Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh (hoạt động

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt dộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn diên khánh (Trang 32 - 40)

5. Bố cục đề tà i:

1.2.5.3Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh (hoạt động

Khi phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng nhà phân phối cần chú ý xét từng chỉ tiêu, từng sự kiện ở từng thời kỳ, . . . Nghiên cứu những vấn đề này giúp cho Ngân hàng có thể phát hiện được nguyên nhân làm tăng giảm lợi nhuận và từ đó đề ra biện pháp làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó ngân hàng cần quan tâm đến các chỉ tiêu sau:

1.2.5.3.1 Khả năng sinh lời :

Khả năng sinh lời là kết quả cụ thể nhất của quá trình kinh doanh, mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường chỉ có thể tồn tại và đứng vững được bằng cách kinh doanh có lãi. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của các NHTM. Một số nhà quản trị thường dùng các chỉ số sau đây để đánh giá lợi nhuận của NHTM.

ROA (Return on Asset – thu nhập ròng trên tài sản)

Thu nhập ròng ROA =

Tài sản có

* 100%

Chỉ tiêu ROA (thu nhập ròng trên tài sản) phản ánh thu nhập trên tích sản (tổng tài sản) của ngân hàng, đo lường khả năng sinh lợi tích sản (lợi nhuận ròng trên một đơn vị tài sản có). Chỉ tiêu ROA thể hiện khả năng sử dụng linh hoạt các khoản mục của tổng tài sản, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng của tích sản càng cao.

ROE (Return on equity - thu nhập ròng trên vốn)

Thu nhập ròng ROE =

Vốn tự có

* 100%

Chỉ tiêu này đo lường tính lành mạnh trong hoạt động của một ngân hàng. Hệ số ROE phản ánh lợi nhuận kiếm được từ đơn vị vốn đầu tư.

1.2.5.3.2 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng thu nhập :

Thu nhập ròng

Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng thu nhập =

Tổng thu nhập

* 100%

Chỉ tiêu này giúp xác định khả năng mang lại lợi nhuận của một đồng thu nhập. Tỷ lệ nên duy trì ở mức >10%.

1.2.5.3.3. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy đông và tổng nguồn vốn : Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động .

Dư nợ

Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động =

Vốn huy động

* 100

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được .

Tổng dư nợ/tài sản có .

Chỉ tiêu này tính toán hiệu quả của một đồng tài sản có và quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn .

Dư nợ

Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn =

Tổng ngồn vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* 100

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng nguồn vốn, hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng .

1.2.5.3.4 Hệ số thu nợ :

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ =

Doanh số cho vay

(lần)

1.2.5.3.5. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay :

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay =

Tổng dư nợ

* 100

Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng công tác tín dụng. Theo quy định của NHNN các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ > 7% được xem là ngân hàng yếu kém. Nếu chỉ số này là < 5% ngân hàng đó được đánh giá là Ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao.

1.2.5.3.6 Ý nghĩa của các chỉ số phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng :

ROA giúp nhà quản trị được khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản có. ROA là thước đo hiệu quả đầu tư của ngân hàng vì mọi tài sản đều là những khoản đầu tư. ROA giúp ta khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt, Ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các khoản mục trên tài sản có trước những biến động của nền kinh tế. Nếu ROA quá cao sẽ làm cho các nhà quản trị lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán, đối chiếu với sự di chuyển các loại tài sản có, nhà quản trị có thể rút ra nguyên nhân thành công hoặc thất bại của ngân hàng. ROA còn phản ánh khả năng tích ứng của ban lãnh đạo NHTM trước sự biến đổi của các chính sách tiền tệ, tài chính của nhà nước.

ROE đo lường hiệu quả sử dụng đồng vốn tự có. Đo lường khả năng lành mạnh của ngân hàng. Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự có chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, Ngân hàng đã huy động vốn điều lệ cho vay.

Chỉ số lợi nhuận/ tổng thu nhập cho biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa lợi nhuận và thu nhập. Đây là hai yếu tố quan trọng, thu nhập chỉ ra vị trí của Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng, lợi nhuận thể hiện chất lượng hiệu quả cuối cùng trong hoạt động của ngân hàng. Như vậy, chỉ tiêu này thể hiện vai trò và hiệu quả của Ngân hàng. Tổng mức thu

nhập, tổng mức lợi nhuận trên thu nhập càng lớn thì vai trò hiệu quả hoạt động của Ngân hàng càng tốt.

1.2.5.3.7 Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động tín dụng:

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản, đem lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng và cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất có thể làm một ngân hàng đi đến phá sản. Do đó có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của một ngân hàng thương mại. Cụ thể:

1.2.5.3.7.1 Công tác thẩm định tín dụng:

Để đi đến quyết định cấp tín dụng cho một tổ chức, cá nhân, cán bộ tín dụng phải thực hiện công tác thẩm định tín dụng. Khi công tác thẩm định tín dụng được thực hiện một cách nghiêm túc, cẩn thận sẽ giúp ngân hàng đưa ra được các quyết định đúng đắn : cấp tín dụng cho một dự án tốt và từ chối các dự án tồi, từ đó nâng cao khả năng thu hồi nợ, giảm nợ khó đòi và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Công tác thẩm định tín dụng cần tập trung vào các nội dụng chính sau:  Thẩm định tư cách khách hàng vay vốn: Mục tiêu là đánh giá tư cách pháp nhân, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với hồ sơ vay vốn mà khách hàng phải tuân thủ.

Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng: Mục tiêu là xem thử

khách hàng có đủ khả năng tài chính đảm bảo trả nợ cho ngân hàng trong thời hạn cam kết hay không.

Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư:

Mục tiêu là để xem xét phương án hoặc dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn không. Đây là công tác rất quan trọng nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai.

Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay: Mục tiêu là đánh giá chính xác và trung thực xem tài sản đảm bảo nợ vay có đủ giá trị, có thị trường tiêu thụ và có đầy

đủ hồ sơ pháp lý để ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm nợ vay nhằm thu hồi nợ khi khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Khả năng quản lý và kiểm soát rủi ro: Mục tiêu là cung cấp thông tin giúp cho nhân viên tín dụng và lãnh đạo ngân hàng tiên liệu được phần nào khả năng thu hồi nợ trước khi cho vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.5.3.7.2 Trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng và đạo đức cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp phỏng vấn, điều tra và phân tích tín dụng từ đó đưa ra ý kiến tham mưu cho ban giám đốc để đưa ra quyết định cuối cùng là : cấp tín dụng hay từ chối khách hàng. Khi cán bộ tín dụng không đủ trình độ để thực hiện công tác thẩm định tín dụng sẽ gây khó khăn trong vấn đề ra quyết định làm xảy ra những quyết định sai lầm đưa đến tình trạng không có khả năng thu hồi nợ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng.

Ngoài trình độ của cán bộ tín dụng thì đạo đức của người cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng thông đồng với khách hàng trong quá trình thẩm định hoặc làm giả hồ sơ tín dụng sẽ làm sai lệch kết quả thẩm định từ đó đưa ra quyết định cho vay không chính xác của ban lãnh đạo ngân hàng.

1.2.5.3.7.3Công tác tổ chức bộ máy quản lý:

Cơ cấu quản lý của ngân hàng nếu được sắp xếp một cách khoa học, phân công công việc được tiến hành một cách cụ thể, có sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban sẽ giúp đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh, quản lý có hiệu quả các khoản tín dụng.

1.2.5.3.7.4 Chính sách tín dụng của ngân hàng:

Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Chính sách tín dụng phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, đồng thời phải hài hòa giữa quyền lợi của người gởi tiền, của người đi vay và của ngân hàng.

1.2.5.3.7.5 Thông tin tín dụng:

Trong thời buổi kinh tế thị trường ngân hàng phải là người nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Có như vậy ngân hàng mới có thể quyết định cấp tín dụng cho những dự án trung và dài hạn, những lĩnh vực mới mẻ. Hơn nữa việc cung cấp thông tin tín dụng giúp ngân hàng biết rõ hơn về khách hàng của mình, về lĩnh vực hoạt động của khách hàng, từ đó giúp cho cán bộ tín dụng có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, nâng cao hiệu quả tín dụng.

Thông tin tín dụng có thể được thu thập từ nhiều nguồn như: Từ trung tâm thông tin tín dụng, từ trung tâm xử lý và phòng ngừa rủi ro, từ khách hàng, từ các đối tác của khách hàng, từ các phương tiện truyền thông…

1.2.5.3.7.5 Đạo đức của người đi vay:

Có rất nhiều khách hàng tìm đến ngân hàng xin cấp tín dụng và trong đó có những khách hàng luôn có mong muốn trả hết nợ cho ngân hàng, có những khách hàng không muốn trả nợ dù có đủ năng lực tài chính và tìm cách gia hạn nợ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Bên cạnh đó có những đối tượng khách hàng cố gắng xin cấp tín dụng nhưng không sử dụng vốn đúng mục đích gây ra tình trạng vỡ nợ, tăng tỉ lệ nợ khó đòi ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng.

1.2.5.3.7.6 Trình độ quản lý của người đi vay:

Việc vay vốn ngân hàng thường được sử dụng vào mục đích mở rộng quy mô sản xuất trong khi trình độ quản lý yếu kém sẽ dẫn đến phá sản những phương án kinh doanh hoặc dự án đầu tư được coi là có tính khả thi cao, từ đó làm mất khả năng trả nợ cho ngân hàng.

1.2.5.3.7.7 Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người đi vay cũng như ảnh hưởng đến nguồn vốn ngân hàng huy động được :

+ Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, lạm phát, hàng hóa khó tiêu thụ, sản xuất đình trệ, hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng khả nợ cho ngân hàng,từ đó ảnh hưởng xấu đến hiệu

quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hơn nữa khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, lạm phát, đồng tiền bị mất giá ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư của nhiều nhà đầu tư, ảnh hưởng đến thói quen tiết kiệm của người dân gây khó khăn trong công tác huy động vốn của ngân hàng.

+ Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có nhiều khả năng trả nợ cho ngân hàng hơn. Đồng thời lượng vốn ngân hàng huy động được cũng ổn định hơn

1.2.5.3.7.8 Môi trường pháp lý và chính sách vĩ mô của nhà nước:

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động cũng phải tuân thủ theo đúng pháp luật, bị pháp luật chi phối. Ngân hàng phải hoạt động trong hành lang pháp lý hẹp hơn bất kỳ một doanh nghiệp nào khác. Do đó một hệ thống pháp lý càng chặt chẽ, hoàn chỉnh, đồng bộ thì lại càng đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của ngân hàng, của doanh nghiệp và đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng.

Thông qua hệ thống ngân hàng nhà nước sẽ tiến hành điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Do đó ngân hàng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Các chính sách của nhà nước nhằm thúc đẩy hoặc hạn chế một ngành nghề nào đó sẽ làm gia tăng hoặc hạn chế khách hàng của ngân hàng.

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN DIÊN KHÁNH

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt dộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn diên khánh (Trang 32 - 40)