Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt dộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn diên khánh (Trang 107 - 116)

5. Bố cục đề tà i:

2.3.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân:

- Đối với hoạt động huy động vốn

+ Nguồn vốn huy động chủ yếu là từ nguồn dân cư, các tổ chức kinh tế khác

chỉ chiếm phần nhỏ theo bảng 2.6 và biểu đồ 2.3 chứng tỏ chính sách khách hàng của ngân hàng chưa tốt khiến cho lượng tiền huy động vẫn không cao.

+ Cạnh đó, khách hàng hạn chế gửi tiền tại ngân hàng loại không kỳ hạn và có kỳ hạn loại trên 12 tháng theo bảng phân tích 2.4 làm ảnh hưởng đến quá trình quay vòng vốn của ngân hàng, giảm thời gian sử dụng có hiệu quả nguồn tiền huy động được. Nguyên nhân có thể là do lãi suất huy động của loại tiền gửi này còn thấp chưa tạo được tính hấp dẫn đối với khách hàng, chưa có chính sách chăm sóc khách hàng.

- Đối với hoạt động cho vay

+ Dư nợ còn thấp theo bảng 2.10. Nguyên nhân là do sức cạnh tranh của ngân hàng còn kém.

+ Ngân hàng chưa chú trọng vào đầu tư cho vay dài hạn theo bảng 2.10 tỷ lệ cho vay dài hạn rất thấp.

+ Ngân hàng chưa sử dụng hết tiềm năng tài chính của mình chủ yếu là hoạt động cho vay theo bảng phân tích 2.15.

+ Thời gian giải ngân nhiều lúc bị ảnh hưởng do sự cố mạng do ngân hàng mới áp dụng phần mềm IPICAS từ tháng 06/2008.

- Hoạt động thu nợ

+ Tình trạng nợ xấu trong hai năm 2008, 2009 vẫn còn ở mức cao lần lượt là 4.1% và 3.5% theo bảng 2.13. Tuy vẫn ở dưới mức NHNoVN cho phép nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức khá cao cho thấy công tác thu hồi nợ còn chưa tốt, do:

 Chưa phân loại khách hàng tốt.

 Chưa đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng kỳ.

 Chưa làm tốt công tác tái thẩm định việc khách hàng sử dụng vốn vay đã đúng mục đích hay chưa.

 Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng với chính quyền địa phương, toà án, đội thi hành án trong việc thu hồi nợ khó đòi, chây ỳ.

CHƯƠNG III:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT DIÊN KHÁNH

3.1. Mục tiêu và phương hướng hoạt động năm 2010 của NHNo&PTNT Diên Khánh : 3.1.1 Các mục tiêu kinh doanh cụ thể:

- Nguồn vốn huy động: Tốc độ tăng trưởng nguồn bình quân: 10-15% so với năm 2009, trong đó tiền gởi dân cư tăng 15%, khách hàng doanh nghiệp tăng 5-7%.

- Dư nợ tín dụng: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân: 15 -20% so với năm 2009, trong đó:

 Cho vay không có tài sản đảm bảo: 40%  Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ: <3%

 Phát hành các loại thẻ: Tăng 2 lần so với năm 2009 (năm 2009 phát hành ATM: ……. thẻ )

 Doanh số thanh toán quốc tế: Tăng 50% so với năm 2009  Doanh số mua bán ngoại tệ: Tăng 20-25% so với năm 2009  Doanh số thanh toán : Tăng từ 10-15% so với năm 2009  Lợi nhuận hạch toán: Tăng từ 10-15% so với năm 2009 Trong đó doanh thu dịch vụ/Tổng doanh thu đạt 3,5-4%

3.1.2. Định hướng hoạt động khách hàng:

- Tăng cường công tác tiếp thị, tìm và khai thác các khách hàng đặc biệt là khách hàng lớn. Quảng cáo, khuếch trương các hình thức và các tiện ích của việc gửi tiền vào NHNo&PTNT để khuyến khích nguồn tiền gửi .

- Phương châm: “chủ động khai thác khách hàng”. Tiếp tục thực hiện các hình thức khuyến mãi linh họat đối với khách hàng.

