Thành công

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh pdf (Trang 52 - 54)

2.3.1.1. Nhóm báo in

* Nhóm báo Khăn Quàng Đỏ

Báo Khăn Quàng Đỏ ra đời và hoạt động với mục đích định hướng, giáo dục, tạo sân chơi giải trí lành mạnh cho thiếu niên, nhi đồng ở TP HCM theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là Công ước và Luật BVCS&GDTE. Thành công nhất của Báo KQĐ chính là ở phần nội dung. Báo đã góp phần hướng trẻ em đến với những điều tốt đẹp thông qua việc giới thiệu cá nhân, tập thể điển hình; giáo dục đạo đức, hình thành trong các em nhân cách sống tự lập, tự chủ, hướng đến cái mới, giữ gìn văn hóa truyền thống và vì cộng đồng… Kết hợp thể loại báo chí với thể loại văn học, nhóm Báo KQĐ đã vẽ một bức tranh sinh động về thế giới trẻ thơ, không ngừng làm giàu kiến thức cho trẻ em. Nguyên Tổng biên tập Báo KQĐ - Đỗ Thị Mỹ đúc kết:

Sau 30 năm hoạt động, Báo KQĐ đã bắt nhịp cầu bè bạn kết nối những gương mặt tiêu biểu - các cháu ngoan Bác Hồ năng động sáng tạo, học giỏi làm hay, giàu lòng nhân ái đến với hàng trăm ngàn độc giả thiếu nhi, gợi mở nhiều phong trào ngàn việc tốt trong tuổi nhỏ; làm vườn ươm cho các nhà văn - nhà thơ nhí, họa sĩ bay bổng với những sáng tác đầu tay, khuyến khích những nhà sáng tạo trẻ mê mải theo các phát minh sáng chế tự biên tự diễn…; chia sẻ những buồn vui của các bạn nhỏ và luôn có mặt sẻ chia những cảnh đời khốn khó, làm điểm tựa cho những cánh chim non mắc cạn vỗ cánh bay lên những ước mơ hồng [41, tr.3].

Nhận xét về chất lượng nội dung và hình thức của Báo KQĐ, nhà báo Lê Quang Nhường - Trưởng Phòng Bạn đọc cho rằng: “Nội dung của KQĐ rất đa dạng, phong phú. Bài viết chú trọng câu chuyện có chi tiết, không kể lể lê thê mà bám chặt vào nhu cầu của các em. Hình thức đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều mục nhỏ dễ đọc. Vì vậy, mặc

Với Báo MT, nhìn chung, có nội dung phong phú, đề tài sát thực với đời sống của trẻ em, nhất là những đề tài nóng bỏng của học sinh, sinh viên. Nhờ sử dụng nhiều thể loại báo chí và văn học như tin, bài, phóng sự ảnh, phóng sự 5 phút, truyện ngắn, thơ nên các chuyên trang, chuyên mục của MT có nhiều màu sắc hơn, ít gây nhàm chán cho độc giả. MT luôn khuyến khích phóng viên viết phóng sự 5 phút, phóng sự ảnh vì hai thể loại này gần gũi và dễ tác động đến nhận thức và hành vi của trẻ em. Ví dụ, sau khi MT đăng một loạt phóng sự Kinh hoàng món phá lẫu bò của Ngọc Phấn (MT, số 665, ngày 17.12.2008)), Umbala…ra trà sữa của Thụy Quân (MT, số báo 663, ngày 3.12.2008), học sinh ở TP HCM đã cẩn trọng hơn trong ăn, uống. Hay qua phóng sự ảnh

Học đêm của Anh Tú, học sinh có ý thức học tập tốt hơn.

Với Vườn sáng tác, MT là ấn phẩm duy nhất ươm mầm những tài năng trẻ.

Nhiều cây bút đã trưởng thành, trở thành nhà báo, nhà văn cống hiến sức mình cho sự nghiệp phát triển báo chí, văn học của Thành phố. Nhà văn Lê Văn Thảo, Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM nhận xét: “Hiếm có tờ báo nào trong cả nước bền bỉ phát triển, khơi

dậy tiềm năng văn học các cây bút tuổi mới lớn như báo Mực Tím 20 năm qua” [52,

tr.12].

* Báo Yêu Trẻ

Hơn 20 năm hoạt động, báo Yêu Trẻ đã cung cấp cho các bậc phụ huynh nhiều kiến thức trong việc BVCS&GDTE. Thành công nhất của Báo YT chính là gửi đến độc giả thân thiết của mình những câu chuyện rất thực về cuộc sống xung quanh trẻ em, từ ăn ngủ, thói quen thường ngày đến những chuyển biến tâm lý của trẻ. Tuy là những câu chuyện ngắn khoảng 500 từ nhưng mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, ví dụ như câu chuyện Vì sao con khóc trước cổng trường? đăng trong trang Vườn Văn (YT, số 357, tháng 9.2008).

Là cẩm nang phục vụ cho người lớn và trẻ em (chủ yếu là trẻ ở tuổi mẫu giáo) nên YT dành khá nhiều trang mục giải trí giúp trẻ phát huy năng khiếu, sự khéo léo và óc sáng tạo của mình. Đây cũng là thành công của YT. Làm được điều này chính là do YT có đội ngũ cộng tác viên đầy tâm huyết. Trong đó, phải kể đến nhà văn Lý Lan. Mặc dù nhuận bút Báo YT thấp nhưng chị vẫn đều đặn viết cho YT nhiều bài phóng sự, truyện ngắn mang tính giáo dục cao, ví dụ như bài Hội nhiễm văn hóa trong trang Diễn

đàn cha mẹ và con cái (YT, số 362, tháng 11.2008), Khoe con (YT, số 360, tháng 10.2008), Quán cũng như trường (số 357, tháng 9.2008). Hay là, giáo viên Tôn Nữ My Ly, dù bận rộn việc giảng dạy nhưng vẫn dành thời gian cung cấp kiến thức về tâm lý trẻ em cho các bậc phụ huynh bằng những câu chuyện gần gũi như Chị em nhà mèo

(YT, số 358, tháng 9.2008), Người anh tí hon (YT, số 362, tháng 11.2008), Bé Lì (YT, số 359, tháng 10.2008). Hay như Thế Phong, phóng viên ảnh đã từng đoạt giải cao trong nước và quốc tế cũng là trợ thủ đắc lực của YT suốt 10 năm qua, không hưởng lương. Anh đã giúp cho YT đạt nhiều giải báo chí quốc gia về trẻ em, đặc biệt là trong năm 2007 đoạt 2 giải liên tục.

Nhìn chung, các ấn phẩm báo chí cho trẻ em đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình là định hướng, giáo dục nhân cách, thẩm mỹ cho trẻ em như lòng mong đợi của Thành ủy, UBND Thành phố. Có thể nói, “tạo ra những ấn phẩm dành cho trẻ em hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của trẻ em cũng đồng nghĩa với việc đội ngũ những người làm báo đã phần nào đẩy lùi được làn sóng sách báo du nhập từ nước ngoài có một thời

xâm nhập vào học đường ở TP HCM” [69, tr.339].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh pdf (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)