Phân tích doanh số cho vay theo thời gian tại Chi nhánh:

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt dộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn diên khánh (Trang 82 - 102)

5. Bố cục đề tà i:

2.2.3.1.Phân tích doanh số cho vay theo thời gian tại Chi nhánh:

Hàng tháng, hàng quý căn cứ vào nguồn vốn của Ngân hàng và nhu cầu vay vốn của đơn vị kinh tế, doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, cá thể gia đình theo từng địa bàn, Phòng tín dụng lập kế hoạch tăng dư nợ cho vay và giao chỉ tiêu đến từng cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn.

Trong quá trình cho vay, Chi Nhánh luôn đổi mới và đa dạng hóa các hình thức cho vay, thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng cấp trên cũng như các Quyết định của Ngân hàng nhà nước như:

- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

- Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Bảng 2.8: Cơ cấu Doanh số cho vay theo ngành

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (2008/2007) So sánh (2009/2008) Chỉ tiêu DSCV Tỷ trọng DSCV Tỷ trọng DSCV Tỷ trọng +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) Nông lâm 51,641 19.76% 60,615 24.29% 93,892 29.12% 8,974 17.40 33,277 54.89 CN, XD, GTVT 68,414 26.19% 51,829 20.77% 68,906 21.37% -16,585 -24.24 17,077 32.95 Thương nghiệp, dịch vụ 107,193 41.03% 116,305 46.61% 130,570 40.5% 9,112 8.50 14,265 12.26 Tiêu dùng, cầm cố 34,004 13.02% 20,766 8.32% 29,023 9.01% -13,238 -38.93 8,257 39.76 Tổng cộng 261,252 100% 249,515 100% 322,391 100% -11,737 -4.49 72,876 29.20

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 2007 2008 2009

Nông lâm thủy

CN, XD, GTVT

Thương nghiệp, dịch vụ

Tiêu dùng, cầm cố

Biểu đồ 2.4 : Doanh số cho vay theo ngành (triệu đồng)

Năm 2008 doanh số cho vay của Chi Nhánh chỉ đạt 249,515triệu đồng. Giảm 11,737 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 4.49% so với năm 2007 chủ yếu là giảm ở các thành phần kinh tế như công nghiệp, giao thông vận tải, tiêu dùng cầm cố. Năm 2009 doanh số cho vay tăng so với năm 2008 là 72,876 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 29.20%. Nhìn chung thì doanh số cho vay năm 2009 đã tăng trở lại còn doanh số cho vay năm 2008 có giảm là do khách quan khách hàng tiêu dùng cầm cố ít, bên cạnh đó là sự chỉ đạo của NHNo&PTNT VN phải giảm bớt dư nợ với các khách hàng không có TSĐB. Qua phân tích tình hình trên ta cũng nhận thấy rằng Ngân hàng đang chú trọng đầu tư vào khách hàng là nông dân, thương dân, ngành dịch vụ. Điều đó mang đến sự an toàn, giảm rủi ro trong cho vay nhất là khi khách hàng làm ăn thua lỗ không trả được nợ phải gia hạn hay khoảng nợ ảnh hưởng hoạt động kinh doanh. Mặt khác việc tăng dần doanh số các món vay nhằm vào khách hàng là nông dân, thương dân, ngành dịch vụ sẽ tạo điều kiện cho nhiều cá nhân có điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, xúc tiến việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy kinh doanh kinh tế tăng trưởng,và theo đúng tiêu chí hoạt động của ngân hàng. Canh đó, ngân hàng thu được khoản phí, lãi từ việc cho vay.

2.2.3.2 .Tình hình doanh số thu nợ :

Doanh số thu nợ theo ngành : Song song với việc cho vay là công tác thu hồi nợ đã đến hạn nhằm đảm bảo việc kinh doanh của Ngân hàng.

Bảng 2.9:Cơ cấu doanh số thu nợ cho vay theo ngành

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (2008/2007) So sánh (2009/2008)

Chỉ tiêu DSTN Tỷ trọng DSTN Tỷ trọng DSTN Tỷ trọng +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) Nông lâm 854 1.85% 4,828 8.99% 21,379 23.36% 3,974 465.34 16,551 342.81 CN, XD, GTVT 9,038 19.59% 6,290 11.71% 12,202 13.33% -2,748 -30.40 5,912 93.99 Thương nghiệp, dịch vụ 34,390 74.55% 45,250 84.22% 54,867 59.94% 10,860 31.58 9,617 21.25 Tiêu dùng, cầm cố 1,845 4.01% -2,642 -4.92% 3,086 3.37% -4,487 -243.195 5,284 300 Tổng cộng 46,127 100% 53,726 100% 91,534 100% 7,599 16.47 37,808 70.37

-10000 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nông lâm thủy CN, XD, GTVT

Thương nghiệp, dịch vụ

Tiêu dùng, cầm cố

Biểu đồ 2.5 : Doanh số thu nợ theo ngành (triệu đồng) .