- Về nội bộ: Giao chỉ tiêu từ đầu năm đến các phòng khách hàng; yêu cầu tất cả các khách hàng có quan hệ vay vốn phải mở tài khoản giao dịch thanh toán qua NH. Đẩy mạnh hoạt động phát hàng thẻ ATM để tăng nguồn vốn huy động.

- Tiếp tục mở rộng công tác tín dụng theo hướng vững chắc, an toàn, hiệu quả phát triển khách hàng tốt, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thường xuyên phân tích, đánh giá, chấm điểm tín dụng, xác định khách hàng tiềm năng, khách hàng chiến lược có tín nhiệm trong vay trả để có những biện pháp tiếp cận tốt, giữ và phát triển khách hàng theo phương châm: “Khách hàng là thân ch”. Hạn chế cho vay nhiều vào một khách hàng để tránh rủi ro; tăng cường kiểm soát trước trong và sau khi cho vay. Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ theo quy định 493 của NHNN. Tập trung làm tốt công tác xử lý nợ để lành mạnh cơ cấu tín dụng và tăng thu nhập. Có chính sách lãi suất hợp lý phù hợp với thị trường và khách hàng.

- Thay đổi cơ cấu cho vay theo mục tiêu đã xác định bằng cách tập trung vào thị phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh một cách tích cực và an toàn.

- Mở rộng các hình thức dịch vụ. Tập trung vào các hoạt động thẻ; dịch vụ thanh toán; kho quỹ; dịch vụ về tín dụng . . . Các giao dịch viên, CBTD phải thu đúng, thu đủ các loại phí theo quy định.

- Chú trọng nâng cấp đường truyền, đổi mới công nghệ máy móc trang thiết bị Ngân hàng; tập trung vào chủ động nâng cao trình độ CBCNV chuẩn bị cho bước đầu hội nhập.

3.2 Một số các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh: tại Chi nhánh:

3.2.1. Về hoạt động huy động vốn:

Trong hai năm 2008, 2009 chất lượng huy động vốn chưa cao, đối tượng khách hàng là các tổ chức kinh tế khác rất ít có giao dịch gửi tiền tại ngân hàng, khách hàng là dân cư có xu hướng giảm lưọng tiền gửi và chủ yếu chỉ gửi tiền trong thời gian ngắn. Vậy nên:

- Thứ nhất, ngân hàng cần có hình thức huy động vốn đa dạng và phong phú hơn tạo khách hàng niềm tin và ham muốn gửi tiền như:

 Huy động bằng kỳ phiếu trả lãi trước, tiết kiệm dự thưởng, huy động gửi vàng, ngoại tệ.

 Tập huấn các lớp maketing nhăm thu hút khách gửi tiền đặc biệt là tổ chức kinh tế khác, phát tờ rơi, sử dụng phương tiện truyền thông, truyền hình trong chiến dịch quảng cáo các gói dịch vụ của ngân hàng.

 Có chính sách tri ân đối với khách hàng có quan hệ truyền thống đói với ngân hàng, khách hàng có số tiền gửi lớn tại ngân hàng.

Nếu áp dụng được những chính sách này đảm bảo ngân hàng sẽ tăng được sức hấp dẫn đối với khách hàng, tăng sức cạnh tranh đối với các ngân hàng khác, tạo được sự gắn bó mật thiết giữa ngân hàng và khách hàng, đảm bảo ngân hàng sẽ hoàn thành chỉ tiêu đề ra là tăng 10-15% nguồn vốn huy động so với năm 2009. - Thứ hai, ngân hàng cần điều chỉnh mức lãi suất huy động sao cho phù hợp với lợi nhuận ngân hàng đề ra, với mực lãi suất cơ bản Ngân Hàng Nông Nghiệp cho phép và với sự biến động của thi trường nhằm thu hút lượng tiền gửi tại ngân hàng.

3.2.2. Đối với hoạt động cho vay:

- Do hệ thống mạng của ngân hàng sử dụng phần mềm IPICAS toàn quốc nên đầu tư nhân viên phòng vi tính có trình độ chuyên môn cao nhằm khắc phục nhanh các sự cố lỗi mạng mắc phải nhằm đảm bảo việc giải ngân thông suốt kịp tiến độ, không để khách hàng đợi lâu.

