7. Kết cấu của Luận văn
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng cường nguồn thu ngân sách của Cửa Lò
2.4.1. Nhân tố tăng trưởng kinh tế
Nhân tố đầu tiên tác động đến kết quả thu ngân sách của Thị xã nói chung và NSX nói riêng giai đoạn qua là tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Cửa Lò theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển các thành phần kinh tế đạt hiệu quả cao, đặc biệt là sự vươn lên của khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp. Mức tăng trưởng kinh tế của Thị xã khá cao và tương đối ổn định. Đây là yếu tố cơ bản quyết định đến việc hoàn thành toàn diện và vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách trong giai đoạn 2010 -2012 của Thị xã. Thu ngân sách như bức tranh phản ánh sự phát triển của kinh tế Cửa Lò, sự biến động của các thành phần kinh tế, các sự kiện kinh tế, của giá cả đều được phản ánh vào kết quả thu ngân sách. Tuy nhiên do sự tác động của nhiều nhân tố khác, đặc biệt là cơ chế, chính sách thu, và thực hiện thu nên sự tương quan giữa phát triển kinh tế Thị xã và tăng thu NSNN trên địa bàn không thật sự đồng nhất. Dù vậy, nền kinh tế chính là nguồn thu của ngân sách, sự phát triển kinh tế ở tốc độ cao như 3 năm qua đã tạo tiềm năng thu lớn, là điều kiện thuận lợi phát triển nguồn thu cho ngân sách nhà nước trên địa bàn.
Mức tăng trưởng kinh tế khá cao của Cửa Lò cùng với những điều kiện thế mạnh khác của một nền kinh tế có nhiều yếu tố mở, dịch vụ và du lịch phát triển mạnh đã mang lại tiềm năng lớn cho thu ngân sách trên địa bàn.
tố tăng trưởng kinh tế với hai đặc điểm nổi bật: thứ nhất, nền kinh tế Thị xã phát triển với mức tăng trưởng cao, tạo tiềm năng thu lớn cho NSNN trên địa bàn; thứ hai, thực trạng thu NSNN ở Cửa Lò còn chưa tương xứng với tiềm năng, cần tích cực khai thác trong thời gian tới nhằm huy động tối đa nguồn tài lực phát triển Cửa Lò nói riêng, toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
2.4.2. Nhân tố cơ chế, chính sách
Cơ chế chính sách (bao gồm hệ thống thuế, các quy định về tổ chức bộ máy thực hiện công tác thu, quy định liên quan đến lĩnh vực thu...) có những thay đổi là nguyên nhân gây nên sự biến động lớn tới thu NS Thị xã trong thời gian qua. Nhân tố này có xu hướng ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ để huy động nguồn tài chính hiệu quả, cũng như là căn cứ triển khai công tác thu.
Chính sách thuế có những đổi mới theo hướng giảm số lượng và mức thuế suất, mở rộng diện ưu đãi thuế để khuyến khích phát triển sản xuất, ổn định chính sách tài chính, tiền tệ... đáp yêu cầu, minh bạch, tạo môi trường bình đẳng trong cạnh tranh, chính sách thuế của Việt Nam ngày càng tiến dần tới chuẩn mực quốc tế và tương thích với vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế, góp phần vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần tăng thu cho NSNN. Chính sách thuế đã góp phần tích cực vào việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu của Cửa Lò, đảm bảo các khoản chi lớn như cải cách tiền lương, chính sách xã hội...
Chính sách thuế cũng ngày càng trở nên rõ ràng, đơn giản, hệ thống chính sách thuế - phí đã đề cao trách nhiệm của đối tượng nộp thuế, mạnh dạn phân cấp cho cơ quan quản lý thu, sửa đổi nhiều thủ tục, quy trình, bãi bỏ và giảm nhiều mức thu phí. Kỷ cương, trật tự trong quản lý phí lệ phí được lập lại, giảm bớt chi phí đầu vào cho sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế.
