Cơ cấu huy động vốn của ngân hàng theo khách hàng bao gồm: Vốn huy động từ doanh nghiệp và vốn huy động từ dân cƣ. Nguồn vốn huy động đƣợc nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: lãi suất, tính an toàn, tính thanh khoản, hay khả năng quan hệ với công chúng của ngân hàng…vv. Nhất là trong thời kỳ khó khăn, việc giữ chân đƣợc những khách hàng quen thuộc và tìm kiếm đƣợc những khách hàng tiềm năng là một việc rất khó. Tuy nhiên Chi nhánh đã lỗ lực thực hiện tốt các chỉ tiêu mà Ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam giao phó với tình thần tốt nhất. Ban giám đốc cùng các cán bộ phòng khách hàng đã đƣa ra biện pháp thực hiện chỉ tiêu hàng tháng, quý nhằm phát triển nguồn vốn huy động và dƣ nợ cho vay một cách hiệu quả nhất.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn phân loại theo khách hàng của ngân hàng TMCP Công Thƣơng - Chi nhánh Hai Bà Trƣng giai đoạn từ năm 2011 – 2013
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối Tƣơng
đối (%) Tuyệt đối
Tƣơng đối (%) Vốn huy động từ doanh nghiệp 1.467 34,1 2.382 41,3 3.472 42,7 915 62 1.090 45,7 Vốn huy động từ cá nhân 2.826 65,9 3.388 58,7 4.666 57,3 562 19,8 1.278 37,2 Vốn huy động theo khách hàng 4.293 100,0 5.770 100,0 8.138 100,0 1.477 34,4 2.368 41,1
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank - Chi nhánh Hai Bà Trưng)
Năm 2011 tiền gửi phân theo khách hàng với nguồn vốn huy động đƣợc từ doanh nghiệp đạt 1.467 tỷ đồng chiếm 34,1% trong tổng nguồn vốn huy động từ thành phần kinh tế, năm 2012 đạt 2.382 tỷ đồng tăng 915 tỷ đồng tƣơng ứng tỷ lệ tăng đạt 62% chiếm 41,3% trong tổng vốn huy động theo thành phần kinh tế, cho thấy hoạt động huy động từ doanh nghiệp năm 2012 đã đạt hiệu quả theo đúng kế hoạch Chi nhánh đề ra. Năm 2012 đƣợc coi là một trong những năm nền kinh tế Việt Nam bắt đầu thể hiện rõ ảnh hƣởng xấu từ khủng hoảng kinh tế thế giới, cũng nhƣ các vấn đề nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên có hai nguyên nhân khiến nguồn vốn năm 2012 tăng cao hơn năm 2011 là Vietinbank bắt đầu áp dụng sâu rộng phƣơng pháp tính KPI cho nhân viên (áp chỉ tiêu huy động, dƣ nợ vay và chỉ tiêu thẻ tới từng nhân viên) và do các kênh đầu tƣ đều mang lại hiệu quả kém, thua lỗ nên ngƣời dân chọn gửi tiết kiệm là con đƣờng tốt nhất để bảo đảm an toàn vốn và sinh lời. Trong khi đó trong khu vực quận Hai Bà Trƣng thì Vietinbank Hai Bà Trƣng đƣợc coi là một trong hai ngân hàng lớn và có uy tín nhất (là Vietinbank và BIDV) có mạng lƣới huy động khá rộng và ở những nơi thuận tiện đi lại. Sau khi chủ tịch mới của Vieinbank lên lãnh đạo là ông Phạm Huy Hùng đã thực hiện chính sách tận dụng triệt để các mối quan hệ của nhân viên để kéo khách hàng về với ngân hàng. Các chỉ tiêu đã đƣợc lập từ đầu năm kế hoạch và đƣa vào áp dụng cho mỗi nhân viên trong từng tháng và quý. Khi gắn lợi ích của nhân viên với chính lợi ích của Vietinbank đã giúp cho nguồn vốn của Vietinbank – Hai Bà Trƣng đạt đƣợc hiệu quả trong hoạt động huy động vốn. Năm 2013 nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp đạt 2.472 tỷ đồng chiếm 30,4% trong tổng vốn huy động, tăng 1.090 tỷ đồng tƣơng ứng tỷ lệ tăng đạt 45,7%. Đây là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp gửi vào ngân hàng nhằm mục đích thanh khoản. Với nguồn vốn chia sẻ từ Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội 7 khách hàng lớn là Tổng công ty Giấy, Tập đoàn than miền bắc, Tập đoàn dầu khí, Công ty Cổ phần dầu khí sơ sợi, Tổng công ty Chăn nuôi, Công ty TNHH Dệt Kim Đông xuân…vv. Nhờ vậy mà nguồn vốn từ khách hàng là tổ chức kinh tế của Chi nhánh Hai Bà Trƣng đã tăng khá cao trong năm 2013. Tuy lợi thế với chi phí huy động thấp hơn so với vốn huy động từ cá nhân nhƣng tính ổn định và khả năng sử dụng để cho vay lại không cao. Do đây là nguồn vốn của khách hàng lớn nên khi nhu cầu sản xuất tăng thì nguồn tiền gửi tại ngân hàng có thể bị rút với lƣợng rất lớn. Chi nhánh luôn phải dự trù một lƣợng tiền để đảm bảo thanh khoản nên khả năng sinh lời cho ngân hàng từ khoản vốn huy động này là thấp. Thực tế cho thấy chi nhánh huy động đƣợc 8.138 tỷ đồng trong
năm 2013 nhƣng chỉ cho vay đƣợc 4.378 tỷ đồng còn nguồn vốn còn lại phải bán vốn cho hội sở chính hoặc Ngân hàng Nhà nƣớc.
