Các hình thức hoạt động tín dụng cho vay:

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt dộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn diên khánh (Trang 71 - 73)

5. Bố cục đề tà i:

2.2.2. Các hình thức hoạt động tín dụng cho vay:

2.2.2.1 Phương thức cho vay :

NHNo&PTNT thoả thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay :

Phương thức cho vay từng lần:

Trong phương thức cho vay từng lần, doanh số cho vay không vượt quá số tiền đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

Áp dụng đối với mọi khách hàng đáp ứng đủ điều kiện vay vốn quy định tại văn bản này. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng cho vay làm thủ thục vay vốn và ký kết hợp đồng tín dụng.

Trường hợp khách hàng vay vốn sản xuất đơn chiếc như xây lắp, đóng tàu…, thời hạn thi công mỗi công trình hoặc sản xuất mỗi sản phẩm dài, nhưng tiến độ thanh toán được chia thành nhiều giai đoạn ngắn hạn theo khối lượng công việc hoàn thành: NHNo&PTNT và khách hàng có thể ký HĐTD nguyên tắc trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh tổng thể của mỗi công trình; việc vay vốn để thi công, sản xuất từng hạng mục, hoặc từng giai đoạn sẽ được thể hiện bằng từng HDTD cụ thể theo các giai đoạn thanh toán của hợp đồng kinh tế.

Số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay được xác định trên cơ sở dự án, phương án, nhu cầu vay vốn của khách hàng; tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định về bảo đảm tiền vay của NHNo&PTNT; nguồn trả nợ và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay.

- Giải ngân: Mỗi HĐTD có thể giải ngân một hoặc nhiều lần phù hợp với yêu cầu sử dụng vốn thực tế của khách hàng.

- Thu nợ và lãi: Nợ gốc và lãi được thu cùng một thời điểm vào ngày hết hạn trả nợ ghi trong hợp đồng tín dụng ngân hàng sẽ trích tiền gởi của khách hàng để thu nợ, tiền lãi được tính trên số dư ổn định theo công thức:

Lãi tiền vay = Số tiền vay x thời hạn vay x lãi suất vay

- Phạm vi áp dụng : Khách hàng vay không thường xuyên; hoặc khách hàng chưa được ngân hàng tín nhiệm cho vay theo hạn mức tín dụng. Khoản vay này thường yêu cầu phải có bảo đảm.

- Ưu nhược điểm : Ngân hàng chủ động được nguồn vốn, thu lãi. Nhưng thủ tục vay phức tạp tốn chi phí thời gian, hiệu quả sử dụng không cao vì phải sử dụng đồng thời hai tài khoản tiền gởi và tiền vay.

Cho vay theo hạn mức tín dụng :

Đối với loại cho vay này một hồ sơ xin vay có thể dùng xin vay cho nhiều món. Khách hàng sẽ làm hồ sơ vay vốn vào đầu quý, ngân hàng sẽ phân tích

tín dụng nếu đồng ý hai bên sẽ ký hợp đồng tín dụng. Lúc đó ngân hàng sẽ xác định các mức tín dụng cho khách hàng.

- Phát tiền vay: Ngân hàng sẽ căn cứ theo bảng kê chứng từ xin vay của khách hàng để giải ngân bằng cách ghi nợ vào tài khoản cho vay luân chuyển và ghi có vào tài khoản tiền gởi hoặc trả thẳng cho nhà cung cấp.

- Thu nợ: Việc thu nợ theo tài khoản cho vay luân chuyển. Nếu số dư nợ bằng không là khách hàng đã trả hết nợ ngân hàng. Nếu có thu thêm tiền bán hàng hoặc dịch vụ khác thì ngân hàng chuyển vào tài khoản tiền gởi của khách.

- Thu lãi: Ngân hàng sẽ tính lãi theo phương pháp tích số nếu hạn mức tín dụng còn ngân hàng sẽ thu lãi bằng cách ghi nợ tài khoản cho vay. Nếu hạn mức này đã hết ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản của khách để thu lãi.

- Phạm vi áp dụng: khách hàng có nhu cầu bảo đảm tín dụng.

- Nhận xét : thủ tục đơn giản ; khách hàng chủ động được nguồn vốn vay; lãi trả thấp. Tuy nhiên về phía ngân hàng thì ngân hàng dễ bị động vốn kinh doanh; thu nhập lãi cho vay thấp.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt dộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn diên khánh (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)