Tỉnh Nghệ An nói cũng đã có nhiều chính sách khai thác nguồn thu hiệu quả. Việc phân cấp các đối tượng thu nộp ngân sách về địa bàn Thị xã như ủy quyền thu lệ phí trước bạ, các khoản thu từ nhà và đất; đặc biệt là việc phân cấp thu từ khu vực sản xuất đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Cục Thuế đã áp dụng ủy nhiệm thu thuế trên địa bàn phường, xã.
Cơ chế thanh tra, kiểm tra cũng được quan tâm chú trọng. Thị xã áp dụng phương pháp ủy nhiệm thu, phân cấp nguồn thu; cũng như tích cực khuyến khích các doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế. Nhờ đó, cơ quan thuế đã có đủ thời gian, năng lực để thực hiện tốt công tác thanh tra kiểm tra, khai thác, truy một số lượng lượng tiền lớn cho ngân sách.
UBND Tỉnh cũng đã ban hành các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất, cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa”... tạo hành lang pháp lý thuận lợi, góp phần mang lại kết quả thu NSNN trên địa bàn khá ổn định trong giai đoạn vừa qua.
2.4.3. Nhân tố tổ chức thực hiện thu
Trong 3 năm qua, tổ chức thực hiện thu của Thị xã đã mang lại hiệu quả khá tốt, số thu hoàn thành và vượt mức dự toán, đạt tốc độ tăng cao. Mặc dù vậy, công tác tổ chức thu vẫn còn nhiều bất cập và là nguyên nhân gây ra tình trạng thất thu thuế, trốn thuế, gian lận thuế vẫn còn phổ biến. Đánh giá nhân tố tổ chức thực hiện thu, có thể xem xét trên các nhóm khía cạnh sau đây:
- Về bộ máy quản lý tổ chức thực hiện thu, về tính gọn nhẹ và hợp lý của nó. Đầu tiên phải khẳng định bộ máy tổ chức thu NSNN là một bộ máy tổ chức có khoa học, gồm nhiều cấp, nhiều cơ quan chuyên môn. Là sự thống nhất từ chính quyền Thị xã đến các xã/phường. Đồng thời là sự kết hợp của các cơ quan chuyên môn như kho bạc, Cục và Chi cục ngành thuế, các phòng các sở… Nhưng cũng chính từ hệ thống quản lý đồ sộ ấy, đã xuất hiện sự cồng kềnh cản trở việc hành thu của Thị xã trong thời gian qua, đồng thời cũng lại bộc lộ sự yếu kém về lực lượng trong nhiều bộ phận khác.
Thủ tục hành chính còn rườm rà đã làm giảm tính hiệu quả công tác thu. Mặc dù vậy, những năm qua cùng với phong trào trong cả nước, Cửa Lò đã có nhiều nỗ lực cải cách hành chính đáng khích lệ theo hướng “một cửa”.
- Về việc đảm bảo thống nhất, tập trung dân chủ, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa giới, phát huy tính sáng tạo, chủ động trong công tác hành thu ngân sách. Thị xã trong giai đoạn qua đã thực hiện phân cấp căn cứ vào nguồn lực tại chỗ đã tạo được thế chủ động cho các địa phương. Phân cấp nguồn thu cũng đã hài hòa với phân cấp quản lý kinh tế xã hội.
Những nguồn thu phát sinh từ kinh tế địa phương có liên quan trực tiếp với chức năng quản lý của cấp phường, với lợi ích trực tiếp của dân như thuế tài nguyên, thuế trước bạ nhà đất, thuế sử dụng đất, thuế tiêu thụ đặc biệt mặt hàng sản xuất trong nước đã tăng cao trong những năm qua.
