Nâng cao năng lực người làm báo và trẻ em trong sản xuất báo chí cho trẻ em

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh pdf (Trang 77 - 81)

- Thứ hai, làm sao để báo chí cho trẻ em sản xuất ra phục vụ đúng đối tượng Qua khảo sát thực tế, việc lựa chọn các sản phẩm báo chí của trẻ em ở TP HCM có sự

93 38,6 Tin tức thời sự 79 32,

3.2.1.4. Nâng cao năng lực người làm báo và trẻ em trong sản xuất báo chí cho trẻ em

cho trẻ em

* Trau dồi kỹ năng nghiệp vụ, hội đủ tố chất của người làm báo

- “Nói đến báo chí, trước hết phải nói đến những người làm báo” [61, tr.412]. “Nội dung

tác phẩm báo chí là một phạm vi, một bộ phận cuộc sống hiện thực được phản ánh qua sự lựa

chọn, nhận thức sáng tạo của nhà báo” [52, tr.8]. Nhà báo muốn thực hiện tốt vai trò xã

hội to lớn của mình, ngoài những phẩm chất chính trị cần thiết, nhà báo viết cho trẻ em cũng cần có trình độ kỹ năng nghiệp vụ. “Nói đến kỹ năng là nói đến khả năng vận

dụng những kiến thức thu nhận được vào hoạt động thực tế” [67, tr.80].

Trình độ kỹ năng nghiệp vụ của nhà báo được thể hiện ở trình độ lựa chọn nội dung thông tin và trình độ sử dụng các phương tiện, công cụ để tái tạo, thể hiện nội dung thông tin đã lựa chọn ấy trong tác phẩm báo chí đăng tải trên các số báo, tạp chí hay các chương trình phát sóng [74, tr.316].

Khi sáng tạo tác phẩm báo chí, những nội dung khác nhau tất yếu đòi hỏi nhà báo sử dụng các phương thức tiếp cận, phản ánh và diễn đạt khác nhau. Mỗi chủ đề trên báo, về mặt khách quan, lại đòi hỏi các phương thức tiếp cận, tri thức và phương thức phản ánh, diễn đạt đặc thù. Vì vậy, chỉ có nắm vững và vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức, những phương thức tiếp cận, phản ánhvà diễn đạt của mỗi chủ đề trong từng bước hoạt động thực tiễn, nhà báo mới có thể hoàn thành trách nhiệm xã hội nặng nề của mình.

Với đội ngũ viết báo cho trẻ em, việc nắm vững và vận dụng sáng tạo những nội dung và phương pháp tuyên truyền chủ đề trên báo là vô cùng quan trọng. Những nội dung, phương pháp ấy cần được trang bị kỹ như là một yêu cầu buộc phải có của nhà báo, đặc biệt là các nhà báo trẻ.

Đối với những người sẽ viết báo cho trẻ em (sinh viên), việc trang bị kỹ năng viết báo cho trẻ em phụ thuộc vào các trường đào tạo chuyên ngành báo chí. Nên chăng, các trường cần bổ sung chuyên đề “viết báo chí cho trẻ em” vào chương trình học; thay đổi phương thức đào tạo theo hướng tạo điều kiện cho sinh viên, học viên cùng thầy học

tập, nhận xét, rút ra kinh nghiệm “xây dựng lý thuyết qua thực tế”; khuyến khích sinh viên, học viên tham gia viết báo cho trẻ em ngay khi còn ngồi ghế nhà trường. Với các phóng viên, biên tập viên đang tác nghiệp, việc tạo điều kiện thuận lợi để họ tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ viết báo cho trẻ em do các tổ chức có liên quan tổ chức là vô cùng cần thiết.

Như đã nói ở trên, báo chí cho trẻ em có hai loại: báo chí do người lớn làm cho trẻ em đọc và báo chí có sự tham gia sản xuất của trẻ em. Với trường hợp thứ nhất, người lớn làm báo cần hiểu tâm lý và luôn đặt mình trong thế giới của trẻ em. Trẻ em đang ở giai đoạn phát triển tâm sinh lý với nhiều giai đoạn và nhiều đặc thù về nhận thức, tình cảm, hành vi và các phẩm chất nhân cách, vì vậy, nhà báo nhất thiết phải có kiến thức về trẻ em và tâm lý trẻ em. Nhà báo Phạm Tài Nguyêncho rằng: “Rất khó viết về trẻ em nếu không biết gì về trẻ em, viết theo kinh nghiệm không thôi thì khó mà trúng

được vấn đề và được chính các em đồng ý tiếp nhận” [77].

