2.1.1. Các giai đoạn phát triển ngành dược
Giai đoạn 1975 - 1990: Ngành dược Việt Nam trong giai đoạn thời bao cấp.
Ngành dược Việt Nam giai đoạn này chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, sản xuất không đáng kể. Mức tiêu thụ bình quân thuốc trên đầu người thời kỳ này đạt vào khoảng 0,5 - 1 USD/năm. Do thuốc trong thời kỳ này khan hiếm nên tiêu chuẩn chất lượng thuốc trong sử dụng chưa được chú trọng.
Giai đoạn 1991 - 2005: Ngành dược bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường.
Các xí nghiệp, công ty nhà nước trong ngành được thay đổi cơ cấu tập trung, cổ phần hóa đầu tư sản xuất, đầu tư vào chiều sâu, nâng cấp để thực hiện các quy định về thực hành tốt sản xuất GMP. Số lượng thuốc được sản xuất ngày càng nhiều, từ 175 hoạt chất (năm 1997) lên đến 384 hoạt chất (năm 2002). Cơ quan quản lý cấp cao của ngành dược là Cục Quản Lý Dược thành lập. Luật Dược cũng được ban hành, làm cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh toàn bộ hoạt động trong lĩnh vực dược để ngành Dược Việt Nam được hoạt động trong một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ. Giai đoạn 2006 - 2007: Ngành dược tiếp tục phát triển với tốc độ cao, khoảng 18 - 20%/năm Việt Nam gia nhập WTO mang lại những thuận lợi cũng như khó khăn cho ngành dược.
Năm 2006 - 2007, ngành dược đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Đây cũng là giai đoạn mà các công ty dược phẩm đã đạt được chứng nhận GMP-ASEAN đẩy mạnh đầu tư GMP-WHO. Việt Nam gia nhập WTO có những ảnh hưởng nhất định đến ngành dược. Bên cạnh những thuận lợi về môi trường đầu tư, tiếp cận công nghệ mới, đón một lượng vốn đầu tư lớn, có cơ hội lựa chọn nguồn nguyên liệu đa dạng với chi phí hợp lý,… ngành dược phải đối đầu với không ít khó khăn như: năng lực cạnh tranh yếu, thiếu hiểu biết các quy định về sở hữu trí tuệ; thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ; đối mặt với các doanh nghiệp
dược phẩm nước ngoài trên một sân chơi bình đẳng khi chính phủ cam kết giảm thuế suất thuế nhập khẩu; nới lỏng chính sách với các doanh nghiệp nước ngoài.
Giai đoạn 2008 - đến nay: Ngành dược Việt Nam có những chuẩn bị và chủ động hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm đảm bảo cung cấp đủ thuốc có chất lượng và an toàn.
Ngành dược Việt Nam đang bước vào thời kỳ cạnh tranh theo các nguyên tắc cạnh tranh cơ bản kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc “đổi mới”, chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá - tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng. Sau hơn 20 năm phát triển trong môi trường cạnh tranh, có thể khẳng định thị trường dược Việt Nam đã cơ bản vận hành theo cơ chế thị trường với các đặc thù riêng của một ngành kinh doanh đặc biệt. Điều này cũng có nghĩa là các nguyên tắc và quy luật cạnh tranh đã từng bước phát huy tác dụng và ngày càng đóng vai trò chi phối trên thị trường.
2.1.2. Vai trò và thực trạng ngành dược Việt Nam
Ngành Công nghiệp bào chế dược phẩm Việt Nam là một ngành công nghiệp có bề dày lịch sử từ những năm chống Pháp, chống Mỹ và cho đến ngày nay. Ngay từ kháng chiến chống Pháp, ngành dược đã sản xuất được nhiều thuốc dưới dạng thuốc tiêm, thuốc viên, siro,... Tuy nhiên trong nền kinh tế mở cửa hiện nay cùng với sự phát triển công nghệ hiện đại của thế giới. Xu thế nhiều dạng bào chế công nghệ cao như sản xuất thuốc đông khô, thuốc giải phóng chậm, thuốc có nguồn gốc từ sinh học ngày càng chiếm lĩnh thị trường. Mô hình bệnh tật trên thế giới ngày cành đa dạng và phức tạp như những người mắc bệnh HIV/AIDS, tim mạch, tiểu đường, ung thư ngày càng nhiều, đòi hỏi ngành công nghiệp bào chế dược phẩm của Việt Nam phải có trình độ khoa học công nghệ cao (như sản xuất các thuốc đặc trị, thuốc HIV, tim mạch, ung thư,...) mới đáp ứng với những mô hình bệnh tật mới.
