Thực trạng huy động vốn:

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt dộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn diên khánh (Trang 66 - 71)

5. Bố cục đề tà i:

2.2.1.3 Thực trạng huy động vốn:

Trong thời gian qua nguồn vốn huy động của chi nhánh tập trung chủ yếu ở nguồn tiền gởi doanh nghiệp và dân cư.

2.2.1.3.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động:

Bảng 2.6: Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT DK

So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

+/- % +/- %

Nguồn vốn huy động 153,644 258,439 293,259 104,795 68.2 34,820 13.4

- Tiền gởi các tổ chức KT khác 37,883 74,211 61,249 36,328 95.9 -12,962 -17.47

- Tiền gởi dân cư 115,761 184,228 232,010 68,467 59.14 47,782 25.93

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

T iền gởi dân cư

T iền gởi các t ổ chức KT khác

Biểu đồ 2.3: Nguồn vốn huy động(tỷ đồng)

Từ cuối năm 2007 do có biến động về khách hàng về sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên địa bàn về lãi suất, và các hình thức khuyến mãi nhưng tính theo số bình quân thì nguy cơ sự giảm nguồn vốn huy động đã không xảy ra. Tổng nguồn vốn huy động năm 2008 đạt 258,439 triệu đồng tăng 68.2% so với năm 2007. Năm 2009 đạt được 293,259 triệu đồng tăng 13.4% so với năm 2008. Trong năm 2007 nghiệp vụ huy đồng vốn tương đối ổn định, tuy nhiên đến 2009 tỉ lệ tăng này không còn được duy trì ở mức cao nữa chủ yếu là do khách hàng chuyển tài khoản tiền gởi sang ngân hàng khác theo địa bàn hoạt động giao dịch.

Tổng lượng vốn huy động thì tiền gởi dân cư 2007 chiếm 75.34% trong tổng nguồn vốn. Năm 2008 tăng 59.14% so với năm 2007. Năm 2009 tiền gửi dân cư chiếm 79.11% trong tổng nguồn huy động tăng 25.93% so với năm 2008.Nguồn tiền gởi tổ chức KT khác tăng mạnh vào năm 2008 chi nhánh tích cực chủ động tiếp thị các khách hàng có nguồn tiền lớn về giao dịch, nhưng năm 2009 lại giảm 17.47% so với năm 2008.

Năm 2009 nguồn tiền gởi dân cư chỉ tăng 25.93%so năm 2008 là do lãi suất trong hệ thống NHNo huy động thấp hơn lãi suất huy động tại các ngân hàng

thương mại khác trên địa bàn. Hơn nữa giá vàng ngoài thị trường biến động mạnh, tăng một cách đột biến nên nhiều khách hàng rút tiền gởi tiết kiệm để mua vàng dự trữ. Tuy nhiên, nguồn tiền gởi dân cư vẫn tăng là do trong năm 2009 NHNo Việt Nam đã phát hành hai đợt tiết kiệm dự thưởng liên tiếp, bên cạnh đó chi nhánh đã áp dụng chính sách khuyến mãi hấp dẫn nên đã thu hút được lượng tiền gởi lớn. Đạt được những thành tích như vậy, chi nhánh đã đưa ra những công tác chỉ đạo nguồn vốn thích hợp như áp dụng nhiều biện pháp cụ thể (tiếp thị, khuyến mãi, tiếp cận khách hàng linh họat, đổi mới tư duy trong công tác huy động vốn, cán bộ tín dụng vừa là người cho vay vì họ mới là người trực tiếp gặp gỡ tiếp xúc khách hàng). Thêm vào đó chi nhánh đã từng bước tiếp thị khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại chi nhánh đưa số dư tiền gởi thanh toán ở ngân hàng khác về gởi tại Chi nhánh. Ngoài ra việc tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo dưới nhiều hình thức tại trụ sở chính, phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm cũng là một biện pháp thu hút nguồn tiền gởi có hiệu quả. Trong năm qua chi nhánh nâng cấp sửa chữa các quỹ tiết kiệm, nâng cao phong cách, thái độ phục vụ khách hàng ân cần, chu đáo kịp thời, nhanh chóng.

2.2.1.3.2 Phân tích tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng

Bảng 2.7: Tỷ trọng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT DK

Chỉ tiêu Năm 2008 Tỷ trọng Năm 2009 Tỷ trọng

Vốn huy động 258,439 100% 293,259 100%

Giá trị tài sản có 204,231 241,230

- Tiền gởi không kỳ hạn 72,208 27.94% 52,772 18.67%

- Tiền gởi có kỳ hạn 186,231 72.06% 240,487 82.01% * Dưới 03 tháng 47,057 25.27% 76,250 31.71% * Từ 3 tháng đến 6 tháng 70,359 37.78% 102,386 42.57% * Từ 6 tháng đến 12 tháng 39,051 20.97% 42,896 17.84% * Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 29,350 15.76% 18,603 7.74% * Từ 24 tháng trở lên 414 0.22% 352 0.14%

Qua bảng chi tiết về tình hình nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT DK ta thấy nguồn vốn huy động vốn chủ yếu của ngân hàng là tiền gởi có kỳ hạn và tỷ lệ này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động 72.06% (năm 2008). Tỷ lệ tiền gởi có kỳ hạn năm 2009 chiếm 82.01%. Đặc điểm của loại tiền gởi này là phần tiền nhàn rỗi trong dân cư, là khoản tiền gửi nhằm thu lợi nhuận. Tuy nhiên Ngân hàng cần quan tâm là năm 2009 lượng tiền gởi không kỳ hạn giảm so với năm 2008 (giảm 9.27%). Điều này cho thấy lượng tiền gửi thanh toán có xu hướng giảm là không tốt vì có thể năm này tiền gởi của khách chuyển sang Ngân hàng khác. Tuy nhiên Ngân hàng cần phải có những biện pháp khả thi hơn để thu hút đối tượng này vì tền gởi nếu Ngân hàng có chính sách sử dụng hợp lý sẽ mang lại lợi nhuận không nhỏ và nguồn tiền gởi không kỳ hạn chủ yếu là lượng tiền gởi thanh toán mà loại tiền gởi này ngân hàng không phải trả lãi.

Nhìn chung tình trạng vốn huy động trong năm 2009 đã được nâng cao. Kết quả có được ngoài ảnh hưởng môi trường kinh tế nói chung thì chính là sự nỗ lực rất lớn trong hoạt động huy động của ngân hàng. Với những biện pháp huy động hữu hiệu trong chính sách lãi suất hợp lý, tiết kiệm dự thưởng, . . . đã góp phần tăng nguồn vốn huy động trong năm 2009.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt dộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn diên khánh (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)