7. Kết cấu của Luận văn
1.4. Nội dung quản lý thu ngân sách xã
1.4.1. Nguồn thu của ngân sách xã
Nguồn thu của NS xã do Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh quyết định phân cấp trong phạm vi nguồn thu NS địa phương được hưởng, bao gồm các khoản thu 100% xã được hưởng, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % với NS cấp trên và thu bổ sung từ NS cấp trên.
* Các khoản thu ngân sách xã hưởng một trăm phần trăm (100%):
Là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển. Căn cứ quy mô nguồn thu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ cân đối cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, khi phân cấp nguồn thu, HĐND cấp tỉnh xem xét dành cho NS xã hưởng 100% các khoản thu dưới đây:
- Các khoản phí, lệ phí thu vào NS xã theo quy định.
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NSNN theo chế độ quy định;
- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý;
- Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: Các khoản huy động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào NS xã quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác;
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếp cho NS xã theo chế độ quy định;
- Thu kết dư NS xã năm trước;
- Các khoản thu khác của NSX : Thu bán, thanh lý tài sản, thu hồi các khoản chi năm trước (trừ các đơn vị sự nghiệp thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ) do các đơn vị cấp Phường quản lý nộp.
* Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên:
Đây là các khoản thu chủ yếu do ngành thuế đảm nhận nhưng NS xã được hưởng một phần điều tiết quy định nhằm gắn trách nhiệm của chính quyền cấp xã vào quá trình quản lý, thu nộp trên địa bàn xã, phấn đấu tăng thu đồng thời bổ sung nguồn thu thường xuyên cho xã đáp ứng nhu cầu chi ngày càng cao của xã. Các khoản thu này bao gồm:
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. - Thuế nhà, đất .
- Tiền sử dụng đất. - Thuế môn bài
- Lệ phí trước bạ nhà, đất.
- Thuế GTGT, thuế TNDN, thu khác của CTN-DV-NQD thuộc hộ cá thể và thuộc doang nghiệp.
- Các khoản thu phân chia khác.
Đối với Thị xã Cửa lò các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách xã với ngân sách cấpThị được quy định tại Quyết định số 68/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Nghệ An như sau
a, Thuế GTGT, thuế TNDN, thu khác của CTN-DV-NQD thuộc hộ cá thể và thuộc doang nghiệp:
- Đối với các hộ cá thể sản xuất kinh doanh : + Thị hưởng: 50% .
+ Phường: 50%
- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: + Ngân sách tỉnh: 20%
+ Ngân sách cấp Thị: 80% b, Thu tiền sử dụng đất:
- Đối với thu tiền sử dụng đất khi nhà nước đấu giá giao đất ở cho cá nhân, hộ gia đình:
+ Ngân sách tỉnh:30% + Ngân sách cấp thị: 55% + Ngân sách phường: 15%
c, Lệ phí trước bạ nhà đất, thuế sử sụng đất phi nông nghiệp, môn bài cá thể NQD: - Đối với lệ phí trước bạ nhà đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: + Ngân sách cấp phường: 70%.
+ Ngân sách cấp Thị: 30%.
- Đối với lệ phí trước bạ (Không kể lệ phí trước bạ nhà đất): Ngân sách cấp thị 60%, Tỉnh 40%
* Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã:
Thu bổ sung từ NS cấp trên cho NS xã gồm:
- Thu bổ sung để cân đối NS là mức chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung cân đối này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định NS và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm hàng năm được tăng thêm một phần theo tỷ lệ trượt giá và tốc độ tăng trưởng kinh tế do UBND tỉnh quy đinh.
- Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể. Tuỳ theo khả năng của NS và chủ trương chung của tỉnh, của huyện.
Quản lý, nuôi dưỡng, khai thác và tập trung đầy đủ mọi nguồn thu quy định vào NSNN sẽ góp phần làm cho tài chính NS xã lớn mạnh, quy mô NS tăng. Đó là
một trong những nhiệm vụ không hề đơn giản đối với mỗi cấp chính quyền cơ sở. Đi liền với nhiệm vụ đó thì việc làm thế nào để sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn vốn NS, đảm bảo mọi khoản chi tiêu được quản lý chặt chẽ, không để sảy ra lãnh phí thất thoát cũng là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong quản lý NS xã.
1.4.2. Lập dự toán thu ngân sách xã
Lập dự toán thu NSX là quá trình phân tích, đánh giá tổng hợp, dự toán nhằm xác lập các chỉ tiêu thu ngân sách xã dự kiến có thể đạt được trong năm kế hoạch; xác lập các biện pháp chủ yếu về kinh tế, tài chính, hành chính để đảm bảo thực hiện tốt nhất các chỉ tiêu thu.
