Dự báo nhu cầu và sự phát triển của ngành dược

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần pymepharco (Trang 84 - 85)

Thị trường dược phẩm Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Tổng giá trị tiền thuốc tăng trưởng mạnh hàng năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP trong khi mức tăng giá bình quân ngành chỉ 5,81%.

TỐC ĐỘ TĂNG TƯỞNG CỦA NGÀNH DƯỢC

15% 25,50% 19,00% 12,80% 24,00% 9,10% 10% 20% 14% 17%

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

T ăng trưởng ngành dược T ốc độ tăng trưởng sử dụng tiền thuốc

Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam

Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng tưởng của ngành dược và sử dụng tiền thuốc

Điều này chứng tỏ tăng trưởng của thị trường dược phẩm Việt Nam chủ yếu dựa trên yếu tố về sản lượng do dân số trẻ, đông và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng.

Theo thống kê của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), Việt Nam hiện là một trong những quốc gia nhập khẩu dược phẩm nhiều nhất thế giới và có thị trường dược phẩm tăng trưởng nhanh, bình quân 25%/năm trong giai đoạn vừa qua.

Ngoài ra, mức chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người năm 2011 của người dân Việt Nam tăng so với năm 2010, đạt 27,6 USD/người/năm. Tuy nhiên vẫn thấp hơn mức bình quân của thế giới là 40 USD/người/năm. Qua đó có thể thấy tiềm năng phát triển thị trường dược phẩm tại Việt Nam là rất lớn.

Theo Báo cáo kết quả thực hiện năm 2012 của Cục Quản lý Dược Việt Nam, tổng tiền thuốc ước tính sử dụng năm 2012 là 2,6 tỷ USD, tăng 7,0% so với năm 2011 (2,43 tỷ USD). Trong đó, giá trị thuốc sản xuất trong nước ước tính đạt khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 5,26% so với năm 2011, chiếm 46,15% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng.

Ngoài ra, theo báo cáo của nghiên cứu thị trường Business Monitor International Ltd (BMI) - Anh Quốc, thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng khoảng 15,7% mỗi năm và đạt giá trị (sản xuất trong nước và xuất khẩu) khoảng 5,89 tỷ USD vào năm 2017. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập và đời sống người dân Việt Nam đang được cải thiện, từ đó làm nhu cầu sử dụng thuốc tăng nhanh khiến nhu cầu về thuốc ngày càng lớn. Với mức dân số 100 triệu dân được dự báo vào năm 2030, mức tiền sử dụng thuốc bình quân đầu người cũng được dự báo tăng lên 50 USD/người /năm so với mức 29,4 USD/người /năm như năm 2012.

Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam

Biểu đồ 3.2. Dự báo tiền thuốc sử dụng đến năm 2030 của Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần pymepharco (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)