Đối với nợ ngành nông lâm: Năm 2008 tăng so với năm 2007là 3,974 triệu đồng và tỷ lệ tăng là 465.34% và năm 2009 tăng so với năm 2008 là 16,551 triệu đồng và tỷ lệ tăng là 342.81%.

Đối với nợ ngành CN, XD, GTVT: Năm 2008 giảm so với năm 2007 là 2,748 triệu đồng và tỷ lệ giảm là 30.40% và năm 2009 tăng so với năm 2008 là 5,912 triệu đồng và tỷ lệ tăng là 93.99%.

Đối với nợ ngành thương nghiệp, dịch vụ: Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 10,860 triệu đồng và tỷ lệ tăng là 31.58% đến năm 2009 tăng so với năm 2008 là 9,617 triệu đồng và tỷ lệ tăng là 21.25%.

Đối với nợ tiêu dùng cầm cố:Năm 2008 giảm so với năm 2007 là 4,487 triệu đồng và tỷ lệ giảm là 31.58% đến năm 2009 tăng so với năm 2008 là 5,284 triệu đồng và tỷ lệ tăng là 300%.

Nhìn chung công tác thu hồi nợ của Ngân hàng tốt, đều đặn và lũy tiến theo từng năm tuy năm 2008 có thu hồi nợ không được khả quan lắm đối với TD, CC, CN, XD, GTVT nhưng năm 2009 tình hình đã được khắc phục kịp thời. Đây là một công việc hết sức quan trọng trong công tác kinh doanh bởi vì nếu như thu hồi

không được nợ sẽ phát sinh ra nợ quá hạn và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động và tình hình tài chính của Chi Nhánh.Đây là một điều mà Ngân hàng quan tâm đặt lên hàng đầu. Bởi vì có thu nợ được mới có cho vay được và hơn nữa là đảm bảo được nguồn vốn của Ngân hàng luôn luôn ổn định.

2.2.3.3 Phân tích tình hình dư nợ cho vay tại NHNo&PTNT DK : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (2008/2007) So sánh (2009/2008)

Chỉ tiêu

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%)

Ngắn hạn 175,162 81.42% 109,942 56.15% 128,987 55.87% -65,220 -37.23 19,045 17.32

Trung hạn 39,713 18.46% 84,141 42.97% 99,964 43.3% 44,428 111.87 15,823 18.80

Dài hạn 250 0.12% 1,706 0.88% 1,906 0.83% 1,456 582.40 200 11.72

Tổng cộng 215,125 100% 195,789 100% 230,857 100% -19,336 -8.98 35,068 17.91

Dư nợ 170,000 180,000 190,000 200,000 210,000 220,000 230,000 240,000 2007 2008 2009 Dư nợ

Biểu đồ 2.6: Dư nợ cho vay

Qua bảng trên ta nhận thấy dưnợ cho vay năm 2007 là 215,125 triệu đồng, trong khi đó năm 2008 là 195,789 triệu đồng, giảm 19,336 triệu đồng hay 8.98% (so với năm 2007). Dư nợ cho vay năm 2009 đạt 230,857 triệu đồng tăng 35,068 triệu đồng (tăng 17.91% so với năm 2008).

Trong năm 2008, tình hình cho vay giảm là do Quốc hội đã ban hành luật đất đai số 13/2003/QH11 và Chính phủ đã ban hành nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật đất đai làm cho tình hình nhà đất đóng băng. Chính vì vậy NHNo&PTNT Diên Khánh có chủ trương không cho vay hoặc giảm thiểu đối với những khách hàng vay với mục đích kinh doanh nhà đất mà nguồn trả nợ không đảm bảo hoặc vay tín chấp.

Tình hình dư nợ cho vay trong thời gian qua có nhiều thuận lợi. Tuy doanh số cho vay (năm 2008) giảm so với năm 2007 nhưng cũng đạt nhiều thành tích đáng kể. Chúng ta hãy xét đến yếu tố cho vay theo thời hạn và loại hình kinh tế .