Không hiểu đúng tâm lý trẻ em, nhà báo không hiểu đúng nguyên tắc “lợi ích tốt nhất cho trẻ em” theo tinh thần Công ước… Kỹ năng tiếp cận, khả năng phát hiện của nhà báo (chủ đề, đề tài, lựa chọn chi tiết), góc độ tiếp cận của nhà báo với các sự kiện, các chi tiết và mọi vấn đề mà cuộc sống đặt ra liên quan đến trẻ em có được là nhờ vào khả năng trả lời những câu hỏi liên quan đến lợi ích tốt nhất cho trẻ em đã nêu trên [26].

PGS, TS. Nguyễn Văn Dững nhận định: “Những kiến thức tâm lý lứa tuổi luôn là hành trang cần thiết cho nhà báo viết cho trẻ em. Nếu không hiểu tâm lý trẻ em, tác phẩm, chương trình do họ tạo ra sẽ có một bức trường ngăn cách bởi cách nhìn vì suy

nghĩ của các em khác với người lớn” [17, tr.118].

Với trường hợp người lớn làm báo cho trẻ em và có sự tham gia sản xuất của trẻ em, người làm báo cần có nhiều kinh nghiệm. Ngoài việc chọn đề tài, phóng viên, biên tập viên cần phải có kinh nghiệm trong việc tiếp cận với trẻ em, tạo không gian, hoàn cảnh thân thiện và lắng nghe trẻ em nói về những mối quan tâm, những tâm tư tình cảm, nguyện vọng... Đây là nguồn thông tin quý giá để nhà báo lựa chọn đề tài phù hợp với trẻ em, phục vụ cho trẻ em. Đặc biệt, nhà báo phải thật sự tôn trọng ý kiến của trẻ em, không áp đặt, không khuôn mẫu và không tưởng tượng giùm các em “Vấn đề nổi trội

nhất của tính hấp dẫn trong bài báo cho trẻ em chính là tiếng nói của các em, chính kiến, nguyện vọng của trẻ em. Hãy để cho các em nói lên tất cả. Đừng mượn lời, đừng

nói thay, nói hộ các em” [17, tr.145].

- Thực tiễn bao giờ cũng đặt ra cho nhà báo viết cho trẻ em nhiều thách thức. Để vượt qua thách thức đó, nhà báo cần có những tố chất sau:

+ Say mê - Thực tế - Săn lùng: Viết báo cho trẻ em, không say mê thì không thể nào yêu nghề được. “Trên con đường của phóng viên cũng như trong công việc cũng có xuất hiện những chướng ngại vật. Đó có thể là không đủ tiền, thiếu thời gian, thiếu ý chí hoặc can đảm… Nhưng niềm say mê nghề báo cho phép người phóng viên khắc phục

trở ngại này” [22, tr.12]. Nhà báo có say mê mới siêng năng đi thực tế, lùng sục, săn

tìm các thông tin hay. Bởi chất liệu để làm nên các bài viết hay thường có ngồn ngộn trong thực tế. Hơn nữa, đi thực tế sẽ giúp cho nhà báo có thêm nhiều kinh nghiệm, học được nhiều điều hay từ chính cuộc sống của các em. Đó là tính năng động, sáng tạo trong học tập cũng như trong lao động, tính hoà nhập cộng đồng, bè bạn….

Người làm báo phải luôn năng động bám sát thực tiễn, phải đi nhiều, sống nhiều, lắng nghe nhiều, ghi chép nhiều, quan sát và liên tục suy nghĩ… Nghề báo đòi hỏi nhà báo phải hòa mình với mọi người, phải lăn lộn với những ngóc ngách của cuộc sống và phản ánh ngay lập tức về những điều mắt thấy tai nghe dưới áp lực ngặt nghèo của yêu cầu thông tin thời sự… Bởi vậy, trong nghề báo, cách học tốt nhất là học hỏi chính ngay trong cuộc sống, học bạn bè đồng nghiệp và tự học ngay trong quá trình hoạt động thực tiễn của bản thân mình [11, tr.52].

