Phân tích môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần pymepharco (Trang 69 - 116)

2.3.2.1. Phân tích yếu tố vĩ mô

Tình hình về kinh tế

Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế phát triển năng động trong khu vực Châu Á, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 là 6,8%. Tuy nhiên, từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nền kinh tế thế giới nói chung đã trải qua một giai đoạn khó khăn, bất ổn và Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của đà suy giảm trên. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng GDP trong những năm qua ở mức khá cao so với các quốc gia trong khu vực.

Năm 2012, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục có những bấp bênh rất lớn, phản ánh chiều hướng phục hồi kinh tế trong khó khăn. Trên cơ sở đó, Chính phủ đặt ra nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 sẽ là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

GDP cả nước năm 2012 tăng 5,03% so với 2011. Mức tăng này tuy có thấp hơn so với năm 2011, nhưng theo đánh giá của Tổng Cục Thống Kê, trong điều kiện tình hình sản xuất khó khăn, cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thì mức tăng trưởng trên là cao và hợp lý.

Sang năm 2013, dựa trên những nhận định về tình hình kinh tế - tài chính của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các tổ chức quốc tế cũng đã đưa ra nhiều dự báo khác nhau về mức tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Theo đó, dự báo của Ngân hàng Thế giới cho biết, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn thấp và chậm, nhìn chung các nền kinh tế khu vực Đông Á trong năm 2013 sẽ có sự tăng trưởng chậm lại. Do vậy, tăng trưởng của Việt Nam dự báo đạt khoảng 5,5% ở năm 2013. Trong khi đó, theo Ngân hàng Phát triển châu Á, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 5,7% năm 2013. Còn theo Quỹ tiền tệ Quốc tế, năm 2013 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi cùng mức như năm 2011, đạt mức 5,9%, cao hơn so với các con số dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới.

Khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của người dân, đời sống được nâng cao thì nhu cầu y tế, chăm sóc sức khỏe tăng cao. Điều này làm tăng doanh thu và lợi nhuận của ngành. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, đời sống và thu nhập của dân cư giảm thì nhu cầu về dược phẩm cũng sẽ giảm, kéo

theo sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận của ngành dược nói chung và Pymephaco nói riêng. Tuy nhiên, do dược phẩm thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu của người dân nên mức giảm của ngành sẽ thấp hơn mức giảm của nền kinh tế. Cụ thể, theo Báo cáo kết quả thực hiện năm 2012 của Cục Quản lý Dược Việt Nam, tổng tiền thuốc ước tính sử dụng năm 2012 là 2,6 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2011. Tiền thuốc bình quân đầu người năm 2012 ước tính 29,5 USD/người/năm, tăng so với mức 27 USD/người/năm của năm 2011. Ngoài ra, theo dự báo của công ty khảo sát thị trường quốc tế (Business Monitor International – BMI) thì tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành Dược Việt Nam đến năm 2014 đạt khoảng 16%.

TỐC ĐỘ TĂNG GDP QUA CÁC NĂM (%)

6,80 6,90 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 5,89 5,03 5,50 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00 9,00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Biểu đồ 2.7. Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm (%)

Lạm phát

Lạm phát là yếu tố tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam và cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong giai đoạn 1996 – 2006, Việt Nam vẫn giữ được mức lạm phát ổn định ở mức một con số. Tuy nhiên, từ năm 2007, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã tăng mạnh trong giai đoạn 2007 - 2011. Sang năm 2012, với các biện pháp kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô được Chính phủ tập trung triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm, Việt Nam đã đạt được kết quả rất khả quan trong việc kiềm chế lạm phát. Tính chung cả năm 2012, lạm phát tăng 6,81% so với tháng 12/2011. CPI bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011, xấp xỉ mức tăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và

mức tăng 18,13% của năm 2011 và thấp hơn so với mức dự báo từ đầu năm. Với những dấu hiệu cải thiện vĩ mô rõ rệt vào thời điểm cuối năm cũng như các định hướng tái cấu trúc kinh tế, cắt giảm lãi suất, thoái vốn ngoài ngành, tăng hiệu quả đầu tư công,… đã mở ra triển vọng sáng sủa hơn cho mục tiêu duy trì tăng trưởng và giữ lạm phát trong năm 2013. LẠM PHÁT TỪ NĂM 2001 - 2012 3,00 6,60 12,60 19,89 6,52 11,75 18,13 9,50 8,40 4,00 0,80 6,81 0 5 10 15 20 25 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Giai đoạn: 2001 - 2012 P h n t m %

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Biểu đồ 2.8. Tình hình lạm phát qua các năm

Lãi suất

Bên cạnh lạm phát, lãi suất là một chỉ số tài chính vô cùng quan trọng mà Công ty phải luôn theo dõi và cập nhật hàng ngày nhằm đưa ra các chiến lược đầu tư hợp lý. Không phải bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều có một lượng vốn đủ lớn để tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh mà phần lớn đều phải huy động thêm từ các nguồn bên ngoài, trong đó một kênh phổ biến là thông qua vay vốn và chịu lãi suất sử dụng vốn vay. Khi lãi suất tăng lên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì thế, khi lãi suất biến động sẽ ảnh hưởng nhất định đến tình hình kinh doanh của Công ty.

