Vai trò và thực trạng ngành dược Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần pymepharco (Trang 39 - 40)

Ngành Công nghiệp bào chế dược phẩm Việt Nam là một ngành công nghiệp có bề dày lịch sử từ những năm chống Pháp, chống Mỹ và cho đến ngày nay. Ngay từ kháng chiến chống Pháp, ngành dược đã sản xuất được nhiều thuốc dưới dạng thuốc tiêm, thuốc viên, siro,... Tuy nhiên trong nền kinh tế mở cửa hiện nay cùng với sự phát triển công nghệ hiện đại của thế giới. Xu thế nhiều dạng bào chế công nghệ cao như sản xuất thuốc đông khô, thuốc giải phóng chậm, thuốc có nguồn gốc từ sinh học ngày càng chiếm lĩnh thị trường. Mô hình bệnh tật trên thế giới ngày cành đa dạng và phức tạp như những người mắc bệnh HIV/AIDS, tim mạch, tiểu đường, ung thư ngày càng nhiều, đòi hỏi ngành công nghiệp bào chế dược phẩm của Việt Nam phải có trình độ khoa học công nghệ cao (như sản xuất các thuốc đặc trị, thuốc HIV, tim mạch, ung thư,...) mới đáp ứng với những mô hình bệnh tật mới.

Hiện nay, hệ thống các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước tương đối phong phú, cả nước có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc (trong đó có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược, ngoài ra có trên 300 cơ sở sản xuất thuốc đông dược (kể cả các tổ hợp, hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh cá thể tham gia sản xuất thuốc Y học cổ truyền).

Tuy nhiên, đối với nền công nghiệp sản xuất nguyên liệu hóa dược hiện nay, Việt Nam mới có một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh bán tổng hợp đó là Công ty Mekophar, sản lượng thiết kế khoảng 200 tấn Amoxycillin và 100 tấn Ampicillin mỗi năm.

Nhìn chung, công nghệ sản xuất thuốc ngày một nâng cao đặc biệt là từ khi có sự hiện diện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoạt động. Các đơn vị trong nước đã nhập khẩu thiết bị hiện đại, mua dây chuyền công nghệ cũng như tăng cường sản xuất nhượng quyền các sản phẩm công nghệ cao.

Thuốc sản xuất trong nước đã đa dạng về chủng loại và số lượng như các nhóm: Thuốc dung dịch tiêm truyền, thuốc tiêm, kháng sinh và các nhóm thuốc khác. Giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước tăng mạnh qua các năm đáp ứng đến 50% trị giá tiền thuốc sử dụng. Tiền thuốc sử dụng bình quân đầu người 0,3 USD/người /năm vào năm 1989 và đã đạt 29,5 USD/người/năm vào năm 2012).

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần pymepharco (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)