NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI BÁO CHÍ CHO TRẺ E MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh pdf (Trang 64 - 65)

BÁO CHÍ CHO TRẺ EM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI BÁO CHÍ CHO TRẺ EM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Với sự nỗ lực hết mình, báo chí cho trẻ em ở TP HCM nói chung và nhóm Báo KQĐ, Báo YT, Đài TH TP HCM, Đài TNND TP HCM nói riêng đã đáp ứng phần nào nhu cầu của công chúng trẻ em. Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát, báo chí cho trẻ em ở TP HCM vẫn còn vướng một số hạn chế, khó khăn. Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình: định hướng, giáo dục nhân cách, thẩm mỹ cho trẻ em, xây dựng những búp măng non trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội, báo chí cho trẻ em ở TP HCM phải giải quyết một số vấn đề đặt ra hiện nay:

- Thứ nhất, làm thế nào để mọi trẻ em được tiếp cận với báo chí. Như chúng ta

biết, báo chí cho trẻ em sản xuất ra là để cho trẻ em đọc, xem, nghe. Thế nhưng hiện nay, vẫn còn một bộ phận trẻ em chưa đọc, nghe, xem các ấn phẩm, chương trình PT, TH dành cho lứa tuổi của mình. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này:

+ Trẻ em nghèo không có điều kiện mua sắm đầy đủ các phương tiện nghe, nhìn như tivi, radio. Như đã nêu ở trên, TP HCM hiện có khoảng 30% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang cần giúp đỡ của cộng đồng.

+ Trẻ em Thành phố rất năng động và sáng tạo trong học tập cũng như lao động. Ngoài tham gia các lớp học chính khóa, các em còn tham gia các lớp ngoại khóa. Do lịch học dày đặc, trẻ em không có nhiều thời gian để cùng lúc tiếp nhận 3 loại hình báo. Hơn nữa, lịch phát sóng chương trình cho trẻ em trên đài chưa phù hợp. Có 54,8% trẻ em ở TP HCM và 100% biên tập viên, phóng viên HTV cho rằng, lịch phát sóng chương trình hiện nay chưa phù hợp với điều kiện tiếp nhận của trẻ em (phụ lục 5, tr.124; 9, tr.137).

+ Báo chí cho trẻ em ở TP HCM chưa có đủ năng lực tài chính để giúp đỡ, hỗ trợ trẻ em tiếp cận với các sản phẩm báo chí cho chính mình. Việc phát hành báo miễn phí, tặng radio, TH cho trẻ em nghèo chưa được quan tâm. Qua trao đổi với chúng tôi, Tổng

biên tập Báo KQĐ - Lê Thế Chữ cho biết: “Cách đây hơn 10 năm, hàng năm, UBND TP HCM có chi nguồn ngân sách từ 20-30 triệu đồng mua Báo KQĐ tặng cho các em nhưng hiện nay nguồn này đã bị cắt. Trong khi đó, mỗi năm, Trung ương chi khoảng 2-

3 tỷ đồng để mua báo Thiếu niên Tiền phong tặng cho trẻ em”.

- Thứ hai, làm sao để báo chí cho trẻ em sản xuất ra phục vụ đúng đối tượng. Qua khảo sát thực tế, việc lựa chọn các sản phẩm báo chí của trẻ em ở TP HCM có sự

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh pdf (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)