Chi phí sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần pymepharco (Trang 58 - 59)

Bảng 2.12. Chi phí hoạt động của Pymepharco năm 2010 - 2012

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chi phí Giá trị (triệu đồng) %DT thuần Giá trị (triệu đồng) %DT thuần Giá trị (triệu đồng) %DT thuần Giá vốn hàng bán 473.478 68,58 407.262 56,74 486.160 55,52 Chi phí bán hàng 148.340 21,49 226.238 31,52 297.046 33,92

Chi phí quản lý doanh nghiệp 22.489 3,26 34.412 4,79 48.253 5,51

Chi phí hoạt động tài chính 46.085 6,68 49.843 6,94 44.143 5,04

Tổng cộng 690.392 100 717.755 100 875.602 100

Đặc thù của Công ty hoạt động sản xuất ngành dược phẩm nên chi phí giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí hoạt động của Công ty, chiếm khoảng 48% trong doanh thu thuần và được duy trì ổn định trong giai đoạn 2011 - 2012 vừa qua.

Tuy nhiên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2012 tăng mạnh, tương ứng 31,29% và 40,22% so với năm 2011, lý do trong năm Công ty tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, mở rộng hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm, đồng thời để đảm bảo chất lượng đời sống cho cán bộ công nhân viên Công ty thực hiện chính sách nâng lương.

Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty luôn được duy trì ở mức phù hợp so với các Công ty trong cùng ngành. Sản phẩm của Công ty có chất lượng tốt tương đương thuốc ngoại nhập nhưng giá bán lại thấp hơn rất nhiều nên tạo được khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

Nhìn chung tỷ lệ giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu của Công ty khá ổn định qua các năm chứng tỏ Công ty đã chủ động kiểm soát được giá nguyên liệu đầu vào, khống chế các chi phí phát sinh chặt chẽ để đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng của mình. Pymepharco quản lý chặt chẽ các khoản chi phí để giảm chi phí và giá thành sản phẩm bằng các biện pháp quản lý sau:

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật như định mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu, định mức lao động, năng suất lao động, định mức chi phí tài chính và chi phí khác phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, ngành nghề kinh doanh, mô hình tổ chức quản lý, trình độ trang bị của công ty.

- Các định mức kinh tế - kỹ thuật được phổ biến đến tận người thực hiện. Trường hợp không thực hiện được các định mức kinh tế kỹ thuật làm tăng chi phí phải phân tích rõ nguyên nhân trách nhiệm, nếu do nguyên nhân chủ quan phải bồi thường thiệt hại.

- Định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của công ty nhằm phát hiện những khâu yếu kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí, giá thành sản phẩm để có giải pháp khắc phục kịp thời.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần pymepharco (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)