3.3.4.1. Đầu tư và đổi mới công nghệ
Công nghệ là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm. Chi phí cho thiết bị công nghệ thường rất lớn. Vì vậy, việc sử dụng có hiệu quả thiết bị, công nghệ có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Đầu tư vào công nghệ là vấn đề đang được quan tâm của các doanh nghiệp dược nói chung và Công ty cổ phần Pymepharco nói riêng trong cơ chế
thị trường hiện nay, Công ty có thể nhập khẩu một số dây chuyền máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại trong sản xuất thuốc hiện nay của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,… thay cho các dây chuyền sản xuất lạc hậu trước đây. Từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
3.3.4.2. Áp dụng công nghệ thông tin vào phân phối, cung ứng thuốc
- Chú trọng việc xây dựng và phát huy tốt cổng giao tiếp thương mại điện tử, tạo cơ hội cho Công ty quảng bá thông tin, hình ảnh, tìm kiếm và lựa chọn đối tác trong quá trình sản xuất kinh doanh, giám sát, theo dõi biến động của thị trường trong và ngoài nước.
- Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến rộng rãi về cổng thương mại điện tử của Công ty đến với người tiêu dùng.
- Xây dựng quy trình kinh doanh thuốc qua mạng đáp ứng nhu cầu kinh doanh thuốc của Công ty.
- Triển khai ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động thanh toán của các Công ty thông qua ngân hàng và các loại hình dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán điện tử.
3.3.4.3. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác đầu tư nước ngoài
Tăng cường hợp tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt đối với các cơ cấu sản phẩm liên quan đến các dạng bào chế mới, dạng bào chế đặc biệt đòi hỏi công nghệ cao. Đối với các công trình có nhu cầu vốn lớn, công nghệ hiện đại, cần có các cơ chế chính sách phù hợp để thu hút đầu tư nước ngoài. Cụ thể các chính sách thu hút Công ty nên tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Một là, Công ty cần phải tạo ra một môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, trên quan điểm so sánh với các chính sách thu hút đầu tư của các nước trong khu vực, nhất là các nước ASEAN.
Hai là, cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực xuất khẩu và các lĩnh vực cần công nghệ cao, để có nhiều ảnh hưởng lan tỏa lớn. Công ty cần thẩm định kỹ lưỡng các công nghệ cũng như máy móc thiết bị để đảm bảo tính tiên tiến và hiện đại của chúng. Tránh để xảy ra tình trạng như một số doanh nghiệp liên doanh nhập các thiết bị và công nghệ lạc hậu, gây ảnh hưởng đến môi trường như đã xảy ra trong thời gian qua.
Ba là, Công ty cần tạo nhiều cơ hội và có những ưu đãi ổn định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và cần phải tìm kiếm đối tác phù hợp nhằm học tập, nâng cao vị thế của Pymepharco để sánh vai với các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới mà cụ thể là các nước châu Á.
3.4. Kiến nghị
3.4.1. Về phía nhà nước
Nhà nước cần xây dựng chính sách tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp được bình đẳng như nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh, xây dựng các chế tài đủ sức răn đe các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Việc tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát huy được năng lực hoạt động và cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.
Có chính sách phát triển ngành dược, để triển khai thực hiện có hiệu quả đề án "Phát triển công nghiệp Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030" nhằm nâng cao năng lực của ngành dược nội địa. Để thực hiện tốt đề án này, nhà nước cần có chính sách, cơ chế để hổ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc ngành dược nghiên cứu nguyên liệu dược và đầu tư phát triển sản phẩm mới. Hiện tại phần nội dung của đề án chủ yếu mới chỉ đặt ra mục tiêu và nhiệm vụ mà chưa đưa ra được chính sách hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp dược. Do đó các doanh nghiệp khó có thể chủ động và có những bước đột phá trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
Có hình thức xử phạt hợp lý đối với cơ sở sản xuất hàng nhái, hàng giả gây ảnh hưởng đến sức khỏe, lòng tin của khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm.
Có chính sách ưu đãi về vốn, về thuế để khuyến khích các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thuốc, đặc biệt là các loại thuốc biệt dược, thuốc quý hiếm và có trình độ công nghệ cao.
Ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn, thủ tục giao đất, giao rừng đối với các dự án tổng thể về phát triển vùng nguyên liệu và chế biến nguyên liệu cho sản xuất hóa dược và bào chế thuốc.
Miễn giảm thuế nhập khẩu một số thiết bị máy móc (trong nước chưa sản xuất được) phục vụ sản xuất thuốc công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ gen, vắc xin,…).
Rút ngắn thời gian đăng ký công bố sản phẩm để kịp tiến độ đưa sản phẩm mới ra thị trường của các doanh nghiệp.
