Các hình thức bảo đảm tín dụng :

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt dộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn diên khánh (Trang 26 - 28)

5. Bố cục đề tà i:

1.2.3.2. Các hình thức bảo đảm tín dụng :

1.2.3.2.1. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp :

Là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để bảo đảm khả năng hoàn trả vốn vay. Thế chấp tài sản là việc bên đi vay sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay. Vấn đề thế chấp tài sản bị chi phối bởi luật dân sự và luật đất đai. Theo hai luật này thế chấp có hai loại :

Thế chấp bất động sản :

Bất động sản là những tài sản không di dời được như nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh và các tài sản khác gắn liền với nhà ở hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh. Giá trị tài sản thế chấp bao gốm giá trị của tài sản kể cả hoa lợi, lợi tức và các trái quyền có được từ bất động sản. Tất cả các bất động sản thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân hay tổ chức đều có thể sử dụng để thế chấp vay vốn. Khi thế chấp hai bên, ngân hàng và khách hàng, phải thoả thuận định giá tài sản thế chấp và ký kết hợp đồng thế chấp có chứng nhận của phòng công chứng .

Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất :

Trong các chủ thể được giao đất hoặc cho thuê đất chỉ có cá nhân, hộ gia đình vả các tổ chức kinh tế mới có thể sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng .

1.2.3.2.2. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố :

Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Động sản cầm cố có thể là loại không cần đăng ký quyền sở hữu, có loại cần đăng ký quyền sở hữu ( xe cộ, phương tiện vận chuyển ). Đối với loại tài sản không đăng ký quyền sở hữu,

khi cầm cố tài sản phải được giao nộp cho bên cho vay. Đối với tài sản có đăng ký sở hữu, khi cầm cố hai bên có thể thoả thuận để bên cầm cố giữ tài sản hoặc giao tài sản cầm cố cho bên thứ ba giữ. Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau :

 Tải sản hữu hình như : xe cộ, máy móc, hàng hoá, vàng bạc, tàu biển,……và các loại tài sản khác .

 Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ .

 Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu .  Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền thụ trái và các quyền phát sinh từ các tài sản khác .

 Lợi tức và quyền phát sinh từ tài sản cầm cố .

1.2.3.2.3. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay :

Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân hàng.

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay trong các trường hợp sau :

 Trường hợp Chính Phủ, Thủ Tướng Chính Phủ quyết định giao cho ngân hàng cho vay đối với khách hàng và đối tượng vay .

 Ngân hàng cho vay trung hạn, dài hạn với các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng được các điều kiện khách hàng vay có tín nhiệm , có khả năng tài chính để trả nợ, có dự án đầu tư khả thi, có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư .

1.2.3.2.4. Bảo đảm tín dụng bằn hình thức bảo lãnh :

Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến

hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Bảo lãnh có thể chia thành hai loại chính :

 Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay, nếu đến hạn trả nợ mà bên đi vay không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ .

 Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội là biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, theo đó tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho bên đi vay .

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt dộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn diên khánh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)