Tuy nhiên, trong phân cấp quản lý thu của Cửa Lò vẫn còn một số hạn chế: ví dự như sự chênh lệch giữa các phường giàu, nghèo, các phường có thể và cần đầu tư nâng cấp… chưa được tính đến một cách thích đáng dẫn đến còn lãng phí nguồn tài lực, nơi cần không có, nơi có thì sử dụng sai mục đích…
- Về tính hiệu quả của bộ máy hành thu: Những năm qua, mặc dù rất nỗ lực, Cửa Lò vẫn phải đối diện với một thực tế là nạn trốn thuế và gian lận thương mại còn khá phổ biến, gây thất thu lớn cho NSNN. Thủ đoạn gian lận thì ngày càng tinh vi, số đối tượng quản lý lại ngày càng gia tăng với tốc độ chóng mặt. Thực tế chưa có một điều tra chính thức nào về một tỷ lệ % thất thu NSNN hàng năm, song có thể khẳng định, con số này không hề nhỏ.
Các hình thức trốn thuế là rất đa dạng và trong công tác hành thu còn nhiều hạn chế chưa theo kịp thực tiễn. Gian lận thuế VAT do trong quy trình tự kê khai, tự tính thuế còn có những kẽ hở, cơ chế quản lý hóa đơn chưa chặt chẽ. Chưa quản lý được hiện tượng mua bán hóa đơn của những “công ty ma”, cơ chế thông thoáng của Luật Doanh nghiệp không được quản lý một cách hiệu quả dẫn đến nhiều công ty thành lập chỉ để bán hóa đơn, sau đó giải thể trốn tránh pháp luật. không kiểm soát được giao dịch phi hóa đơn trên thị trường, gây thất thoát thuế GTGT. Công tác hành thu thuế yếu kém ở nhiều khâu dẫn tới thất thoát ngân sách nhà nước khi thực hiện hoàn thuế GTGT...
Nhìn chung, quản lý, điều tra thị trường còn lỏng lẻo, công tác thanh kiểm tra còn ít nên không thu không sát sao với tình hình thực tiễn. Thêm vào đó, việc xử lý các vi phạm còn dừng lại ở mức độ hành chính, chưa đủ sức răn đe, cũng như xuất hiện nhiều tiêu cực trong xử lý vi phạm cũng làm giảm tính hiệu quả cần có. Nạn buôn lậu cũng khó kiểm soát triệt để. Các đối tượng nộp thuế còn bỏ sót nhiều cũng làm thất thoát NSNN.
- Vấn đề kỹ thuật, công nghệ, phương tiện thông tin… phục vụ cho công tác thu là hết sức quan trọng. Thu NSNN là một lĩnh vực quản lý hết sức phức tạp, lại
phải đối diện với những đối tượng hoạt động kinh tế nhạy bén, có trình độ tiếp thu công nghệ cao, mánh khóe gian lận được ngụy trang bằng khoa học công nghệ và nhiều thủ đoạn tinh vi khác. Trong quá trình tác nghiệp các cơ quan chức năng cần phải đổi mới không ngừng, nâng cao trình độ quản lý. Nhưng nhìn chung, trong thời gian qua, về công nghệ trong quản lý thực hiện thu ngân sách còn chưa đáp ứng yêu cầu. Thường xuyên các cơ quan chuyên môn không có đủ phương tiện để nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động kinh doanh của các đối tượng nộp NSNN. Bản thân sự trao đổi thông tin của các cơ quan thuế với nhau, và với cộng đồng còn yếu kém. Do vậy, hiệu quả công tác thành kiểm tra, phối hợp tác nghiệp còn nhiều hạn chế.
- Cuối cùng, đánh giá nhân tố tổ chức hành thu không thể không nhìn nhận khía cạnh con người. Xét về khía cạnh năng lực, yêu cầu cần đào tạo nâng cao trình độ là tất yếu. Về khía cạnh đạo đức, các cán bộ, nhân viên nhà nước hoạt động trong lĩnh vực ngân sách luôn đứng trước thách thức cám dỗ của đồng tiền. Tuy cũng không có một điều tra, một số liệu thống kê nào, nhưng có thể khẳng định, hiện tượng cán bộ tha hóa biến chất, tham ô, móc ngoặc với đối tượng nộp thuế để kiếm lợi riêng không phải quá hiếm. Đây cũng là một vấn đề nhức nhối, cần được quan tâm giải quyết.