Hiện nay, hệ thống các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước tương đối phong phú, cả nước có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc (trong đó có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược, ngoài ra có trên 300 cơ sở sản xuất thuốc đông dược (kể cả các tổ hợp, hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh cá thể tham gia sản xuất thuốc Y học cổ truyền).
Tuy nhiên, đối với nền công nghiệp sản xuất nguyên liệu hóa dược hiện nay, Việt Nam mới có một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh bán tổng hợp đó là Công ty Mekophar, sản lượng thiết kế khoảng 200 tấn Amoxycillin và 100 tấn Ampicillin mỗi năm.
Nhìn chung, công nghệ sản xuất thuốc ngày một nâng cao đặc biệt là từ khi có sự hiện diện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoạt động. Các đơn vị trong nước đã nhập khẩu thiết bị hiện đại, mua dây chuyền công nghệ cũng như tăng cường sản xuất nhượng quyền các sản phẩm công nghệ cao.
Thuốc sản xuất trong nước đã đa dạng về chủng loại và số lượng như các nhóm: Thuốc dung dịch tiêm truyền, thuốc tiêm, kháng sinh và các nhóm thuốc khác. Giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước tăng mạnh qua các năm đáp ứng đến 50% trị giá tiền thuốc sử dụng. Tiền thuốc sử dụng bình quân đầu người 0,3 USD/người /năm vào năm 1989 và đã đạt 29,5 USD/người/năm vào năm 2012).
2.2. Tổng quan về Công ty cổ phần Pymepharco
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Pymepharco
Công ty cổ phần Pymepharco tiền thân là Công ty Dược và Vật tư Y tế Phú Yên. Tháng 07/1989, Công ty cổ phần Pymepharco được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Phú Yên cho phép thành lập với chức năng kinh doanh lúc bấy giờ của Công ty là tổ chức và cung ứng thuốc tân dược, thiết bị y tế, nuôi trồng và thu mua dược liệu theo Quyết định số 94A/QĐ-UB ngày 23/07/1989, văn phòng công ty đóng tại trụ sở 163 - 165 Lê Lợi, Thành Phố Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên.
Năm 1993, Công ty thành lập Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 21/9/1993 Công ty được Bộ thương mại cấp phép xuất nhập khẩu trực tiếp chuyên ngành về y dược. Đây là mốc quan trọng làm cơ sở cho việc phát triển kinh doanh và mở rộng quan hệ quốc tế. Công ty hoạt động trong cả nước với các trung tâm và cửa hàng giới thiệu sản phẩm rất hiệu quả. Liên kết, liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước, mở rộng thị phần trong nước và xuất khẩu. Công ty có quan hệ thương mại với các nhà sản xuất, phân phối dược phẩm uy tín của trên 20 quốc gia trên thế giới.
Đến 15/04/1998, Công ty thay đổi đăng ký kinh doanh trên cơ sở các ngành nghề kinh doanh cũ và bổ sung thêm các ngành nghề sau:
- Xuất nhập khẩu mỹ phẩm và nguyên liệu hoá chất dùng sản xuất mỹ phẩm; - Xuất nhập khẩu thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y.
Đầu tháng 10/2003, Nhà máy dược phẩm Pymepharco đạt tiêu chuẩn GMP chính thức đi vào hoạt động với 3 phân xưởng Beta-lactam, Non-Beta-lactam, Viên nang mềm. Với phương châm chính sách chất lượng cao, ổn định và đồng nhất, Pymepharco hướng tới hiệu quả tối ưu, do đó đã trang bị hệ thống máy móc hiện đại và công nghệ tiên tiến, cũng như tập trung một lực lượng cán bộ khoa học đủ năng lực, trình độ chuyên môn cao. Pymepharco là nhà sản xuất nhượng quyền cho các sản phẩm kháng sinh Cephalosporin của các Công ty dược phẩm có uy tín như Orchild - Ấn Độ, Samchundang - Hàn Quốc,... và đặc biệt là Công ty Stada - Đức. Nhà máy hiện có hơn 140 sản phẩm được Bộ y tế cấp số đăng ký lưu hành với sự phong phú về chủng loại và hình thức sản phẩm.
