DIỆN MẠO BÁO CHÍ CHO TRẺ E MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1 Tổng quan chung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh pdf (Trang 32 - 33)

2.1.1. Tổng quan chung

Trước năm 1977, báo chí cho trẻ em ở TP HCM chỉ có một trang thiếu nhi duy nhất trên báo Tuổi Trẻ (trực thuộc Thành Đoàn TP HCM). Sau này, được sự quan tâm của Thành ủy, UBND TP HCM, báo chí cho trẻ em ngày một phát triển. Sự quan tâm đó thể hiện trên nhiều mặt như: tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm báo chí ra đời; xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật cho cơ quan báo chí; giảm giá thành ấn phẩm thông qua việc miễn thuế xuất bản và thuế phát hành; cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho các cơ quan báo chí có ấn phẩm phục vụ trẻ em… Được tạo điều kiện, TP HCM trở thành một trong những địa phương có báo chí cho trẻ em phát triển nhất cả nước. Nếu như ở trung ương có báo Hoa Học trò, Thiếu niên Tiền phong HCM, Nhi Đồng của Trung ương Đoàn TNCS HCM; các chương trình TH cho thiếu nhi của Đài TH Việt Nam - VTV; chương trình PT thiếu nhi của Đài TN Việt Nam; tạp chí Gia đình và Trẻ em của Bộ LĐTB&XH…, thì ở TP HCM có nhóm báo Khăn Quàng Đỏ gồm Báo MT, KQĐ, RV, NĐTP của Thành Đoàn TP HCM; báo Yêu Trẻ của Sở LĐTB&XH; chương trình PT thiếu nhi của Đài TNND TP HCM; chương trình TH cho trẻ em của Đài TH TP HCM. Đài TH TP HCM là đơn vị đầu tiên trong nước xây dựng kênh TH dành riêng cho trẻ em, phát sóng 24 giờ. Khai thác tốt tiện ích của mạng internet, Báo KQĐ cũng đã xây dựng trang MT online, đáp ứng yêu cầu đọc báo trên mạng của một bộ phận lớn công chúng trẻ em. Đặc biệt, nhóm báo in không ngừng mở rộng phát hành ra các tỉnh, thành khác, từ miền Nam ra miền Bắc. Đài TH TP HCM và Đài TNND TP HCM tiếp tục mở rộng phạm vi phủ sóng phục vụ trẻ em.

Báo chí cho người lớn ở TP HCM cũng viết về trẻ em. Thường, có hai loại: viết riêng cho trẻ em đọc và viết cho đối tượng người lớn đọc về những vấn đề của trẻ em. Hiện nay, báo người lớn viết cho trẻ em rất ít. Các báo chỉ mở chuyên mục, chuyên trang phục vụ cho trẻ em trong Tháng hành động vì trẻ em hoặc trong dịp hè, ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 và tết Trung thu… Hầu hết các báo tập trung phục vụ đối tượng

thứ hai với mục đích là tuyên truyền các chủ trương, chính sách Đảng, Nhà nước về công tác BVCS&GDTE, cung cấp kiến thức về quyền trẻ em; giới thiệu các nhân tố điển hình, phương pháp giáo dục trong nhà trường, gia đình; nêu các vấn đề bức xúc của trẻ em nhằm tăng cường ý thức và thúc đẩy mọi người cùng hành động để chăm sóc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ em được hưởng trọn quyền và làm đúng nghĩa vụ của mình… Đồng thời, đây cũng là cách báo chí cho người lớn chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Đội ngũ viết báo cho trẻ em ở TP HCM không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng. Hiện nay, TP HCM có trên 200 nhà báo viết cho trẻ em. Phần lớn nhà báo đều có trình độ chuyên môn và viết báo cho trẻ em bằng cả tình thương yêu và trách nhiệm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh pdf (Trang 32 - 33)