Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần pymepharco (Trang 74 - 84)

Môi trường cạnh tranh tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, nó đề cập đến các cạnh tranh trên thị trường đối với hoạt động của công ty.

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh, điều này đã đặt ra cho Công ty nhiều thách thức trong việc giữ vững và phát triển thị trường. Đây là một vấn đề sống còn đối với một doanh nghiệp. Vì vậy sự nhận dạng và hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.

Ngoài những công ty lâu năm trong nước hoạt động mạnh trên thị trường, đối thủ cạnh tranh của Pymepharco còn bao gồm:

- Những công ty mới thành lập đạt tiêu chuẩn GMP-WHO;

- Những công ty liên doanh có nhiều kinh nghiệm và tài chính mạnh;

- Công ty nước ngoài với những sản phẩm chính gốc. Dù giá thành cao nhưng họ có nhiều kinh nghiệm cũng như tiềm lực tài chính để hoạt động.

Các đối thủ cạnh tranh:

- Nước ngoài và liên doanh: Sanofi-SB, Upsa, United Pharma, OPV, Tenamyd. - Trong nước: Dược Hậu Giang, Traphaco, Imexpharm, Domesco.

Phân tích năng lực cạnh tranh các đối thủ hiện tại:

* Về hoạt động kinh doanh: Hầu hết các doanh nghiệp đều đạt kế hoạch đề ra cho năm 2012. Mức tăng trưởng doanh thu trung bình 15-25%. Trong đó, Traphaco có mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ấn tượng nhất 30,6% và 41,28% so với năm 2011, do giá bán của một số mặt hàng của Traphaco tăng mạnh trong năm.

Nhìn vào kết quả hoạt động kinh, doanh doanh thu và lợi nhuận của Pymepharco có mức tăng tưởng đứng thứ 2 so với các đối thủ hiện tại, nhờ những nổ lực đầu tư vào công tác nghiên cứu sản phẩm và mở rộng thị trường, đây cũng là mức tăng tưởng đáng khích lệ so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

Bảng 2.14 . Bảng tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp dược

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tên công ty Năm 2011 Năm 2012 LNST 2011 LNST 2012 Tăng trưởng doanh thu Tăng trưởng lợi nhuận

Dược Hậu Giang 2.491 2.932 419 491 17,7% 17,18%

Pymepharco 851 1.011 97 123 18,8% 26,92%

Domesco 1.132 1.261 80 90 11,4% 12,50%

Imexpharm 776 818 78 78 5,4% 0,00%

Traphaco 1.073 1.401 91 128 30,6% 41,28%

Nguồn: Số liệu kiểm toán hợp nhất các Công ty Dược * Về hệ thống phân phối: Hiện nay, Traphaco là doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận từ sản phẩm Đông dược cao nhất. Các doanh nghiệp còn lại tập trung sản xuất kháng sinh, vitamin và thực phẩm chức năng, giảm đau – hạ sốt, cạnh tranh cao trong phân khúc và với dược phẩm nhập khẩu. Các công ty có sản phẩm và địa bàn hoạt động giống nhau như: Dược Hậu Giang, Imexpharm, Pymepharco, Domesco. Với các doanh nghiệp này, quy mô sản xuất lớn và hệ thống phân phối trải rộng là những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh. Xét về quy mô sản xuất và hệ thống phân phối, Dược Hậu Giang và Domesco là các doanh nghiệp mạnh nhất.

Bảng 2.15. So sánh lợi thế về hệ thống phân phối của các doanh nghiệp dược

Tên công ty Sản phẩm chính Địa bàn hoạt động Hệ thống phân phối

Domesco

Nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam về thuốc tim mạch và nội tiết. Trong đó, hoạt động sản xuất thuốc là chủ đạo chiếm 52% doanh thu, kinh doanh 48% doanh thu. Thị trường Hà Nội chiếm khoảng 25% thị phần, thị trường thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 60%. Sản phẩm của

Domesco được tiêu thụ trên cả nước và xuất khẩu sang Japan,

HongKong, Lao, Campuchia, Philippine. Traphaco Đông dược là mặt hàng chủ lực, chiếm 38% tổng doanh thu và 60-70% lợi nhuận hàng năm. Sản phẩm chủ đạo: Boganic – 20% doanh thu Khu vực miền Bắc có thị phần lớn nhất (70% doanh thu), tiếp theo là khu vực miền Trung. Điểm mạnh của Traphaco là độ phủ sóng tới tận tuyến xã và tỉnh. Công ty hiện có 2 chi nhánh tại TPHCM và Đà Nẵng và 34 đại lý độc quyền.