Ngày 17/1/2006, Nhà máy được cấp giấy chứng nhận Thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO-GMP).
Tháng 06/2007 công ty tăng vốn điều lệ mới lên 85 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh và đầu tư xây dựng .
Tháng 10/2005, Công ty đã khởi công xây dựng Nhà máy thuốc tiêm gồm các dạng sản phẩm: thuốc ống, lọ bột, lọ đông khô và nhỏ mắt theo tiêu chuẩn WHO-GMP, và đã đưa sản phẩm ra thị trường trong quí I/2008.
Tháng 5/2006 Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần Pymepharco, tên giao dịch Pymepharco, viết tắt PMP LABS. Việc chuyển đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp đem lại nhiều thuận lợi cho khả năng huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Cùng với sản phẩm nhập khẩu, các sản phẩm chất lượng cao do Pymepharco sản xuất đã đáp ứng cho nhu cầu ngành y tế, góp phần vào sự phát triển ổn định của ngành dược Việt Nam. Với những phấn đấu không ngừng, Công ty đã đạt được những thành quả đáng khích lệ:
- Là thành viên chính thức của Phòng Thương mại công nghiệp Việt nam (VCCI). - Là thành viên chính thức của Hiệp hội sản xuất kinh doanh Dược Việt Nam. - Là một trong những nhà sản xuất Dược phẩm Việt Nam tiên phong trong việc áp dụng tiêu chuẩn WHO-GMP.
- Chính phủ trao tặng cờ thi đua cho đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua.
- Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng II vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2004 đến năm 2008, góp phần vào sự nghiệp Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc;
- Nhiều cờ khen thưởng của các tổ chức khác như: Bộ Y tế và tỉnh Phú Yên; Tổng Liên đoàn lao động VN;…
- Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao 2006, 2007, 2008
- Cúp vàng Thương hiệu Việt 2006, 2007; Huy chương vàng Expo 2005, 2007. - Top 100 Thương hiệu uy tín Việt Nam.
- Top 10 Thương hiệu uy tín ngành dược - TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2011, 2012 (VNR 500 – Vietnam Report);
- Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam trong 3 năm liên tiếp (FAST 500: năm 2010, 2011 & 2012);
- Thương hiệu Việt uy tín năm 2012;
- Thương hiệu Việt hội nhập WTO năm 2012 và 2013 (Trong đó, Tatanol là sản phẩm Top Ten Hội nhập WTO 2013 & Pythinam là sản phẩm vàng hội nhập WTO 2013).
Với kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm qua và tiềm lực vốn có, Công ty đã nhận được sự tín nhiệm của nhiều đối tác trong và ngoài nước. Thương hiệu Pymepharco đã tạo được thế vững chắc và có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Phát huy những thành quả đã đạt được, Công ty tiếp tục đẩy mạnh dòng sản phẩm Cephalosporin trong hệ thống cơ cấu sản phẩm. Công ty đang hoạch định những bước đi cần thiết, phát triển thương hiệu Pymepharco cũng như hướng tới việc cung cấp cho cộng đồng những sản phẩm có chất lượng cao và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
2.2.2. Giới thiệu về Công ty Pymepharco
Tên Công ty : Công ty Cổ phần Pymepharco
Tên Tiếng Anh : PYMEPHARCO
Tên viết tắt : PMP LABS
Logo của Công ty :
Trụ sở đăng ký Công ty là : 166 - 170 Nguyễn Huệ, Tuy Hòa, Phú Yên
Điện thoại : 057. 3 829 165 – 3 823 228
Fax : 057. 3 824717
Website : http://www.pymepharco.com
4400116704 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên cấp ngày 03/05/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 15/08/2012.
Vốn điều lệ Công ty là : 89.200.000.000 đồng (bằng chữ: Tám mươi chín tỷ hai trăm triệu đồng)
Tổng số lượng cổ phần : 8.500.000 cổ phần
2.2.3. Lĩnh vực kinh doanh Công ty:
- Sản xuất thuốc tân dược;
- Kinh doanh bán buôn, bán lẻ thuốc tân dược, vật tư, hóa chất và trang thiết bị y tế; - Xuất nhập khẩu trực tiếp: thuốc tân dược, vật tư, hóa chất và trang thiết bị y tế, nguyên liệu sản xuất thuốc, mỹ phẩm, thuốc thú y;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng dinh dưỡng.
