Giải pháp nâng cao năng lực quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần pymepharco (Trang 87 - 116)

chất lượng sản phẩm.

- Đa dạng hóa sản phẩm, chủng loại: Đa dạng hóa sản phẩm thực chất là mở rộng danh mục sản phẩm của Công ty cổ phần Pymepharco, qua đó gắn liền với quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản phẩm thích ứng với sự biến động của thị trường. Cần mở rộng chủng loại bằng việc bổ sung những mặt hàng mới như nhóm thuốc kháng sinh; nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt và nhóm thuốc tim mạch,…

- Đa dạng hóa sức hấp dẫn của bao bì sản phẩm: Vai trò của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh và nhất quán. Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và giới thiệu sản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng và việc quyết định lựa chọn mua hàng của họ. Chính vì vậy Công ty muốn bán được nhiều hàng hoá hơn nhất thiết phải chú trọng đến việc thiết kế bao bì, hộp đựng sản phẩm đẹp, mang tính chuyên nghiệp và đảm bảo không rò rỉ, có độ chịu đựng cơ học cho việc cầm lấy hay vận chuyển, không bị biến đổi hay biến dạng khi tiếp xúc với thuốc và mặt khác phải bảo vệ được sản phẩm thuốc khỏi tác dụng của ánh sáng, độ ẩm, sự oxy hóa, tránh bể vỡ,…

3.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực của Công ty Công ty

- Nâng cao trình độ đội ngũ và năng lực quản lý: Lựa chọn mô hình tổ chức quản lý phù hợp nhằm phát huy được các vai trò của các bộ phận trong Công ty, mở rộng khả năng hợp tác với bên ngoài, nâng cao khả năng huy động các nguồn lực. Để nâng cao trình độ và năng lực quản lý, Công ty cần tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cung cấp những kiến thức chuyên môn, kiến thức về quản lý, các kỹ năng lãnh đạo và quản lý, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch,…

- Nâng cao năng lực sáng tạo: Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, các doanh nghiệp nói chung Công ty cổ phần Pymepharco nói riêng cần chú trọng năng lực sáng tạo, bao gồm từ phát minh, sáng chế, cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới sản phẩm,… Ngoài việc mua sắm thiết bị công nghệ mới, mua bản quyền sản xuất, Công ty cần chú ý tới việc tạo ra môi trường làm việc, sáng tạo của người lao động. Ngoài ra, Công ty cũng cần chú trọng đến việc liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học như Trường, Viện,… từ đó có thể nâng cao năng lực sáng tạo trong Công ty.

- Nâng cao sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tài sản: Vốn là nguồn lực và đầu vào quan trọng của doanh nghiệp, vì vậy việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả có tác động rất lớn đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung Công ty cổ phần Pymepharco nói riêng. Để sử dụng nguồn vốn hiệu quả, Công ty cổ phần Pymepharco cần giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn vốn, tài sản trong Công ty. Đối với tài sản cố định, cần lựa chọn các phương pháp khấu hao thích hợp để vừa bảo đảm thu hồi vốn nhanh, bảo toàn được vốn, nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định bằng cách tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị.

Hai là, cần xác định số vốn lưu động cần thiết trong kỳ kinh doanh nhằm đảm bảo đủ vốn cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn. Thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động thông qua một số chỉ tiêu như: vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hệ số nợ,… để tiến hành điều chỉnh kịp thời.

- Sử dụng hiệu quả và nâng cao chất lượng lao động trong Công ty: Việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nói chung và lao động trong Công ty cổ phần Pymepharco nói riêng là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Pymepharco, Công ty cần chú trọng đến các khâu trong công tác cán bộ từ tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo và có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với người lao động, đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần cho người lao động. Công ty cần đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là giải pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng lao động.

- Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực:

Đầu tư toàn diện để nguồn nhân lực phát triển ổn định, có chất lượng thông qua các chính sách lương thưởng, cơ hội thăng tiến, phúc lợi, chăm sóc sức khỏe, đào tạo nâng cao tay nghề chuyên sâu, gửi nhân sự tham gia học tập tại nước ngoài, tạo môi trường làm việc công bằng, phấn khởi, gắn bó, có niềm tin tưởng lâu dài.

Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích người lao động tham gia ý tưởng, sáng kiến, phát hiện nguy cơ rủi ro trong hệ thống, cũng như chia sẻ những mâu thuẫn của bản thân, tập thể, môi trường làm việc và chính sách công ty.

Công tác nhân sự, các đoàn thể,... cần phải huấn luyện, giáo dục cán bộ công nhân viên tính đoàn kết, tinh thần trách nhiệm, yêu công việc, xây dựng lòng trung

thành, xả thân vì màu cờ sắc áo, vì uy tín thương hiệu Pymepharco.