Dược Hậu Giang

Mặt hàng có thị phần lớn nhất là kháng sinh, vitamin, giảm đau hạ sốt, tai mũi họng.

Sản phẩm có mặt 64 tỉnh thành của cả nước.

Với 7 công ty phân phối riêng, 43 đại lý, và 53 quầy thuốc tại các bệnh viện. Sản phẩm của DHG có mặt tại hầu hết các bệnh viện trên toàn quốc.

Imexpharm Kháng sinh, Vitamin, thực phẩm chức năng.

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và TP. HCM là 2 địa bàn lớn nhất của công ty, chiếm 48% và 19% tỷ trọng doanh thu hàng IMP.

Các nhà phân phối độc quyền cho IMP gồm:

Cty TNHH Dược

phẩm Gia Đại, dược phẩm Long Giang, dược phẩm Quốc tế, dược phẩm Vĩnh Khang,… Pymepharco Mặt hàng có thị phần lớn nhất là nhóm kháng sinh; nhóm tim mạch; nhóm giảm đau, hạ sốt, kháng viêm; nhóm trị đái tháo đường. Sản phẩm PMP có mặt trên toàn quốc. Khu vực TP. Hồ Chí Minh, Phú Yên - miềm trung là 2 địa bàn lớn nhất của công ty, chiếm 44% và 31% tỷ trọng doanh thu của PMP. Với 11 chi nhánh, 281 đại lý. Sản phẩm của PMP có mặt tại hầu hết các bệnh viện trên toàn quốc

Nguồn: Bản cáo bạch của TRA, DHG, IMP, PMP và DMC

Áp lực xâm nhập từ đối thủ tiềm ẩn

Thị trường dược Việt Nam hiện nay vẫn là sân chơi của các doanh nghiệp ngành dược. Tuy nhiên do đặc thù Việt Nam có lịch sử chiến tranh kéo dài, một số ngành như quân đội, công an, giao thông vận tải tham gia vào việc cứu chữa, chăm sóc sức khỏe nhân dân nên có một số doanh nghiệp trực thuộc ngành khác như Traphaco thuộc ngành Giao thông vận tải. Do mức hấp dẫn của ngành, khả năng một số ngành khác như chứng khoán, điện lực cũng muốn tham gia vào thị trường dược phẩm tạo ra mức độ cạnh tranh gay gắt hơn.

Tuy nhiên ngành dược là một ngành kinh doanh có điều kiện với các tiêu chuẩn của chính phủ và các tổ chức y tế thế giới, một doanh nghiệp mới muốn tham gia sản xuất hay phân phối thuốc thì cần phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn bao gồm các rào cản: Quy mô đầu tư trong sản xuất thuốc, mức độ khác biệt hóa sản phẩm, chi phí chuyển đổi từ một nhà cung cấp này đến một nhà cung cấp khác, ngành dược là ngành kinh doanh có điều kiện với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và sự tồn tại của các bằng phát minh trong nghiên cứu.

Áp lực của khách hàng

Khách hàng sẽ góp phần đè nặng lên bản chất cạnh tranh trong ngành dược bằng cách ép giảm giá, buộc các doanh nghiệp này chống lại các doanh nghiệp khác khi cạnh tranh về chất lượng, khác biệt hóa sản phẩm và giảm chi phí. Tuy nhiên do đặc thù của ngành dược, thuốc là một trong những mặt hàng thiết yếu không có sự mặc cả về giá nên sức mạnh khách hàng lại yếu trong trường hợp này. Khi đó quyền lực của khách hàng được trao vào tay các cán bộ y tế có chức năng khám chữa bệnh, cụ thể phụ thuộc vào:

- Thói quen kê đơn của bác sĩ

- Khách hàng lớn (nhà thuốc, phòng mạch, khoa dược, công ty phân phối) lợi dụng ưu thế của mình ép giá, mặc cả không hợp lý

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung ứng thuốc tạo điều kiện cho các bác sĩ và các nhà thuốc có nhiều cơ hội lựa chọn cũng như tạo ra nhiều áp lực cho doanh nghiệp.