- Tình hình dư nợ còn thấp nên ngân hàng cần tạo tính cạnh tranh trong việc tìm khách hàng mới giữ chân khách hàng có quan hệ lâu năm bằng các chính sách khen thưởng nhằm động viên khuyến khích kịp thời nhân viên ngân hàng đồng thời để họ phát huy tối đa tài năng cá nhân.

- Do ngân hàng chưa sử dụng hết tiềm năng tài chính của mình chỉ chủ yếu là hoạt động cho vay lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng cũng rất cao nên ngân hàng nên mở rông nhiều loại hình dịch vụ mới như tư vấn, giữ két sắt… để phân tán rủi ro, nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.

- Do ngân hàng chưa đa dạng hóa các loại hình, đối tượng cho vay của mình nhằm mở rộng thị trường thu hút thêm khách hàng nên bổ sung các dịch vụ như tín dụng thu mua, dịch vụ khách hàng, …

3.2.3. Về hoạt động thu nợ:

- Do tình trạng nợ xấu còn ở mức cao nên:

+ Hàng năm xếp loại đánh giá khách hàng để giảm thiểu rủi ro trong thu hồi nợ và tăng trưởng dư nợ một cách hiệu quả và vững chắc.

+ Lập hạn mức cụ thể cho từng đối tượng nhằm tạo một định mức để người sản xuất cũng như về phía ngân hàng dễ dàng trong công tác cho vay và thu hồi nợ. + Thường xuyên bám sát địa bàn để nắm bắt tình hình kinh tế của địa phương và kiểm tra được tình trạng sử dụng vốn của khách hàng đã đúng mục đích hay chưa.

+ Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan có chức năng như tòa án, thi hành án để xử lí các trương hợp chây ỳ không chịu trả nợ ngân hàng. + Kiểm tra tính hiệu quả của các dự án xin vay, trước khi có quyết định cho vay.

3.3. Một số kiến nghị đối với NHNo&PTNT Diên Khánh :

- Cần nắm bắt rõ thông tin về khách hàng để tránh sự cho vay trùng lắp giữa các Ngân hàng (Cùng một đối tượng vay vốn) dẫn đến sử dụng vốn vay sai mục đích. - Tìm hiểu và nghiên cứu và phân tích kỹ các đối tượng vay vốn để tránh sự đồng lọat ồ ạt đầu tư và khi xảy tình trạng dịch bệnh (cúm gia cầm) hay cung vuợt cầu

làm cho giá hạ (như Mía hay cà phê) dẫn đến thua lỗ làm cho Ngân hàng không thu hồi được nợ.

- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể để giảm áp lực công việc cho đội ngũ cán bộ. Đồng thời nên có chính sách hậu đãi đối với cán bộ tận tâm lâu năm nhằm khuyến khích tinh thần đội ngũ cán bộ qua đó thu hút được đội ngũ nhân tài trẻ trong ngành về cống hiến cho Ngân Hàng.

- Kiểm tra kiểm soát thường xuyên để chấn chỉnh kịp thời các sai sót.

- Thường xuyên phân tích tình hình tài chính của khách hàng để cho vay có hiệu quả.

- Tiếp cận các đơn vị sản xuất đóng trên địa bàn để thanh toán chi trả lương qua

thẻ đây cũng là một thức tiền gởi không kỳ hạn.

- Thành lập ban nghiên cứu biến động thị trường để đưa ra những ảnh hưởng sẽ tác động đến ngân hàng trong thời gian tới nhằm cung cấp cho CBTD nắm bắt kịp thời những thông tin về khách hàng và sản phẩm đầu tư và tạo sự an tâm tập trung chuyên môn cho CBTD.

- Đối với việc giao chỉ tiêu huy động vốn, mở thẻ ATM ở Ngân Hàng cho các cán bộ nên khen thưởng ngay và kịp thời khích lệ tinh thần đối với các cá nhân hoàn thành tốt các chỉ tiêu tạo động lực cho mọi người cùng cố gắng.

- Nâng cấp hệ thống trang thiết bị như: máy vi tính, máy in, máy quét, máy đếm tiền... nhằm phục vụ khách hàng chủ động nhanh và tốt hơn.