Vốn huy động đƣợc từ cá nhân chiếm gần 60% và có xu hƣớng giảm trong tổng nguồn vốn huy động đƣợc trong những năm gần đây. Năm 2011 đạt 2.826 tỷ đồng chiếm 65,9% trong tổng vốn huy động. Sang năm 2012 đạt 3.388 tỷ đồng tăng 562 tỷ đồng tƣơng ứng tỷ lệ tăng đạt 34,4% so với năm 2011. Năm 2013 đạt 5.666 tỷ đồng chiếm 57,3% trong tổng vốn huy động, tăng 1.278 tỷ đồng tƣơng ứng tỷ lệ tăng đạt 37,2%. Với lợi thế của một ngân hàng cổ phần nhà nƣớc, Vietinbank – Hai Bà Trƣng đã có đƣợc uy tín trong lòng ngƣời dân trong địa bàn Quận Hai bà trung và các quân lân cận. Đa số ngƣời dân gửi tiết kiệm là các bác hƣu trí cao tuổi, ngƣời dân có khoản dƣ thừa nhƣng chƣa chi tiêu tới hoặc đầu tƣ không hiệu quả nên gửi tiết kiệm. Trong thời điểm hiện nay khi khủng hoảng kinh tế kéo dài ở các nƣớc ảnh hƣởng tới nền kinh tế Việt Nam, thị trƣờng bất động sản đóng băng, chứng khoán lao dốc và vàng hạ giá, USD mất giá nhanh thì việc gửi tiền ngày càng đƣợc ngƣời dân chọn để bảo toàn vốn và sinh lời mà không cần mất công đầu tƣ. Có tới 90% tổng nguồn tiền gửi từ dân cƣ tại Chi nhánh là của đối tƣợng hƣu trí và hộ gia đình vì nguồn thu nhập đều đặn của họ chƣa dùng tới đƣợc tích cóp cho tƣơng lai. Có thể nói đây là lƣợng vốn mang tính chất ổn định, tuy nhiên, sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp. Nhất là trong nền kinh tế khó khăn, các ngân hàng cạnh tranh lãi suất. Không chỉ lãi suất cao, ngƣời gửi tiền còn chú ý tới danh tiếng của ngân hàng. Chính vì vậy, Chi nhánh phải không ngừng nâng cao uy tín cũng nhƣ tên tuổi của ngân hàng mình trong mắt khách hàng.
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn phân theo khách hàng
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank - Chi nhánh Hai Bà Trưng)
Qua biểu đồ 2.1 trên thì nguồn vốn huy động đƣợc từ cá nhân và tổ chức kinh tế ngày càng tăng trong những năm gần đây mặc dù nền kinh tế những năm gần đây chịu ảnh hƣởng lớn của khủng khoảng kinh tế thế giới. Nguyên nhân của thành công trên là do Chi nhánh Hai Bà Trƣng có lƣợng khách hàng là các doanh nghiệp lớn, tổng công ty nhà nƣớc và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu. Mặt khác Chi nhánh có quy mô trải khắp địa bàn Quận Hai Bà Trƣng nên có lợi thế về huy động nguồn vốn từ dân cƣ khi các điểm giao dịch đặt ở những điểm trọng yếu nhƣ ngã tƣ, chợ lớn, khu thƣơng mại đông đúc, chung cƣ cao cấp…vv. Tạo thuận lợi cho khách hàng đến Chi nhánh Hai Bà Trƣng giao dịch.
Tóm lại: Huy động vốn theo thành phần kinh tế bao gồm từ doanh nghiệp và cá nhân đều có xu hƣớng tăng qua ba năm. Tuy nhiên, so sánh về tốc độ thì vốn từ cá nhân có xu hƣớng tăng nhanh qua các năm, điều này đều nhờ vào chính sách huy động vốn hợp lý, nhất là chính sách lãi suất linh hoạt của ngân hàng, trong từng giai đoạn và cả theo số lƣợng tiền. Chi nhánh phải luôn quan tâm tới khách hàng lâu năm và những khách hàng tiềm năng, có những ƣu đãi đối với khách hàng tiềm năng và quà lƣu niệm hoặc phiếu trúng thƣởng đối với khách hàng lâu năm, nhằm thu hút đƣợc lƣợng vốn lớn nhất có thể.