- Trong một chu trình ngân sách, cùng với lập dự toán chi thì lập dự toán thu ngân sách xã được coi là khâu mở đầu có tầm quan trọng đặc biệt; đồng thời cũng là khâu công việc bắt buộc phải thực hiện trong công tác quản lý ngân sách xã. Sỡ dĩ phải lập dự toán thu là vì một số lý do sau:
+ Một trong những nguyên tắc quản lý NSNN là theo dự toán. Nghĩa là phải định liệu trước khả năng thu có thể phát sinh cho thời gian hoạt động là 1 năm của chính quyền xã, đảm bảo cho chính quyền cấp xã có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn.
+ Ngân sách là phương tiện vật chất chủ yếu đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước cấp xã, sự tồn tại hoạt động của nhà nước cấp xã lại dựa trên cơ sở các khoản thu huy động trong dân cư trên địa bàn xã. Theo một nguyên tắc tài chính bất di bất dịch: Có thu mới có chi. Trong khi, chi ngân sách nói chung và NSX nói riêng lại không phải lúc nào cũng đồng nhất về mặt thời gian để có thể thực hiện có thu mới có chi; có lúc có thu nhưng chưa phát sinh nhu cầu chi và ngược lại. Do vậy phải có kế hoạch về các khoản thu, từ đó chủ động bố trí cho các nhu cầu chi.
- Lập dự toán thu NSX được dựa vào một số căn cứ sau đây:
+ Các nhiệm vụ phát triển KTXH, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của xã;
+ Chính sách chế độ thu NSNN, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã tỷ lệ phân chia nguồn thu do HĐND cấp tỉnh quy định;
+ Tình hình thực hiện dự toán thu NSX các tháng đầu năm hiện hành và ước thực hiện dự toán thu NSX các tháng cuối năm hiện hành. Trong thực tế, có thể căn cứ vào tình hình thu NSX các năm trước liền kề để có thể phát hiện ra tính quy luật các khoản thu ngân sách.
Dự toán thu NSX phản ánh tổng hợp các khả năng thu ngân sách của chính quyền xấp xã, nhằm đảm bảo đầy đủ kịp thời phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của chính quyền xã.
- Trong khâu lập dự toán thu NSX cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau: + Phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản thu dự kiến phát sinh năm kế hoạch theo đúng tiến độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước. Điều này có nghĩa là: khi lập dự toán thu ngân sách xã đòi hỏi người lập phải tính toán đầy đủ các khả năng thu NSX, có tính đến khả năng khai thác nguồn thu tiềm năng của xã.
+ Phải lập dự toán thu ngân sách xã theo đúng các mẫu biểu quy định, đúng thời gian, đúng mục lục NSX, gửi kịp thời gian cho các cơ quan chức năng của Nhà nước xét duyệt, tổng hợp.
- Ở Việt Nam hiện nay, lập dự toán thu NSX được tiến hành theo các bước sau: + Ban tài chính xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế (nếu có) tính toán các khoản thu ngân sách nhà nước dự kiến phát sinh trên địa bàn xã (trong phạm vi phân cấp cho xã quản lý).
+ Ban Tài chính xã lập dự toán thu NSX trình UBND, báo cáo thường trực HĐND xã để xem xét gửi UBND và Phòng Tài chính cấp huyện. Thời gian báo cáo dự toán thu NSX do UBND cấp tỉnh quyết định.
+ HĐND cấp tỉnh quyết định ngân sách tỉnh trước ngày 10/12 năm trước, HDND cấp huyện quyết định ngân sách huyện trước ngày 20/12 năm trước. Căn cứ nhiệm vụ thu do UBND huyện giao, UBND xã hoàn chỉnh trước dự toán thu ngân xã trình HĐND xã quyết định trước ngày 31/12 năm trước.
+ Dự toán thu NSX sau khi được HĐND xã quyết định, UBND xã báo cáo với UBND cấp huyện và Phòng Tài chính cấp huyện; đồng thời báo cáo công khai dự toán ngân sách xã theo chế độ công khai tài chính và ngân sách do Thủ Tướng chính phủ quy định.
1.4.3. Chấp hành thu ngân sách xã
Chấp hành thu NSX là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp về kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu đã được ghi trong dự toán thu trở thành hiện thực.
Mục tiêu của việc chấp hành thu NSX là biến các chỉ tiêu thu ngân sách từ khả năng, dự kiến thành hiện thực.
Xét trong một chu trình thu NSX thì chấp hành thu ngân sách có ý nghĩa quyết định. Khi kết thúc lập dự toán thu mới chỉ xác định được các chỉ tiêu thu và mức độ của mỗi chỉ tiêu mong muốn đạt được trong kỳ kế hoạch. Còn đạt được các chỉ tiêu đó ở mức độ nào lại phụ thuộc vào diễn biến tình hình KTXH của năm ngân sách và hiệu quả của các biện pháp tổ chức, quản lý thu, sự năng động của Ban tài chính xã trong việc thu ngân sách. Mặt khác, khâu quyết toán thu ngân sách và tính hữu dụng của các biện pháp đã được áp dụng trong quản lý để rút kinh nghiệm. Đồng thời, báo cáo với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kết quả chấp hành thu ngân sách.