2.2.4. Danh sách các cổ đông lớn của Công ty
Bảng 2.1. Danh sách cổ đông nắm giữ 5% vốn cổ phần của Công ty trở lên tính từ thời điểm 06/2013
TT Cổ đông Số cổ phần Tỷ lệ
1 Stada Service Holding B.V 4.370.800 49%
2 Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn NN - SCIC 1.676.650 18,80%
3 Công ty Chứng Khoán Rồng Việt 505.996 5,67%
Nguồn: Bản cáo bạch Công ty cổ phần Pymepharco
2.2.5. Cơ cấu nguồn vốn cổ đông công ty tính đến thời điểm 06/2013
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn các cổ đông
T
T Cơ cấu cổ đông Số lượng cổ đông Số lượng cổ phiếu Tỷ lệ sở hữu 1 Nhà nước 1 1.676.650 18,80% 2
Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,
Ban Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng 12 5.294.688 59,36%
- Cổ đông trong nước 11 1.129.688 12,66%
+ Cá nhân 10 623.692 6,99%
+ Tổ chức 1 505.996 5,67%
- Cổ đông nước ngoài 1 4.370.800 49,00%
3 Cổ đông Cán bộ công nhân viên chức 396 894.355 10,03%
4 Cổ đông ngoài doanh nghiệp 148 1.054.307 11,82%
+ Cá nhân 147 650.175 7,29%
+ Tổ chức 1 198.332 2,22%
Tổng cộng 8.920.000 100,00%
Nguồn: Bản cáo bạch Công ty cổ phần Pymepharco
2.2.6. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
Nguồn: Công ty cổ phần Pymepharco
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty
PHÒNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG PHÒNG KIỂM NGHIỆM NHÀ MÁY THUỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT GIÁM ĐỐC CHẤT LƯỢNG PHÒNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN GIÁM ĐỐC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIÁM ĐỐC CÁC CHI NHÁNH VĂN PHÒNG CÁC NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN CÁC TTPP DƯỢC PHẨM KHO HÀNG GIÁM ĐỐC KINH DOANH
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC NHA TRANG TP. HCM AN GIANG CÀ MAU ĐỒNG NAI NGHỆ AN QUẢNG NGÃI VĨNH LONG LÂM ĐỒNG CẦN THƠ HÀ NỘI PHÒNG MARKETING
2.2.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 2.2.7.1. Năng lực sản xuất 2.2.7.1. Năng lực sản xuất
Công ty cổ phần Pymepharco có quy mô sản xuất tương đối lớn, công suất đạt khoảng 700 triệu đơn vị sản phẩm/năm, sản lượng sản phẩm của Công ty tăng ổn định và liên tục trong các năm vừa qua, đặc biệt là đối với các nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng doanh thu lớn trong cơ cấu doanh thu của Công ty. Sản phẩm của Pymepharco có mẫu mã đẹp với nhiều chủng loại theo chiều dài, rộng, sâu, giá thành phù hợp.
Bảng 2.3. Sản lượng sản phẩm qua các năm
TT Dạng sản phẩm Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Viên nén 1000 viên 205.765 248.992 245.195
2 Viên bao phim 1000 viên 117.033 114.668 132.162
3 Viên nang cứng 1000 viên 140.378 160.436 184.832
4 Viên nang mềm 1000 viên 52.799 56.322 56.685
5 Dạng Cốm 1000 gói 8.620 10.030 12.858
6 Dạng thuốc tiêm 1000 lọ/ống 13.870 12.743 13.930
Nguồn: Công ty cổ phần Pymepharco
SẢN LƯỢNG TỪNG NHÓM SẢN PHẨM 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Viên nén Viên bao phim Viên nang cứng Viên nang mềm Dạng Cốm Dạng thuốc tiêm
2.2.7.2. Tình hình kinh doanh
Tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2012 tiếp tục chịu sự tác động lớn bởi suy thoái kinh tế toàn cầu. Các yếu tố đầu vào vẫn theo xu hướng tăng, sức mua yếu dẫn