Tình hình chính trị, pháp luật

Ngành Dược là một trong những ngành chịu sự quản lý mạnh mẽ nhất của Nhà nước. Do ngành nghề của doanh nghiệp là kinh doanh các mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng nên chịu sự quản lý chặt chẽ từ chính phủ và Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Hiện tại, Luật dược là văn bản pháp lý cao nhất quy định và điều chỉnh các hoạt động của ngành Dược, được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ

nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành một môi trường pháp lý ổn định, giảm thiểu những rủi ro trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như bảo vệ sức khỏe của cộng đồng,...

Là doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, hoạt động của Công ty cổ phần Pymepharco chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về Luật Doanh nghiệp, các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, lĩnh vực hoạt động thế mạnh của Công ty là sản xuất thuốc tân dược, đây là một lĩnh vực đang được sự quan tâm của Nhà nước. Những định hướng, chính sách của Nhà nước sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ty trong tương lai. Chính sách quốc gia về phát triển sản xuất thiết bị dụng cụ y tế trong nước là một sự ưu tiên cho ngành sản xuất thiết bị y tế nói chung và Công ty cổ phần Pymepharco nói riêng.

Cho đến nay, hoạt động kinh doanh của Công ty chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật trong ngành dược cũng như trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đặc biệt là quy định thuế nhập khẩu mặt hàng nguyên liệu y tế và trang thiết bị y tế. Sự thay đổi của các văn bản, quy định pháp luật sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của Công ty.

Tình hình văn hóa xã hội

Trong môi trường văn hóa xã hội, thói quen tự dùng thuốc của người dân gây khó khăn cho công tác chẩn đoán và điều trị, tâm lý và thị hiếu dùng thuốc ngoại, không tin tưởng vào thuốc nội cũng gây sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước. Thói quen người tiêu dùng Việt Nam là thường tự mua thuốc theo kinh nghiệm cá nhân hoặc theo lời khuyên của người thân và người bán thuốc. Việc mua thuốc không kê đơn dẫn đến tình trạng hệ thống bán lẻ của Việt Nam bị mất trật tự, xuất hiện nhiều loại thuốc có nguồn gốc không rõ ràng, thuốc giả, thuốc phi mậu dịch. Thực hiện GPP theo những điều kiện đã qui định là lý tưởng và sẽ phát huy tác dụng tích cực khi người mua có thể mua thuốc dễ dàng theo khung giá chuẩn của bảo hiểm với đơn thuốc của bác sĩ tại các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn như ở các nước tiên tiến, vừa đảm bảo chất lượng vừa hạn chế được nạn phá giá hay nâng giá tùy ý.

Tình hình phát triển khoa học công nghệ

Các ngành công nghiệp cũng như các doanh nghiệp đều phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật, công nghệ. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trên thế giới, nhiều công nghệ mới liên tiếp ra đời đã tạo ra những cơ hội cũng như nguy cơ đối với các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp phải cảnh giác với các công nghệ mới, vì chúng có thể làm cho sản phẩm của họ bị lạc hậu trực tiếp hoặc gián tiếp. Các doanh nghiệp đã đứng vững thường gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó thành công trước các giải pháp công nghệ mới được đưa vào áp dụng trong ngành kinh doanh của họ, nhất là trong giai đoạn bão hoà trong “chu kỳ sống” của sản phẩm.

Môi trường tự nhiên

Nước ta nằm trong vành đai xích đạo với nhiệt độ cao và độ ẩm lớn thuận lợi cho thực vật phát triển đa dạng về chủng loại. Theo thống kê năm 2011 Việt Nam khoảng 3948 loài thực vật và nấm cung cấp một nguồn dược liệu khá dồi dào cho ngành Dược trong tương lai.

Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế trong nước và thế giới, đặc biệt là sự phát triển công nghiệp. Con người đã thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2012, hằng năm riêng đồng bằng Sông Cửu Long đã thải ra môi trường một khối lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 606.000 tấn/năm, nước thải sinh hoạt khoảng 102 triệu m3/năm, chất thải nước rắn công nghiệp gần 47,2 triệu tấn/năm, rác thải y tế gần 4.000 tấn/năm. Ngoài ra, theo số liệu quan trắc của trạm không khí tự động đặt tại Đại học xây dựng Hà Nội năm 2012: nồng độ bụi PM10 trung bình năm ở Việt Nam cao 2,5 đến 3,5 lần tiêu chuẩn quốc tế.