Xếp loại nhân viên, cơ cấu tinh gọn lại đội ngũ, giải quyết chính sách cho nhân viên có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi, giảm biên chế những cán bộ công nhân viên không đạt yêu cầu về sức khỏe, năng suất lao động, không chấp hành đúng quy định, kỷ luật, bản sắc văn hóa Pymepharco.

Tuyển dụng mới, đào tạo và chuẩn bị đầy đủ nguồn nhân lực cho nhà máy mới. Đào tạo, huấn luyện bài bản kỹ năng lãnh đạo và chuyên môn cho đội ngũ nhân sự kế thừa.

- Hoàn thiện hệ thống quản trị:

Rà soát hệ thống văn bản, quy chế, quy định công ty đảm bảo phù hợp thực tế và mang tính khả thi. Xây dựng thêm các quy trình, quy chế làm việc ở các bộ phận, đặt biệt là những bộ phận liên quan đến kiểm tra kiểm soát, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý thông tin.

Thuê tư vấn xây dựng mô hình quản trị tương lai, từng bước tái cơ cấu tổ chức, hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, tạo cơ sở điều hành vững chắc, tiến dần đến quản trị chuyên nghiệp - hiệu quả, tạo lòng tin cho các đối tác.

Xậy dựng tiến độ ứng dụng ERP (ERP gồm các phân hệ liên quan đến tài chính, kiểm soát, quản lý nguyên vật liệu, quản lý chất lượng, bảo trì nhà máy, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và phân phối, quản lý tài sản,….). Để đảm bảo phục vụ yêu cầu quản lý thực tế ở các đơn vị, ứng dụng hiệu quả quản trị trong toàn hệ thống. Tiếp tục triển khai giải pháp truyền thông hợp nhất, trang bị thiết bị PDA (thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân thuộc loại cầm tay vốn được thiết kế như một cuốn sổ tay cá nhân và ngày càng tích hợp thêm nhiều chức năng) cho nhân viên bán hàng, hoàn thiện và nâng cấp các phần mềm phục vụ khách hàng - bệnh viện.

3.3.3. Giải pháp đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới là một trong những yếu tố quyết định đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Đầu tư nghiên cứu pháp triển sản phẩm là vấn đề đang được quan tâm của các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần Pymepharco nói riêng trong cơ chế thị trường hiện nay. Công ty cần phải giải quyết các vấn đề sau:

- Một là, phát triển, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ sinh học để phục vụ sản xuất các thuốc mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành từ khâu nghiên cứu sản phẩm đến thành phẩm, sử dụng dược liệu

trong sản xuất thuốc, khám chữa bệnh và các ngành khác như: sản xuất thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, công nghiệp chiết xuất.

- Hai là, Nghiên cứu triển khai những sản phẩm mới, công nghệ mới theo hướng hiện đại, đây là nhiệm vụ trọng tâm có tính chiến lược. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Công ty cần phải thiết lập mối quan hệ mật thiết với các Viện, Trường triển khai các đề tài khoa học, nhanh chóng cho ra đời nhiều sản phẩm khác biệt, mang hàm lượng kỹ thuật cao, để nâng cao năng lực cạnh trạnh.

- Ba là, để tránh tình trạng khi sản phẩm được đưa ra không có thị trường tiêu thụ, không có nhu cầu, không phù hợp thị hiếu người tiêu dùng,… công tác nghiên cứu và phát triển không chỉ quan tâm đầu tư ở công đoạn sản xuất mà phải thực hiện đầy đủ, chính xác các bước như: thăm dò thị trường, thử nghiệm sản phẩm, thăm dò ý kiến người tiêu dùng và thực hiện tốt công việc Maketing cho đầu ra sản phẩm. Có như thế, sản phẩm ra đời mới thật sự mang lại hiệu quả cho Công ty, có thể tích lũy, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển tiếp theo.

- Bốn là, Công ty cần nghiên cứu dần những nguyên liệu, tá dược để chủ động trong nguồn cung ứng và đồng thời phát triển thêm những nhóm sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm biệt dược, thuốc nhập khẩu chủ yếu.

Ngoài việc đầu tư nghiên cứu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để hội nhập quốc tế, nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh thuốc, Công ty cần tiếp cận và đầu tư các dây chuyền công nghệ cao theo hướng đi tắt đón đầu, tạo ra bước phát triển mạnh về sản xuất thuốc cả quy mô lẫn chiều sâu. Công ty ưu tiên tiếp tục đầu tư nghiên cứu sản xuất các dạng thuốc bào chế dùng cho trẻ em và người già. Để phục vụ cho phân khúc thị trường mà Công ty đang nắm giữ với tỷ trọng cao, Công ty cần phải đầu tư hơn về công tác nghiên cứu các nhóm thuốc đặc trị như: bệnh sốt xuất huyết, bệnh ung thư,...