3.4.2. Về phía ngành
Một là, với tư cách là đơn vị chủ quản, các cơ quan quản lý ngành cần có các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp như: cung cấp thông tin thị trường, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại tại nước ngoài để thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ trong việc tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến.
Hai là, thường xuyên tổ chức hội thảo giữa các cơ quan quản lý ngành và các doanh nghiệp trong ngành để các doanh nghiệp đưa ra những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở tầm vĩ mô. Từ đó, ngành sẽ giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn hay xin ý kiến chỉ đạo, biện pháp giải quyết từ cấp trên.
Ba là, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng quảng bá sản phẩm. Từng bước đưa các thương hiệu của các doanh nghiệp sản xuất dược Việt Nam ra thị trường Thế giới. Luôn hướng tới mục tiêu từ chỗ chỉ nhập nguyên liệu dược, sang xuất khẩu thành phẩm thuốc ra thị trường Thế giới.
Bốn là, hỗ trợ tiếp thu chuyển giao công nghệ chế biến thuốc để Việt Nam sản xuất được sản phẩm thuốc đạt chất lượng ngang bằng các lọai thuốc ngoại trên thị trường hiện nay. Làm được điều này sẽ giúp tiết kiệm lượng ngoại tệ đáng kể cho Nhà nước. Bên cạnh đó người tiêu dùng còn mua được sản phẩm chất lượng tốt, giá phải chăng.
KẾT LUẬN
Cạnh tranh là một vấn đề tồn tại tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất giúp cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Có nhiều quan điểm khác nhau về cách đánh giá cạnh tranh và các yếu tố cơ bản tác động lên năng lực cạnh tranh, tuy nhiên gần như tất cả đều thống nhất là cạnh tranh là động lực phát triển của mọi nền kinh tế và phấn đấu để tăng cường năng lực cạnh tranh là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp.
Đối với ngành sản xuất dược phẩm hiện nay, theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế với các cam kết AFTA, WTO,... việc giảm thuế nhập khẩu, tiến tới tự do hoá thị trường theo xu hướng chung của thế giới nên cạnh tranh trong ngành dược phẩm Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt hơn, điều này đến từ cả hai phía một mặt phải cạnh tranh với các doanh nghiệp dược trong nước mặt khác phải cạnh tranh với các doanh nghiệp dược nước ngoài. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dược trên thị trường nói chung và Công ty cổ phần Pymepharco nói riêng hiện nay là vô cùng cần thiết và cấp bách, đây cũng là một trong những giải pháp để công ty phát triển nhanh, bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
Luận văn tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu khoa học về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal E. Porter, môi trường ngành dược phẩm Việt Nam, ma trận hình ảnh cạnh tranh, phân tích các điều kiện bên trong của Pymepharco, để có cơ sở cho việc phân tích và đánh giá được mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất dược phẩm và năng lực cạnh tranh của Pymepharco, từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty. Qua những nội dung nghiên cứu, luận văn đã đem lại những đóng góp chính sau đây:
- Hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh qua các vấn đề như: Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal E. Porter, ma trận hình ảnh cạnh tranh,...
- Nghiên cứu đặc điểm của thị trường kinh doanh dược phẩm Việt Nam từ khi được hình thành đến nay, đây là cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu để phân tích mức độ cạnh tranh của thị trường kinh doanh dược phẩm.
- Điều tra, phân tích ý kiến các chuyên gia trong ngành dược phẩm để kiểm nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của ngành sản xuất dược phẩm
để làm cơ sở khoa học trong vấn đề cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho Pymepharco.
- Luận văn tập trung phân tích các điều kiện bên trong - thực trạng của Pymepharco, các đều kiện bên ngoài - môi trường kinh doanh của ngành dược phẩm để từ đó đánh giá được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua ý kiến chuyên gia trên nền tảng lý thuyết ma trận hình ảnh cạnh tranh.
- Từ các kết quả nghiên cứu ở trên luận văn đề xuất những giải pháp và kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Pymepharco: i) các giải pháp hoàn thiện sản phẩm, ii) các giải pháp nâng cao năng lực quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực của Công ty, iii) các giải đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, và một số kiến nghị.
Với những đóng góp chủ yếu trên đây, luận văn đã hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp; đồng thời ứng dụng vào điều kiện thực tiễn của Công ty cổ phần Pymepharco. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp khác trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần vào hệ thống cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, luận văn chưa có điều kiện nghiên cứu các đối thủ trong nước và trên thế giới một cách sâu rộng. Nội dung và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Pymepharco chỉ mới chủ yếu mang tính nguyên tắc và định hướng. Trong quá trình thực hiện các định hướng giải pháp đề xuất này cần triển khai thành các kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiễn của công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 2. Lê Đăng Doanh (2010), Những nút thắt trong phát triển năng lực cạnh tranh tại
Việt Nam
3. Lê Công Hoa (2006), Tạp chí công nghiệp, Số tháng 11
4. Ngô Xuân Hoàng (2013), Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ở Công ty chè Sông Cầu – Tổng Công ty chè Việt Nam, Tạp chí kinh tế phát triển.