Những hiện trạng trên cùng với tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới trong tương lai sẽ trở thành hiểm họa đối với đời sống và sức khỏe của con người và gây nên nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch, tiêu hóa…và ngày càng trầm trọng hơn. Điều này làm cho người dân ngày càng quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, đó cũng điều kiện để Công ty phát triển ra những sản phẩm mới nhằm chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn, đồng thời cũng làm tăng doanh số và lợi nhuận cho Công ty.

2.3.2.2. Môi trường vi mô

Môi trường cạnh tranh tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, nó đề cập đến các cạnh tranh trên thị trường đối với hoạt động của công ty.

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh, điều này đã đặt ra cho Công ty nhiều thách thức trong việc giữ vững và phát triển thị trường. Đây là một vấn đề sống còn đối với một doanh nghiệp. Vì vậy sự nhận dạng và hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.

Ngoài những công ty lâu năm trong nước hoạt động mạnh trên thị trường, đối thủ cạnh tranh của Pymepharco còn bao gồm:

- Những công ty mới thành lập đạt tiêu chuẩn GMP-WHO;

- Những công ty liên doanh có nhiều kinh nghiệm và tài chính mạnh;

- Công ty nước ngoài với những sản phẩm chính gốc. Dù giá thành cao nhưng họ có nhiều kinh nghiệm cũng như tiềm lực tài chính để hoạt động.

Các đối thủ cạnh tranh:

- Nước ngoài và liên doanh: Sanofi-SB, Upsa, United Pharma, OPV, Tenamyd. - Trong nước: Dược Hậu Giang, Traphaco, Imexpharm, Domesco.

Phân tích năng lực cạnh tranh các đối thủ hiện tại:

* Về hoạt động kinh doanh: Hầu hết các doanh nghiệp đều đạt kế hoạch đề ra cho năm 2012. Mức tăng trưởng doanh thu trung bình 15-25%. Trong đó, Traphaco có mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ấn tượng nhất 30,6% và 41,28% so với năm 2011, do giá bán của một số mặt hàng của Traphaco tăng mạnh trong năm.

Nhìn vào kết quả hoạt động kinh, doanh doanh thu và lợi nhuận của Pymepharco có mức tăng tưởng đứng thứ 2 so với các đối thủ hiện tại, nhờ những nổ lực đầu tư vào công tác nghiên cứu sản phẩm và mở rộng thị trường, đây cũng là mức tăng tưởng đáng khích lệ so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

Bảng 2.14 . Bảng tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp dược

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tên công ty Năm 2011 Năm 2012 LNST 2011 LNST 2012 Tăng trưởng doanh thu Tăng trưởng lợi nhuận

Dược Hậu Giang 2.491 2.932 419 491 17,7% 17,18%

Pymepharco 851 1.011 97 123 18,8% 26,92%

Domesco 1.132 1.261 80 90 11,4% 12,50%

Imexpharm 776 818 78 78 5,4% 0,00%

Traphaco 1.073 1.401 91 128 30,6% 41,28%

Nguồn: Số liệu kiểm toán hợp nhất các Công ty Dược * Về hệ thống phân phối: Hiện nay, Traphaco là doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận từ sản phẩm Đông dược cao nhất. Các doanh nghiệp còn lại tập trung sản xuất kháng sinh, vitamin và thực phẩm chức năng, giảm đau – hạ sốt, cạnh tranh cao trong phân khúc và với dược phẩm nhập khẩu. Các công ty có sản phẩm và địa bàn hoạt động giống nhau như: Dược Hậu Giang, Imexpharm, Pymepharco, Domesco. Với các doanh nghiệp này, quy mô sản xuất lớn và hệ thống phân phối trải rộng là những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh. Xét về quy mô sản xuất và hệ thống phân phối, Dược Hậu Giang và Domesco là các doanh nghiệp mạnh nhất.

Bảng 2.15. So sánh lợi thế về hệ thống phân phối của các doanh nghiệp dược

Tên công ty Sản phẩm chính Địa bàn hoạt động Hệ thống phân phối

Domesco

Nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam về thuốc tim mạch và nội tiết. Trong đó, hoạt động sản xuất thuốc là chủ đạo chiếm 52% doanh thu, kinh doanh 48% doanh thu. Thị trường Hà Nội chiếm khoảng 25% thị phần, thị trường thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 60%. Sản phẩm của

Domesco được tiêu thụ trên cả nước và xuất khẩu sang Japan,

HongKong, Lao, Campuchia, Philippine. Traphaco

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần pymepharco (Trang 69 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)