Áp lực của nhà cung cấp

Nguồn nhân lực

Lao động trong các doanh nghiệp ngành dược gồm lao động quản lý, lao động kỹ thuật bậc cao và lao động kỹ thuật sản xuất.

- Lao động quản lý được cung cấp từ các trường Đại Học.

- Lao động kỹ thuật bậc cao được đào tạo từ các trường Đại học y dược, đại học khoa học tự nhiên,…Qui mô đào tạo hàng năm chưa đáp ứng đủ yêu cầu của ngành. Nhiều doanh nghiệp tự đào tạo lao động kỹ thuật qua các lớp ngắn hạn.

- Đối với lao động trực tiếp sản xuất được đào tạo qua trường lớp là rất ít. Đối tượng này được tuyển từ lao động phổ thông, công ty tự tổ chức đào tạo để sử dụng.

Nguồn nguyên liệu

Sự phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào luôn là một thách thức đối với doanh nghiệp, hiện nay có đến 90% nguyên vật liệu cho sản xuất thuốc tân dược vẫn phải nhập khẩu chủ yếu từ các nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore, sử dụng khoảng 400/1.000 hoạt chất. Các dược liệu được nhập chủ yếu là nguyên liệu kháng sinh, vitamin và chiếm trên 80% giá trị nhập khẩu.

Công ty cổ phần Pymepharco sản xuất thuốc tân dược, vì vậy nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, việc biến động giá nguyên vật liệu sẽ tác động đáng kể đến lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, do thị trường cung cấp nguyên vật

liệu sản xuất dược phẩm rất phong phú và đa dạng, qua các phương tiện thông tin, tư vấn, chào hàng, Công ty có thể chủ động tìm kiếm và tạo mối quan hệ vững chắc với các nhà cung cấp nguyên liệu để có nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định và đảm bảo chất lượng.

Các ngành công nghiệp phụ trợ

Không chỉ phải nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc, hiện nay máy móc, thiết bị sản xuất thuốc như máy dập viên, máy sấy tầng sôi, máy ép vỉ,… Công ty điều phải nhập khẩu từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn độ, Singapore,... Với trình độ khoa học kĩ thuật còn rất hạn chế trong nước, để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm thì nhất thiết phải nhập khẩu. Vì vậy, từ các nhà cung ứng nguyên vật liệu là rất lớn.

Hầu như Pymepharco phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài. Khi có biến động thị trường sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất như: nhà cung cấp đột ngột tăng giá, tiến độ cung cấp trễ, chất lượng không tốt, hay công ty nhập về để dự trữ nhiều sẽ ứ động vốn đôi khi giá giảm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Áp lực của sản phẩm thay thế

Do tính đặc thù của ngành, sẽ không có một sản phẩm nào khi thuốc còn thời gian bảo hộ. Ngay cả khi có thuốc thay thế thì sự khác biệt về liều dùng, về tác dụng điều trị và các phản ứng không mong muốn vẫn tạo ra sự khác biệt. Cuộc canh tranh gay gắt giữa thuốc có hoạt chất mới và thuốc generic thôi thúc nhu cầu tạo ra sản phẩm thay thế mới. Thuốc có nguồn gốc từ công nghệ sinh học phát triển mạnh và tham gia cạnh tranh gay gắt với các thuốc có nguồn gốc hóa dược. Đặt biệt trên thị trường có sự tham gia của thực phẩm chức năng. Nguồn sản phẩm này ảnh hưởng không nhỏ tới thị phần của thuốc, đặc biệt là các loại thuốc bổ. Do đó ngành dược với sự tham gia của nhiều sản phẩm thay thế với một cường độ cạnh tranh mạnh hơn rất nhiều.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Qua những phân tích trên, tác giả xây dựng ma trận đánh giá sự tác động của các yếu tố bên ngoài và mức độ phản ứng của Công ty Pymepharco trước những tác động ấy. Phương thức tiến hành xây dựng ma trận EFE như sau:

- Để có cơ sở xây dựng ma trận, tác giả lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công của Công ty như đã được nhận diện trong quá trình phân tích các yếu tố bên ngoài ở trên, bao gồm cả những cơ hội và mối đe dọa, nguy cơ ảnh hưởng đến Công ty Pymepharco và ngành dược, nói chung.