- Liên kết chặt chẽ với các ngân hàng khác tránh tình trạng khách không có khả năng trả nợ nơi này lại đến nói khác vay để giảm thiểu rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN

rong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng ngân hàng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Vì vậy nó luôn đòi hỏi các ngân hàng phải luôn tìm kiếm các biện pháp tốt nhất để đón bắt, hòa nhập với sự chuyển biến phức tạp và sôi động của thị trường sản xuất, môi trường kinh tế chính trị, xã hội và luật pháp hiện hành. Đặc biệt đứng trước bối cảnh hội nhập WTO các ngân hàng cần tự tìm cho mình thế mạnh để hoà mình. Từ khi ngân hàng ra đời và dần dần phát triển trở thành ngân hàng hiện đại các nhà quản lý đã không ngừng tìm đủ mọi biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng. Bởi vì nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của các NHTM đồng thời nó có ý nghĩa sống còn đối với hệ thống ngân hàng và góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Hiểu được vấn đề trên, báo cáo của Em đã đề cập đến thực trạng hoạt động tín dụng tại hệ thống NHNo&PTNT VN trong thời gian qua. Đồng thời qua đó phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Diên Khánh để thấy được những mặt đạt được trong hoạt động cho vay và những vấn đề còn tồn tại. Trong thời gian hoạt động tín dụng, Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong huy động và cho vay không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. Công tác thu hồi nợ đảm bảo, nợ quá hạn dưới mức cho phép, lợi nhuận ngân hàng cao và Chi nhánh không phải trích dự phòng rủi ro. Hoạt động chính của ngân hàng là huy động vốn để cho vay nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức cho vay không tập trung vào một loại khách hàng, phát triển các khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó cần tập trung phát triển các loại hình dịch vụ như thẻ nhằm thu hút nhiều lượng

vốn huy động, chú trọng đến yếu tố khách hàng doanh nghiệp, thu hút thêm nhiều tầng lớp dân cư. Ngoài ra cũng cần chú trọng đến yếu tố công tác thu hồi nợ đã thực hiện trong thời gian qua tại Chi nhánh nhằm nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động tín dụng. Thực hiện tốt những điều này tạo điều kiện cho ngân hàng có lợi thế cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế khi thị trường tài chính của Việt Nam chính thức mở cửa vào năm 2009 và bước đầu gia nhập WTO của Việt Nam .

Trong khuôn khổ bài báo cáo thực tập và những kiến thức hạn hẹp đây chỉ là giải pháp mang tính cá nhân của em nhằm góp phần hoàn chỉnh thêm cho lĩnh vực hoạt động tín dụng. Do vậy bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý của quý thầy cô .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

***************

1. Hồ Diệu, (1999) Tín dụng ngân hàng, nhà xuất bản thống kê.

2. Dương Thị Bình Minh (chủ biên), (2003) Lý thuyết tài chính tiền tệ, Trường Đại Học Kinh Tế - Khoa Tài chính nhà nước, Nhà xuất bản giáo dục,

TS. Nguyễn Minh Kiều, (2006) Nghiệp Vụ Ngân Hàng, Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM – Nhà xuất bản thống kê

3. Nguyễn Thị Mùi, (2005) Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, Nhà xuất bản xây dựng. 4. Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên), (2006) Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản TPHCM, 5. Lê Văn Tề + Ngô Hướng, (2005) Tiền tệ và ngân hàng, nhà xuất bản thống kê. 6. Lê Văn Tư (chủ biên), Tiền tệ tín dụng và ngân hàng, nhà xuất bản thống kê, 2003. 7. Lê Văn Tư + Lê Tùng Vân + Lê Nam Hải, (2002) Tiền tệ ngân hàng - Thị trường

tài chính, nhà xuất bản thống kê.

8. Các văn bản, cẩm nang, tài liệu về hoạt động tín dụng (2002) Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, lưu hành nội bộ.

9. Giáo trình lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, (2006) Học viên ngân hàng. 10. Thông tin công tác tư tưởng, Tỉnh ủy Khánh Hoà, số 2 năm 2004. 11. Báo điện tử Vietnamnet

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt dộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn diên khánh (Trang 107 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)