Việc tổ chức chấp hành thu NSX được dựa trên các căn cứ sau:
- Các văn bản pháp luật hiện hành như: Luật NSNN, luật thuế, pháp lệnh phí và lệ phí, các văn bản dưới luật về thu NSNN.
- Kế hoạch phát triển KTXH và kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã.
- Các chính sách chế độ, các định mức thu nộp ngân sách của Nhà nước hiện hành. Chấp hành thu NSX được biểu hiện cụ thể qua các nội dung sau:
Một là, dựa trên các chính sách thu NSNN hiện hành; các chỉ tiêu thu nộp đã được duyệt trong dự toán năm, mà trực tiếp là dự toán tháng, quý để tổ chức chấp hành thu NSX sao cho vừa đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thu được giao lại vừa thực hiện nghiêm túc các chính sách thu ngân của Nhà nước.
- Thông qua quá trình động viên tập trung nguồn thu mà thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế, tài chính trên địa bàn nhằm điều chỉnh các hoạt động này theo đúng chủ trương của Nhà nước. Đồng thời, phát hiện và bồi dưỡng những ngành nghề, những cơ sở có nhiều tiêm năng phát triển để vừa thúc đẩy sự phát triển KTXH vừa bồi dưỡng nguồn thu cho NSX.
- Với mỗi khoản thu thực tế phát sinh trên địa bàn luôn phải đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN.
- Các khoản thu của NSX đều phải được ghi vào tài khoản NSX tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch.
Hai là, quy trình tổ chức quản lý thu thuế phát sinh trên địa bàn xã:
- Các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế phải kê khai đầy đủ các khoản phải nộp theo đúng chính sách thuế hiện hành và theo sự hướng dẫn của cơ quan thuế.
- Căn cứ vào tờ khai thuế và các khoản phải nộp của các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách, cơ quan thuế phải kiểm tra, xác nhận số thuế phải nộp cho mỗi hộ và ra thông báo nộp thuế.
- Nhận được thông báo nộp thuế, các tổ chức, cá nhân phải thực hiện nộp thuế ngay vào Kho bạc nhà nước. Trong những trường hợp đặc biệt có thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế qua đội thuế xã hoặc người được ủy nhiệm thu, nếu được phép của UBND tỉnh.
- Cơ quan thuế cần phải công khai hóa số thuế mỗi hộ đã nộp hàng tháng nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân trong kiểm tra giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ thu nộp thuế.
- Cán bộ quản lý thuế xã được quyền kiểm tra, kiến nghị xử phạt hoặc kiến nghị giải quyết các khiếu nại về thu nộp thuế đối với từng hộ nộp thuế sau khi đã được chi cục trưởng Chi cục thuế huyện ủy quyền.
- Các tổ chức, cá nhân nộp thuế có quyền khiếu nại về nộp NSNN nếu cơ quan thu ra thông báo thu và xử lý thu không đúng chế độ.
Ba là, phương thức tổ chức quản lý các khoản thu NSX được hưởng 100% và do Ban tài chính xã trực tiếp thu:
- Căn cứ vào dự toán thu theo tháng, quý đã báo cáo Chủ tịch UBND xã, trước khi đến thời điểm huy động Ban tài chính xã báo cáo lại UBND xã, đồng thời thông báo rộng rãi, công khai cho các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế chuẩn bị sẵn sang thực hiện nghĩa vụ nộp của mình.
- Căn cứ vào đặc điểm hình thành nguồn thu của mỗi khoản thu, Ban tài chính xã lựa chọn thời điểm huy động cho phù hợp.
điểm thu nộp cho phù hợp. Nếu vi phạm phát sinh của một khoản thu nào đó rộng thì cần sử dụng thêm lực lượng ủy nhiệm thu.
- Về nguyên tắc các khoản thu do Ban tài chính xã tổ chức thu cũng phải nộp kịp thời vào Kho bạc nhà nước. Kho bạc nhà nước ghi thu cho NSX 100% và phản ánh tăng trên tài khoản quỹ ngân sách xã tại Kho bạc. Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay khi nguồn thu NSX còn nhỏ, phân tán; khả năng phục vụ của Kho bạc nhà nước còn nhiều hạn chế, Bộ Tài chính cho phép xử lý đối với các khoản thu này như sau:
+ Đối với các xã gần Kho bạc nhà nước nơi giao dịch, sau khi thu được tiền từ các khoản mà NSX được hưởng tới 100% phải nộp ngay tiền thu vào Kho bạc nhà nước.
+ Đối với các xã ở xa Kho bạc nhà nước, điều kiện đi lại khó khăn được giữ lại số tiền đã thu để chi. Định kỳ (10 ngày, 20 ngày hoặc 1 tháng) làm thủ tục ghi thu và ghi chi vào NSX tại Kho bạc nhà nước. Trường hợp có thu đột xuất lớn và