Theo thời hạn cho vay: 0 50,000 100,000 150,000 200,000 2007 2008 2009 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Biểu đồ 2.7: Dư nợ cho vay theo thời hạn (triệu đồng)

Ngắn hạn T rung hạn Dài hạn

Ngắn hạn T rung hạn Dài hạn

Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng dư nợ cho vay 2008

Ngắn hạn T rung hạn Dài hạn

Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng dư nợ cho vay 2009

Năm 2007 dư nợ cho vay ngắn hạn là 175,162 triệu đồng chiếm 81.42% tổng dư nợ năm 2007. Năm 2008 là 109,942 triệu đồng chiếm tỷ trọng 56.15% trên

tổng dư nợ cho vay cả năm giảm 37.23% (số tuyệt đối giảm 65,220 triệu đồng so với năm 2007). Năm 2009 dư nợ ngắn hạn đạt 128,987 triệu đồng chiếm tỷ trọng 55.87% trên tổng dư nợ cho vay, tăng 17.32% tương ứng với số tiền 19,045 triệu đồng.

Song song với việc cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung hạn năm 2007 đạt 39,713 triệu đồng chiếm tỷ trọng 18.46% trên tổng dư nợ. Năm 2008, số này đạt 84,141 triệu đồng,chiếm 42.97% tổng dư nợ, tăng lên 111.87% (số tuyệt đối đạt 44,428 triệu đồng). Năm 2009 đạt 99,964 triệu đồng, chiếm 43.30% tổng dư nợ, tăng lên 15,823 triệu đồng tức tăng 18.80%. Dư nợ dài hạn qua các năm chiếm tỷ trọng rất thấp: năm 2007 là 0.12%, năm 2008 là 0.88%, năm 2009 là 0.83%.

Từ những số liệu trên ta nhận thấy dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn tăng mạnh từ năm 2007 đến năm 2009. Những thành tích trên, chứng tỏ rằng số dự án đầu tư ngắn-trung hạn có hiệu quả cao nên được chi nhánh đã tiến hành thẩm định và phê duyệt cho vay tăng hằng năm.

Qua phân tích số liệu ta cũng thấy rằng, tỷ lệ dư nợ cho vay tại NHNo&PTNT Diên Khánh năm 2008 không được tốt vì đã giảm 8.98% so với năm 2007 nên ngay kịp thời Ban Giám Đốc có chủ trương lành mạnh hóa dư nợ hiện có, kiên quyết thu hồi đối với các khoản nợ có vấn đề , chấm dứt quan hệ tín dụng đối với các đơn vị có dấu hiệu thua lỗ trong hoạt động kinh doanh.

Trong những năm qua Ngân hàng không chủ trương tăng trưởng dư nợ nhất là đối với những món vay mà khả năng đảm bảo trả nợ kém. Ngân hàng đã tập trung thay đổi cơ cấu dư nợ theo hướng an toàn hiệu quả, coi trọng việc xử lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng. Ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức cho vay và nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và nó cũng hoàn toàn phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội. Theo đó Ngân hàng đã chú trọng phát triển khách hàng tiềm năng, khách hàng có thiện chí trả nợ và lãi đúng hạn.

Bên cạnh đó việc điều chính lãi suất cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả cho vay góp phần giữ được khách hàng và tăng

thêm nguồn thu cho ngân hàng. Dư nợ cho vay trung ngắn hạn tăng cũng phù hợp với chủ trương chính sách của Nhà Nước về nâng cao tỷ trọng dư nợ cho vay trung hạn, phục vụ cho đầu tư đổi mới, cải thiện trong sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Theo loại hình cho vay:

Bảng 2.11: Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So sánh (2008/2007) So sánh (2009/2008) Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

+/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%)

- Hộ sản xuất cá thể 140,790 129,081 180,576 -11,709 -8,31 51,495 39.89

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 120,462 120,434 141,815 -28 -0,023 21,381 17.75

Tổng cộng 261,252 249,515 322,391 -11,737 -4.49 72,876 29.2

0 50,000 100,000 150,000 200,000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Hộ sản xuất cá thể Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Biểu đồ 2.11: Dư nợ cho vay theo loại hình (triệu đồng)

Năm 2008 dư nợ cho vay hộ sản xuất cá thể đạt 129,081 triệu đồng giảm 11,709 triệu đồng (năm 2007 với tỷ lệ là 8.31%). Năm 2009 dư nợ cho vay đạt 180,576 triệu đồng, tỷ lệ này tăng 39.89% (số tuyệt đối 51,495 triệu đồng).

Ngoài phần cho vay hộ sản xuất cá thể thì cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng gia tăng. Năm 2007 dư nợ chỉ đạt 120,462 triệu đồng. Năm 2009 dư nợ lên đến 141,815 triệu đồng, tỷ trọng tăng 17.75% so với năm 2008.

Đến cuối năm 2009 tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh là 5,870 khách hàng, các lĩnh vực đầu tư như : kinh doanh lúa gạo, kinh doanh sắt phế liệu, chăn nuôi, trồng trọt,… đối với hộ gia đình, cá thể sản xuất kinh doanh ổn định có hiệu quả. Ngoài ra Chi nhánh còn chú trọng đầu tư vốn trung dài hạn cho các dự án chăn nuôi, trồng trọt lâu năm.