- Để xác định mức độ quan trọng của mỗi yếu tố (xét trên góc độ ngành), tác giả đã tổ chức lấy ý kiến của các cán bộ am hiểu công ty và cách thức xử lý số liệu tương tự như trường hợp ma trận IFE đã trình bày ở tiểu mục 2.3.1.10(xin xem tại Phụ lục 1 và 2).

- Việc phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công (cột áp cuối của ma trận) nhằm cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của Công ty Pymepharco phản ứng với các yếu tố này, trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng thấp. Các số liệu này do đánh giá chủ quan của tác giả và ý kiến cán bộ am hiểu công ty dựa trên những phân tích đã được trình bày.

- Sau đó, nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với trọng số của nó để xác định số điểm quan trọng của yếu tố đó, rồi cộng tất cả số điểm quan trọng ấy để xác định số điểm quan trọng tổng cộng của công ty.

Bảng 2.16. Ma trận các yếu tố bên ngoài

Các yếu tố bên ngoài

Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1. Ngành dược được nhiều quan tâm, hỗ trợ từ chính phủ 0,09 3,17 0,29

2. Lộ trình WTO, mở ra nhiều cơ hội cho việc mở rộng thị trường. 0,08 3,08 0,25 3. Tình hình chính trị - xã hội Việt Nam ổn định giúp doanh

nghiệp yên tâm phát triển 0,06 3,25 0,20

4. Dân số tăng nhanh, nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân

ngày càng tăng cao 0,08 3,50 0,28

5. Công nghệ ngành dược càng phát triển 0,07 3,18 0,22 6. Ngành dược là ngành kinh doanh có điều kiện với các rào

cản gia nhập ngành khó khăn. 0,09 3,25 0,29

7. Sức cạnh tranh từ các đối thủ cùng ngành trong nước

ngày càng gay gắt 0,12 2,75 0,33

8. Ngành dược chịu sự kiểm soát chặt chẽ về giá của Nhà nước 0,09 3,58 0,32 9. Yêu cầu về chuyên môn còn thấp tạo cơ hội cạnh tranh

10. Xu hướng, thị hiếu người tiêu dùng chuộng hàng ngoại 0,11 2,92 0,32

11. Biến động giá nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng tăng. 0,09 3,75 0,34

Tổng cộng: 1 3,19

Nguồn: Kết quả điều tra tác giả - Tổng hợp ý kiến chuyên gia Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng của các yếu tố bên ngoài của Công ty Pymepharco đạt 3,19 điều này cho thấy Công ty chỉ đạt trên mức trung bình về các chiến lược hiện nay của Công ty.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh so sánh với các đối thủ

Nội dung quá trình điều tra và kết quả phân tích điều tra ý kiến chuyên gia đánh giá năng lực cạnh tranh của Pymepharco so với các đối thủ, gồm:

- Quy trình và phương pháp; - Thiết kế chỉ tiêu đánh giá;

- Mẫu điều tra và quá trình thu nhập dữ liệu;

- Kết quả phân tích dữ liệu điều tra ý kiến chuyên gia.

Bước 1: Quy trình và phương pháp

Việc xây dựng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Pymepharco, trước tiên được dựa trên lý thuyết được trình bày tại điểm 1.3.3 - Chương 1. Để phù hợp với môi trường ngành dược các chỉ tiêu đánh giá được điều chỉnh thông qua việc phân tích môi trường kinh doanh ngành dược trên địa bàn và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty.

Trong giai đoạn này một bảng câu hỏi được sử dụng lấy ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá và mức độ quan trọng (trọng số) ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược trên địa bàn (trên cơ sở giá trị trung bình ý kiến các chuyên gia). Cuối cùng trên cơ sở ý kiến các chuyên gia được phân tích trên lý thuyết ma trận hình ảnh cạnh tranh để đánh giá năng lực cạnh tranh của Pymepharco so với các đối thủ.

Bước 2: Thiết kế chỉ tiêu đánh giá

Như đã trình bày tại chương 1, các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm các lĩnh vực marketing, tài chính, nhân sự,… Để áp dụng vào trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, bảng câu hỏi được gửi tới các chuyên gia nhằm thống nhất các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần pymepharco (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)