Các biện pháp hành chính nhằm xây dựng hệ thống quản lý thu NSX

Một phần của tài liệu quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 88 - 94)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2.4. Các biện pháp hành chính nhằm xây dựng hệ thống quản lý thu NSX

Thu và chi ngân sách vốn dĩ là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm. Quản lý một nguồn tài chính công có quy mô lớn liên quan rất nhiều đến vấn đề lợi ích của mọi thành phần kinh tế. Giải quyết các mối quan hệ giữa lợi ích công và lợi ích tư đòi hỏi sự công minh đặc biệt. Tiêu cực, tham nhũng hiện nay vẫn là quốc nạn của hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thực tế tồn tại một quan niệm là quyền lực phải đi đôi với quyền lợi. Chính vì lẽ đó, quản lý ngân sách nếu không có một cơ chế chặt chẽ, một cách thức hợp lý thì không thể tránh khỏi vấn nạn tiêu cực. Trong công tác thu, cần tránh giao quyền quá lớn cho các cá nhân, thực hành một cơ chế quản lý tập thể là rất cần thiết. Mặt khác lại rất cần phân định rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân, và cần cơ chế thưởng phạt công minh.

Có thể nói, lĩnh vực thu ngân sách là một lĩnh vực lớn, bao quát mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội. Biện pháp hành chính nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thu là công việc hết sức phức tạp, vì giữa lý thuyết và thực tế, giữa cơ chế chính sách và kết quả thu còn cách xa nhau. Qua tìm hiểu thực tế có rất nhiều vấn đề phát sinh trong công tác tổ chức, thực hiện thu làm ảnh hưởng kết quả thu NSNN trên địa bàn trong giai đoạn vừa qua. Một số những biện pháp sau đây có thể góp phần khắc phục những tồn tại và mang lại hiệu quả thu cao hơn, thu đúng, thu đủ, thu sát với tiềm năng hơn.

3.2.4.1. Xây dựng bộ máy hành chính thu NSX tinh giản, hiệu quả

Xây dựng đội ngũ quản lý, thực hiện công tác thu NSNN trên địa bàn tinh giản gọn nhẹ, đồng bộ, thống nhất đáp ứng được yêu cầu. Cùng với việc phân cấp thêm nhiệm vụ quản lý thu xuống cấp phường, Thị xã cũng cần có biện pháp tăng cường bộ máy quản lý nhằm đáp ứng được yêu cầu mới như: cơ cấu cán bộ viên chức đủ đáp ứng yêu cầu công việc, trang bị các cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ hiện đại... Đối với những đơn vị giảm trách nhiệm, quyền hạn thu cũng cần biên chế lại, thu gọn bộ máy.

Phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các cấp chính quyền, các đơn vị thu tránh chồng chéo nhằm thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý hành thu đối với từng khoản thu, sắc thuế, từng địa bàn, từng đối tượng nộp thuế: Tận thu các đối tượng nộp thuế, phí, lệ phí trên địa bàn, đảm bảo thu 100% đối tượng nộp thuế có địa điểm cố định; Quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế; Đôn đốc thu nộp và cưỡng chế các khoản nợ thuế. Chủ động triển khai các khoản thu liên quan đến đất đai... (thanh kiểm tra nắm bắt đối tượng sử dụng đất, nắm bắt diện tích đất của các đối tượng thuê đất, điều chỉnh giá đất hợp lý...).

Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy từ Văn phòng Cục đến Chi cục Thuế Thị xã Cửa Lò theo hướng thu hẹp các đầu mối quản lý trực tiếp và các khâu chức năng mang tính phục vụ nội ngành để hình thành và tập trung bổ sung nguồn nhân lực cho các bộ phận chức năng quản lý thuế chủ yếu như tuyên truyền - hỗ trợ, thanh tra - kiểm tra, xử lý tờ khai dữ liệu thuế, quản lý và thu nợ phù hợp với cơ chế tự khai - tự nộp. Trước mắt sẽ tăng cường phân cấp thu trước bạ các loại, thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cho các Chi cục Thuế kết hợp với mở rộng ủy nhiệm thu

phường/xã để thu hẹp, tiến tới giải thể phòng trước bạ, phòng quản lý doanh nghiệp dân doanh; kiện toàn cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng các bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ thanh tra kiểm tra; quy định lại và rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các bộ phận. Mục đích cuối cùng là đảm bảo tổ chức bộ máy thu vừa gọn nhẹ, vừa đầy đủ chức năng, không chồng chéo, trùng lắp.