Dư nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản:

Bảng 2.12: Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

(2008/2007)

So sánh (2009/2008) Chỉ tiêu

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng +/-

Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) DNCV không có TSĐB 99,452 46.23% 103,827 53.03% 139,668 60.5% 4,375 4.39% 35,841 34.51 DNCV có TSĐB 115,673 53.77% 91,962 46.97% 91,189 39.5% -23,711 -20.49% -773 -0.84 Tổng cộng 215,125 100% 195,789 100% 230,857 100% -19,336 8.98% 35,068 17.91

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 DNCV có T SĐB DNCV không có T SĐB

Biểu đồ 2.12: DNCV có TSĐB/ không có TSĐB (triệu đồng)

Năm 2007 dư nợ cho vay không có TSĐB là 99,452 triệu đồng, chiếm 46.23% dư nợ cho vay của năm. Sang đến năm 2008 dư nợ cho vay không có TSĐB là 103,827 triệu đồng, chiếm 53.03% dư nợ cho vay cả năm và tăng 4.39% (năm 2007). Năm 2009 dư nợ cho vay loại này chỉ chiếm 60.50% trong tổng dư nợ cho vay cả năm, tăng 34.51% (số tuyệt đối 35,841 triệu đồng so với năm 2008).

Đi cùng sự gia tăng món vay không có TSĐB là sự sụt giảm những khoản vay có tài sản thế chấp. Năm 2008 dư nợ cho vay đối với loại hình này chỉ là 91,962 triệu đồng, chiếm 46.97%. Năm 2009 dư nợ đạt 91,189 triệu đồng, giảm 0.84% (so với năm 2008).

Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam nói chung, tình hình kinh tế huyện Diên Khánh nói riêng tăng trưởng trong điều kiện có nhiều khó khăn do ảnh hưởng do nền kinh tế khu vực và thế giới, giá xăng dầu, giá vàng liên tục biến động kéo theo giá USD cũng thay đổi, bên cạnh đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NHTM. Trước thực trạng như vậy Ban lãnh đạo ngân hàng đã đề ra nhiều biện pháp nhằm khắc phục khó khăn như đa dạng hóa các loại hình cho vay đồng thời coi trọng xử lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng. Những hoạt động trên nhằm mục đích giữ khách hàng hiện hữu đang có quan hệ vay trả sòng phẳng với Chi nhánh và phát triển thêm khách hàng tốt.

Như vậy trong những năm qua hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT DK cho thấy NHNo&PTNT DK đã và đang ngày càng đáp ứng được nhu cầu đa dạng mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng cho khách hàng như cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ hoặc đồng tài trơ, cho vay các tầng lớp dân cư, cho vay xây dựng nhà ở, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, hỗ trợ chi phí cho con em du học. Mặt khác, NHNo&PTNT DK là Chi nhánh thuộc hệ thống NHNo&PTNT VN là ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam nên có nhiều uy tín. Hơn nữa với quy chế cho vay hợp lý, quy trình nhanh gọn đã thu hút được ngày càng nhiều khách hàng trên địa bàn huyện đến với ngân hàng No&PTNT DK.

2.2.3.4 .Phân tích tình hình dư nợ quá hạn tại NHNo&PTNT DK:

Trong quan hệ tín dụng, việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Bản thân nợ quá hạn là hiện tượng tự nhiên hợp với quy luật phát triển kinh tế. Mặc dù rất quen thuộc nhưng các nhà quản trị Ngân hàng luôn rất quan tâm vì trong nó chứa cả bộ phận nợ khó đòi không thu hồi được, đây chính là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn là mối quan tâm thường xuyên và hàng đầu của các NHTM. Khi nền kinh tế càng phát triển thì việc cung cấp vốn của các NHTM cho hoạt động kinh tế càng cao. Do đó, các nhà quản trị càng phải đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro nhằm hạ thấp tỷ lệ nợ quá hạn và đạt đến một tỷ lệ nợ quá hạn lý tưởng cho hoạt động tín dụng. Theo quy định của NHNN thì tỷ lệ này cho phép đối với các NHTM tối đa là 5%.

Việc thu hồi và giải quyết các khoản nợ quá hạn nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động ngân hàng là nghiệp vụ thường xuyên của mọi ngân hàng. Vì nếu không chú ý các khoản nợ quá hạn này sẽ trở thành nợ khó đòi, thậm chí không có khả năng thu hồi được làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và quản lý tại Ngân hàng.

Trong những năm qua tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh đã xử lý tốt nhờ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt dộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn diên khánh (Trang 82 - 102)