp phần cụ thể hóa chế độ quản lý ngân sách xã theo luật lệ thống nhất của Nhà nước, làm cho ngân sách xã trở thành công cụ quan trọng huy động tài lực của và vật lực cho sự nghiệp xây dựng XHCN ở Miền Bắc và chi viện cho chiến trường Miền Nam thống nhất đất nước. Sự phân cấp quản lý thu chi cho xã đã tạo điều kiện cho ngân sách xã khai thác nguồn thu để trang trải các khoản chi tiêu tại chỗ như xây dựng trụ sở, trường học, trạm xá, đường liên thôn, các công trình thủy lợi, văn hóa…

Từ đầu những năm 80, vị trí và vai trò của ngân sách xã được khẳng định trong Nghị quyết số 138 HĐBT ngày 19/11/1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Theo đó NSX được coi là một cấp ngân sách nằm trong hệ thống NSNN bao gồm 4 cấp: NSTW, NS tỉnh, NS huyện và NSX. Nhiều địa phương đã thực hiện tốt công tác lập, chấp hành NSX, kiểm soát được mục đích và khối lượng chi tiêu của chính quyền cấp xã.

Thực hiện đường lối đổi mới, từ năm 1986, Việt Nam thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Do vậy, các cơ chế, chính sách về quản lý NSX trước đây không còn phù hợp nữa. Kết quả tất yếu là phải hình thành một hệ thống chính sách mới, cơ chế mới phù hợp hơn và đáp ứng được yêu cầu về quản lý tài chính, ngân sách trong tình hình mới.

Đảng và Nhà nước ta đã nhận thực rằng: Muốn có được sự ổn định của đất nước thì trước hết phải ổn định từ cấp cơ sở. Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) đã

được kỳ họp Quốc Hội khóa IX thông qua vào ngày 20/03/1996 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1997. Tại kỳ họp thú hai Quốc Hội khóa XI từ ngày 12 tháng 11 đến ngày 16 tháng 12 năm 2002 đã ban hành hệ thống Luật NSNN mới trên cơ sở Luật Ngân sách Nhà nước ban hành năm 1996 có chỉnh lý và bổ sung một số nội dung quan trọng. Việc ra đời Luật NSNN mới đã đánh dấu một bước tiến mới trong trong công tác quản lý, điều hành tài chính, ngân sách của đất nước. Đồng thời khẳng định mạnh mẽ vai trò, vị trí của NSX trong hệ thống NSNN, từ chỗ là một cấp đặc biệt nằm ngoài hệ thống NSNN, thiếu sự quản lý thống nhất trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống NSNN thống nhất và là một công cụ đắc lực giúp chính quyền cấp xã hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội của mình.

Một phần của tài liệu quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 44 - 46)