Mặc dù còn nhiều hạn chế như vậy nhưng nhìn chung giai đoạn 2010 đến 2012 thị xã Cửa Lò đã chỉ đạo các cơ quan ban ngành thực hiện khá tốt công tác hành thu, mang lại số thu cao đáp ứng nhu cầu chi tiêu.
2.5. Đánh giá chung
2.5.1. Những kết quả đạt được
Với việc ban hành, thực hiện một loạt các biện pháp, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích thu hút nguồn thu ngân sách kèm theo đó là các biện pháp cải tiến công tác hành thu, đẩy mạnh thực hiện việc các đối tượng tự đăng ký, kê khai, nộp thuế tại kho bạc, cải cách hành chính trong thu nộp thuế, thủ tục hải quan, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu, trốn lậu thuế...dẫn tới số tổng thu ngân sách trên địa bàn Thị xã nói chung và tổng thu NSX trong những năm qua liên tục tăng trưởng mức cao.
Thông qua cơ chế phân công, phân cấp và quản lý điều hành ngân sách đã từng bước thúc đẩy tính chủ động của chính quyền địa phương các cấp và các đơn vị thụ hưởng trong quá trình quản lý ngân sách hướng vào việc huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính một cách tiết kiệm, hiệu quả, tập trung nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc phân định rõ ràng nguồn thu, nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn cho từng cấp chính quyền đã tạo nên sự phối hợp tương đối nhịp nhàng giữa các cơ quan chính quyền nhà nước trong quản lý điều hành ngân sách. Hầu hết các phường trong những năm qua đều hoàn thành vượt mức chi tiêu phấn đấu thu ngân sách do HDND Thị, HĐND phường giao, nên ngân sách Thị xã có thêm nguồn đễ xử lý các nhu cầu cấp thiết tại Thị và có thêm nguồn để đầu tư phát triển thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn các phường.
Công tác quản lý NSX trên địa bàn cũng đạt được nhiều kết quả nhất định. Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi theo luật NSNN đã tạo điều kiện cho các phường tích cực khai thác nguồn thu, chủ động chi tiêu; công tác lập, chấp hành quyết toán chi đã dần dần được thục hiện theo Luật NSNN; công tác quản lý điều hành ngân sách phường đang dần dần đi vào nề nếp; công tác tổ chức tài chính - ngân sách xã bước đầu được kiện toàn và củng cố, các địa phương đã chú ý tới công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ kế toán ngân sách phường, nhờ đó trình độ kế toán ngân sách phường đã tăng lên nhiều so với trước đây.
Công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn đã góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế trong xã hội, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN cấp Thị và cấp phường.
Ngành Tài chính (bao gồm các cơ quan tài chính, thuế, Kho bạc Nhà nước) đã tập trung thực hiện công tác cải cách hành chính như: Thực hiện cơ chế "một cửa", hoàn thiện các quy trình quản lý thuế, quy trình tự kê khai, tự nộp thuế, quy trình xử lý kinh phí đột xuất và kiểm soát chi, thẩm định giá, đền bù GPMB,... theo hướng công khai, minh bạch, gọn nhẹ. Qua công tác này đã nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức; tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho các cơ quan, đơn vị và công dân.
Tóm lại, giai đoạn 2010-2012 cơ chế quản lý thu NSX trên địa bàn Thị xã Cửa Lò đã có những bước chuyển biến tích cực đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thu, chi ngân sách cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các phường, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng, an ninh địa phương.
Có được những kết quả trên la do lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đã thực sự quan tâm tới công tác quản lý ngân sách. Đã tập trung chỉ đạo thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xác định được vai trò của thu ngân sách xã trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, HĐND – UBND các phường không những quan tâm chỉ đạo công tác thu mà còn chỉ đạo các ngành, các cấp coi nhiệm vụ thu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Chủ tịch UBND Thị xã đã ban hành các chỉ thị về triển khai thực hiện các giải pháp khai thác nguồn thu, tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại. UBND các phường đã tổ chức các buổi toạ đàm với các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh nhằm tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong SXKD để có biện pháp chỉ đạo, tháo gỡ và đề xuất gải pháp khắc