3.2.4.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính - hiện đại hóa công tác thu NSX

Đẩy mạnh cải cách hành chính - hiện đại hóa ngành thuế. Trên cơ sở kế hoạch chung của toàn ngành, một mặt tiếp tục hoàn thành các chương trình mà ngành Thuế đề ra, mặt khác phải tập trung chuyển đổi phương thức quản lý từ quản lý theo đối tượng nộp thuế sang quản lý theo chức năng với cơ chế tự kê khai - tự nộp thuế. Đó là:

Xây dựng cơ sở dữ liệu đối với đối tượng nộp thuế; Rà soát để mở rộng có chọn lọc các doanh nghiệp có đủ điều kiện đưa vào diện thực hiện cơ chế tự khai - tự nộp thuế, từng bước tiến tới hoàn thành nhiệm vụ này.

Đồng thời phải xây dựng các đề án nghiên cứu nghiêm túc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các cơ sở dữ liệu đó. Vai trò của công nghệ thông tin là đặc biệt quan trọng, quản lý bằng công nghệ thông tin, giảm thiểu sổ sách sẽ giúp nâng cao hiệu quả, công khai minh bạch tránh được tiêu cực. Phải quan tâm nâng cấp chương trình thường xuyên, nhằm tra cứu thông tin kịp thời cho cả đối tượng nộp thuế cũng như cán bộ thu thuế. Nâng cấp, xây dựng trang WEB riêng, trong đó cần công khai nhiều số liệu để phòng ngừa tiêu cực. Để kịp thời nắm bắt tình hình phát triển của các đối tượng nộp thuế, Thị xã phải chú trọng công tác điều tra thị trường, có sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan chuyên môn, các ngành, chính quyền cấp cơ sở.

Thường xuyên đánh giá lại quy trình, thủ tục về thuế để đề xuất, kiến nghị nhà nước sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, tránh gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân nộp thuế. Chú trọng quản lý các vấn đề nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực như thủ tục cấp mã số thuế, mua hóa đơn, hoàn thuế...

Xây dựng cơ chế quản lý “một cửa”, không chồng chéo, không trùng lắp nhằm nâng cao chất lượng thu cũng như hạn chế tiêu cực, tránh phiền hà, nhũng nhiễu các đối tượng nộp thuế. Kiện toàn bộ máy thu trong toàn ngành Thuế, Hải quan... theo hướng giảm số lượng phòng thu.

3.2.4.3. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra

Như trên đã phân tích, trong lĩnh vực thu ngân sách, nạn trốn thuế, gian lận thương mại còn diễn ra khá phổ biến và ngày càng tinh vi. Thị xã Cửa Lò trong thời gian tới cần chú trọng công tác thanh tra kiểm tra việc quản lý thu NSX trên địa bàn. Công tác thanh tra bao gồm thanh tra tại các doanh nghiệp và thanh tra nội bộ ngành. Đối với các DN cần tiến hành thanh tra bất thường, chọn mẫu một số DN trong công tác kê khai, nộp thuế. Thanh tra nội bộ phải được thực hiện quyết liệt, coi đây như phương pháp thúc đẩy quá trình thanh tra các đối tượng nộp thuế.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở thu nhập thông tin, phân tích thông tin và phân loại doanh nghiệp để lựa chọn đúng những đối tượng có hành vi gian lận thuế (trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế) dưới mọi hình thức. Tập trung thanh tra, kiểm tra những doanh nghiệp, hộ có mức độ vi phạm nghiêm trọng, thất thu lớn, nhất là khu vực kinh tế dân doanh, các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn của các đơn vị kinh doanh hóa đơn bất hợp pháp, chiếm đoạt tiền thuế GTGT và trốn thuế TNDN.

3.2.4.4. Tăng cường biện pháp quản lý đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế có xu hướng ngày càng tăng với tốc độ cao. Thực tế kể từ khi có Luật DN năm 1999 cho thấy, số lượng DN đã tăng rất nhanh. Không những thế, đối tượng nộp thuế cũng thường xuyên biến động không ngừng, tăng nhanh về quy mô sản xuất, hoặc nhanh chóng bị giải thể… Bởi vậy, tăng cường biện pháp quản lý đối tượng nộp thuế là biện pháp rất quan trọng.