5. Nguyễn Thế Nghĩa (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế, Thông tin pháp luật nhân sự
6. Công ty cổ phần Pymepharco (2010, 2011, 2012), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh.
7. Công ty cổ phần Pymepharco (2013), Báo cáo bạch.
8. Paul A. Samuelson (2000), Kinh tế học, dịch giả Lê Đông Tâm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
9. Paul A.Samuelson và W.D.Nordhaus (1995), Kinh tế học, NXB Thống kê, Hà Nội. 10.Từ điển kinh doanh (1992), nhà xuất bản ở Anh.
11.Philip Kotler (1997), Quản trị Marketing, dịch giả Vũ Trọng Hùng, Phan Thăng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
12.Micheal E. Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh, dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, Nhà xuất bản Trẻ Tp Hồ Chí Minh
13. Micheal E. Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh, dịch giả Nguyễn Phúc Hoàng, Nhà xuất bản Trẻ TP. Hồ Chí Minh
14. Micheal E. Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, Lương Ngọc Hà, Lê Thanh Hải, Nhà xuất bản Trẻ TP. Hồ Chí Minh 15. Tổng cục quản lý dược Việt Nam, Báo cáo phân tích ngành dược 2012 và triển
vọng năm 2013
16. Nguyễn Văn Thanh (2003), Một số vấn đề về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh quốc gia, tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 317.
Tiếng Anh
17. Micheal E. Porter (1985), Competitive Advantage, The Free Press, New York 18. Micheal E. Porter (1980), Competitive Strategy, The Free Press, New York
19. Michael E. Porter (1985), The Competitive Advantage of Nations, The Free Press, New York.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂU HỎI THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA
Để xác định được mức độ quan trọng (ảnh hưởng) của các yếu tố từ môi trường bên trong, các yếu tố môi trường bên ngoài đối với năng lực cạnh tranh của Công ty Pymepharco và việc so sánh lợi thế cạnh tranh giữa các đối thủ, các yếu này sẽ là cơ sở để xậy dựng các ma trận IFE, EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, tôi đã tổ chức tham khảo ý kiến của các cán bộ của Công ty am hiểu trong ngành. Nội dung cụ thể như sau:
Phương pháp điều tra: Phiếu điều tra, thư, email. Thời gian điều tra: Tháng 4 năm 2013.
Cách thức đo lường: Áp dụng thang điểm cho bảng câu hỏi là 5 bậc
Đối tượng điều tra nghiên cứu: Các trưởng, phó phòng ban, cán bộ nghiệp vụ của Công ty Pymepharco.
Tổng số phiếu câu hỏi gửi đi là: 12 Số phiếu trả lời thu về: 12
Số phiếu được chọn lọc để thống kê, đánh giá: 12
Xử lý thông tin: Số lượng mẫu ít nên tôi sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tính toán các trọng số.
Kết quả thu thập và xử lý các dữ liệu để xác định trọng số của các yếu tố được trình bày ở phụ lục 2.
PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA
CHỌN CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI VÀ BÊN TRONG CÔNG TY
Kính chào Quý Ông/Bà,
Chúng tôi là học viên Cao học, Trường Đại học Nha Trang, đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Pymepharco” nhằm mục đích tìm ra những giải pháp cụ thể giúp Công ty nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, đóng góp vào sự phát triển của ngành dược và nền kinh tế đất nước, nói chung.
Để đề tài phản ảnh được thực tế khách quan, thu thập được những ý kiến quý báu của các chuyên gia am hiểu trong ngành, xin Ông/Bà vui lòng bớt chút thời gian cho ý kiến về một số vấn đề sau (xin đánh dấu vào ô thích hợp).
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Phần A: Chọn các yếu tố môi trường bên trong có ảnh hưởng quan trọng đến doanh nghiệp sản xuất dược phẩm và phản ứng của Công ty cổ phần Pymepharco với các yếu tố sau:
Các yếu tố về môi trường bên trong của công ty được nêu ở cột 2 gồm: Yếu tố về máy móc, thiết bị công nghệ; yếu tố về Marketing; yếu tố về nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; yếu tố về nguồn nhân lực của công ty,...
Qua khảo sát và đánh giá của tác giả, có 15 yếu tố môi trường bên trong có tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, kính đề nghị quý