3.3.4. Một số giải pháp hỗ trợ khác 3.3.4.1. Đầu tư và đổi mới công nghệ 3.3.4.1. Đầu tư và đổi mới công nghệ

Công nghệ là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm. Chi phí cho thiết bị công nghệ thường rất lớn. Vì vậy, việc sử dụng có hiệu quả thiết bị, công nghệ có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Đầu tư vào công nghệ là vấn đề đang được quan tâm của các doanh nghiệp dược nói chung và Công ty cổ phần Pymepharco nói riêng trong cơ chế

thị trường hiện nay, Công ty có thể nhập khẩu một số dây chuyền máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại trong sản xuất thuốc hiện nay của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,… thay cho các dây chuyền sản xuất lạc hậu trước đây. Từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.

3.3.4.2. Áp dụng công nghệ thông tin vào phân phối, cung ứng thuốc

- Chú trọng việc xây dựng và phát huy tốt cổng giao tiếp thương mại điện tử, tạo cơ hội cho Công ty quảng bá thông tin, hình ảnh, tìm kiếm và lựa chọn đối tác trong quá trình sản xuất kinh doanh, giám sát, theo dõi biến động của thị trường trong và ngoài nước.

- Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến rộng rãi về cổng thương mại điện tử của Công ty đến với người tiêu dùng.

- Xây dựng quy trình kinh doanh thuốc qua mạng đáp ứng nhu cầu kinh doanh thuốc của Công ty.

- Triển khai ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động thanh toán của các Công ty thông qua ngân hàng và các loại hình dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán điện tử.

3.3.4.3. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác đầu tư nước ngoài

Tăng cường hợp tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt đối với các cơ cấu sản phẩm liên quan đến các dạng bào chế mới, dạng bào chế đặc biệt đòi hỏi công nghệ cao. Đối với các công trình có nhu cầu vốn lớn, công nghệ hiện đại, cần có các cơ chế chính sách phù hợp để thu hút đầu tư nước ngoài. Cụ thể các chính sách thu hút Công ty nên tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Một là, Công ty cần phải tạo ra một môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, trên quan điểm so sánh với các chính sách thu hút đầu tư của các nước trong khu vực, nhất là các nước ASEAN.

Hai là, cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực xuất khẩu và các lĩnh vực cần công nghệ cao, để có nhiều ảnh hưởng lan tỏa lớn. Công ty cần thẩm định kỹ lưỡng các công nghệ cũng như máy móc thiết bị để đảm bảo tính tiên tiến và hiện đại của chúng. Tránh để xảy ra tình trạng như một số doanh nghiệp liên doanh nhập các thiết bị và công nghệ lạc hậu, gây ảnh hưởng đến môi trường như đã xảy ra trong thời gian qua.

Ba là, Công ty cần tạo nhiều cơ hội và có những ưu đãi ổn định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và cần phải tìm kiếm đối tác phù hợp nhằm học tập, nâng cao vị thế của Pymepharco để sánh vai với các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới mà cụ thể là các nước châu Á.

3.4. Kiến nghị

3.4.1. Về phía nhà nước

Nhà nước cần xây dựng chính sách tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp được bình đẳng như nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh, xây dựng các chế tài đủ sức răn đe các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Việc tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát huy được năng lực hoạt động và cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.

Có chính sách phát triển ngành dược, để triển khai thực hiện có hiệu quả đề án "Phát triển công nghiệp Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030" nhằm nâng cao năng lực của ngành dược nội địa. Để thực hiện tốt đề án này, nhà nước cần có chính sách, cơ chế để hổ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc ngành dược nghiên cứu nguyên liệu dược và đầu tư phát triển sản phẩm mới. Hiện tại phần nội dung của đề án chủ yếu mới chỉ đặt ra mục tiêu và nhiệm vụ mà chưa đưa ra được chính sách hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp dược. Do đó các doanh nghiệp khó có thể chủ động và có những bước đột phá trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

Có hình thức xử phạt hợp lý đối với cơ sở sản xuất hàng nhái, hàng giả gây ảnh hưởng đến sức khỏe, lòng tin của khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm.

Có chính sách ưu đãi về vốn, về thuế để khuyến khích các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thuốc, đặc biệt là các loại thuốc biệt dược, thuốc quý hiếm và có trình độ công nghệ cao.

Ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn, thủ tục giao đất, giao rừng đối với các dự án tổng thể về phát triển vùng nguyên liệu và chế biến nguyên liệu cho sản xuất hóa dược và bào chế thuốc.

Miễn giảm thuế nhập khẩu một số thiết bị máy móc (trong nước chưa sản xuất được) phục vụ sản xuất thuốc công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ gen, vắc xin,…).

Rút ngắn thời gian đăng ký công bố sản phẩm để kịp tiến độ đưa sản phẩm mới ra thị trường của các doanh nghiệp.

3.4.2. Về phía ngành

Một là, với tư cách là đơn vị chủ quản, các cơ quan quản lý ngành cần có các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp như: cung cấp thông tin thị trường, tổ chức các

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần pymepharco (Trang 87 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)