Thị xã cần thường xuyên theo dõi sát tình hình phát triển kinh tế, xã hội và những nhân tố ảnh hưởng làm tăng, giảm thu ngân sách trên từng địa bàn, từng khoản mục từ đó đề ra các biện pháp chỉ đạo tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, nâng cao kết quả thu NSNN trên địa bàn. Cụ thể, trong thời gian tới, Thị xã cần triển khai các công tác sau:

Phối hợp với các ngành liên quan, tổ chức giám sát chặt chẽ việc đăng ký thuế, kê khai thuế, tình hình nộp thuế trên địa bàn để có những biện pháp kịp thời đôn đốc, xử lý mọi vi phạm pháp luật, đảm bảo thu đầy đủ, kịp thời các nguồn thu phát sinh, các khoản thuế nợ đọng vào NSNN. Mọi hành vi phạm pháp luật thuế cần phải áp dụng các biện pháp xử phạt nghiêm minh theo đúng quy định.

Hiện nay, Thị xã chưa có biện pháp nào hữu hiệu để kiểm soát tình trạng nhiều doanh nghiệp lợi dụng sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh khống để mua và bán hóa đơn nhằm thu lợi bất chính. Tình trạng này vẫn tiếp diễn chừng nào nạn buôn lậu còn diễn ra phổ biến như hiện nay, việc mua hóa đơn để hợp thức hóa các nguồn hàng trôi nổi trên thị trường đã gây thiệt hại nặng nề cho NSNN. Các doanh nghiệp mua được hóa đơn sẽ trốn được thuế TNDN cũng như thuế GTGT, còn các doanh nghiệp bán hóa đơn sau đó sẽ “bùng” gây thất thu NSNN trên địa bàn. Tình trạng này không chỉ diễn ra trên địa bàn Cửa Lò mà là một “vấn nạn xuyên tỉnh”. Để khắc phục, Thị xã cần tăng cường công tác Hải quan tăng cường chống buôn lậu, đồng thời thắt chặt khâu đăng ký kinh doanh, thường xuyên rà soát những đối tượng mới và những đối tượng giải thể, loại bỏ các “công ty ma”.

Để thực hiện tốt công tác quản lý các đối tượng thuế, Thị xã cũng cần tích cực phối hợp với các huyện trong tỉnh và các tỉnh thành khác trong cả nước. Thực tế cho thấy, Thị xã trong nhiều năm qua chưa có những trao đổi, tổng kết, học hỏi kinh nghiệm từ những địa phương khác trong cả nước trong công tác hành thu. Thực tế lĩnh vực thu diễn biến rất phức tạp, kinh nghiệm học hỏi được từ những tỉnh thành sẽ giúp ích cho Cửa Lò rất nhiều. Cần tổ chức tổng kết kinh nghiệm qua những hội thảo, hội nghị chuyên đề về hành thu, về chống trốn thuế, quản lý đối tượng nộp thuế, tuyên truyền công tác thuế… mỗi năm ít nhất một lần.

3.2.4.5. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền thuế

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ tư vấn pháp luật thuế cho cộng đồng xã hội, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nộp thuế theo hướng: Thu thập thông tin về đối tượng nộp thuế, đánh giá, phân loại theo mức độ tuân thủ pháp luật thuế để có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ phù hợp. Đối với các tổ chức, cá nhân chưa hiểu rõ pháp luật thuế phải tăng cường đối thoại, tập huấn chính sách, chế độ và các thủ tục hành chính thuế, giải quyết kịp thời vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật thuế. Đối với đối tượng nộp thuế có dấu hiệu không kê khai thiếu, trốn thuế thì chính quyền địa phương cần chỉ đạo các cơ quan chức năng, cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với cơ quan thuế để tuyên truyền, giải thích về bản chất ý nghĩa tốt đẹp của tiền thuế và trách nhiệm của công dân đối với nghĩa vụ thuế, lên án những hành vi trốn thuế, chiếm đoạt thuế... Tổ

chức hướng dẫn, tập huấn và chỉ đạo thực hiện tốt luật thuế GTGT và Luật thuế TTĐB. Thường xuyên thực hiện thăm dò nhu cầu và tổ chức các lớp tập huấn miễn phí phổ biến về chính sách thuế phù hợp với từng đối tượng. Tổ chức các buổi đối thoại dưới hình thức hội thảo... giải đáp các thắc mắc, lắng nghe các ý kiến đóng góp, nguyện vọng của các đối tượng nộp thuế. Một mặt tuyên truyền công tác thu, mặt khác lắng nghe những đánh giá khách quan để sửa đổi kịp thời khi cần thiết.

Tuyên truyền thuế qua phương tiện thông tin đại chúng, báo đài thường xuyên. Hàng tháng, hàng quý, khi có thay đổi về cơ chế chính sách thuế, cần phải tổ chức phóng sự, viết nhiều bài báo, cũng như có chuyên mục giải đáp về lĩnh vực thuế thường xuyên. Nâng cao nhận thức của người dân, của các chủ thể kinh tế là vô cùng quan trọng. Trốn thuế, buôn lậu, gian lận thuế có thể đến từ các đối tượng hiểu luật mà vẫn cố tình lách luật, hoặc không hiểu luật dẫn đến vi phạm. Công tác tuyền truyền vừa mang tính chất phổ biến luật vừa nhằm tính răn đe đối với các đối tượng nộp thuế.

3.2.4.6. Các biện pháp quản lý con người, phòng chống tiêu cực trong công tác hành thu NSNN trên địa bàn

Các biện pháp về vấn đề con người luôn luôn là quan trọng nhất. Mọi quy định của luật, các cơ chế vận hành, tổ chức bộ máy quản lý công tác thu suy cho cùng vẫn chỉ là lý thuyết. Nó chỉ thực sự đi vào thực tế nếu có sự tham gia của con người. Giải quyết các vấn đề về con người sẽ bao gồm 2 nhóm biện pháp: Biện pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ, và nhóm biện pháp nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, chống quan liêu, tiêu cực trong công tác.

Để nâng cao trình độ của cán bộ thu NSNN trên địa bàn, trước hết phải đi từ khâu tuyển dụng cán bộ. Thị xã cần kiên quyết đãi ngộ người tài, sử dụng người tài, chống nạn “ô dù”, cậy quyền cậy thế. Những cán bộ như vậy vừa không đảm bảo năng lực, vừa cậy quyền thế mà tham ô, tham nhũng rất nguy hại đến quá trình quản lý, vận hành ngân sách.

Việc sử dụng chế độ luân phiên các cán bộ thuế cũng rất đáng lưu tâm, không để cho các cán bộ và các đối tượng nộp thuế có thời gian, điều kiện móc ngoặc nảy sinh tiêu cực. Cản trở lớn nhất khi sử dụng biện pháp này là việc các cán bộ, viên chức nhà nước cần có thời gian làm quen môi trường làm việc mới nên có

thể ảnh hưởng tới hiệu quả công tác. Tuy nhiên, cùng với việc công khai hóa và phổ thông hóa thông tin trong ngành, các cán bộ thuế hoàn toàn có thể đảm đương tốt công việc khi luân chuyển địa bàn công tác.

Tiếp đến phải đầu tư tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ứng xử đối với người nộp thuế, khả năng ứng dụng tin học trong công tác quản lý thu thuế của cán bộ công chức ngành Thuế. Cụ thể:

+ Mở các lớp bồi dưỡng công tác cấp lại mã số thuế. + Tập huấn tin học ứng dụng trong quản lý thuế. + Tập huấn công tác thanh tra.

+ Tập huấn bồi dưỡng thuế.

+ Kiểm tra chất lượng nghiệp vụ thanh tra và quản lý doanh nghiệp đặc biệt là những cán bộ thanh tra, quản lý khu vực ngoài quốc doanh.

Chống tiêu cực trong công tác hành thu là vấn đề nan giải. Tỉnh Nghệ An và thị xã Cửa Lò cần ban hành các quy chế cụ thể quy định trách nhiệm từng cá nhân các cán bộ thu NSNN. Đồng thời kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Thực hiện thanh tra chéo, kiểm tra đánh giá chất lượng công tác thu qua phối hợp với các đối tượng thu, lắng nghe ý kiến đóng góp, phản hồi từ nhiều nguồn thông tin như báo chí, truyền hình, người dân qua đường giây nóng, khiếu nại tố cáo...

Cuối cùng, luận văn cho rằng: Đối với các cán bộ ngành thuế, để khuyến khích mọi người làm việc đúng nguyên tắc, đúng pháp luật, chuyên tâm công tác chuyên môn, Thị xã cũng rất cần cải tổ tiền lương, mở rộng chế độ thưởng nâng cao

Một phần của tài liệu quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)