+ Hiểu luật và các vấn đề về chuyên môn và đối tượng phản ánh: Làm báo cho trẻ em cần nắm thật kỹ Công ước, Luật BVCS&GDTE và những văn bản, chỉ thị có liên quan đến trẻ em. Ví dụ, nếu là phóng viên chuyên viết về Đội TNTP, Đoàn TNCS HCM, ngoài nắm vững đặc điểm tâm sinh lý trẻ em ở từng đối tượng, còn phải hiểu điều lệ Đội, Đoàn. Đây là cơ sở quan trọng để khi phỏng vấn, hỏi chuyện, viết bài, phóng viên không đi sai đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước và bảo vệ các em có hiệu quả.

+ Có tâm trong sáng, vì trẻ em, hòa nhập như các em: Nhà báo làm báo cho trẻ em thì phải vì các em, chơi với các em như một người bạn thật sự. Có như vậy, nhà báo mới tạo được niềm tin nơi các em. Nhà báo viết cho trẻ em là người tổng hợp nhiều lĩnh vực: tổng phụ trách Đội, thầy cô, bạn bè, người thân trong gia đình… Để có thể chơi với các em, nhà báo phải tự rèn luyện những kỹ năng hòa nhập với trẻ em như: kể chuyện, pha trò hài hước, tổ chức trò chơi, các kiến thức đố vui… Đặc biệt, khi viết báo cho trẻ em, nên hướng đến những điều tốt đẹp. Trẻ em trong sáng như tờ giấy trắng, đặc biệt là các em ở lứa tuổi nhi đồng, những điều tốt đẹp các em nhận thức được sẽ theo các em suốt cả đời, sẽ góp phần tạo nên nhân cách tốt sau này. Nếu nhà báo phê bình, chỉ nên nói nhẹ nhàng, góp ý để tiến bộ, tránh chê bai, hằn học, dè bỉu làm các em mất niềm tin vào những điều tốt đẹp. Và khi gặp những cảnh đời vất vả, khó khăn, cần được bảo vệ, nhà báo phải đấu tranh đến cùng để bảo vệ các em bằng nhiều phương thức khác nhau.

+ Có tầm định hướng: Làm báo cho trẻ em không đơn thuần là phản ánh mà còn phải đầu tư nghiên cứu, tự làm giàu kiến thức cho mình về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Từ sự đầu tư đó, nhà báo mới có thể phát hiện ra những qui luật, những vấn đề cần điều chỉnh về chính sách, chế độ cho trẻ em từ tầm vi mô đến vĩ mô. Ví dụ, nếu là phóng viên viết về Đội nên nghiên cứu, đầu tư như thế nào đó để nhân rộng các mô hình điển hình, tiên tiến hoặc vạch ra định hướng hoạt động Đội và các phong trào thiếu nhi trong tương lai sao cho phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu của các em. Đây là cách báo chí đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, chăm sóc trẻ em.

+ Luôn rèn luyện ngòi bút hàng ngày và đi tìm cái mới: Phóng viên viết báo cho trẻ em cũng cần phải rèn luyện ngòi bút hàng ngày sao cho cách hành văn luôn trong sáng, dễ hiểu, gần gũi với trẻ em và đặc biệt phải luôn đi tìm cái mới từ chính đối tượng phản ánh gắn liền với sự phát triển của xã hội.

* Nâng cao năng lực của trẻ em khi tham gia sản xuất báo chí

Người lớn viết báo cho trẻ em, dù cố gắng mấy cũng không hấp dẫn bằng trẻ em viết cho trẻ em. Tuy trẻ em không có kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ nhưng được một điều, các em cảm nhận được, nhìn thấy được, viết ra được, diễn đạt được những điều mình muốn nói, quan tâm và suy nghĩ. Vì vậy, nâng cao năng lực tham gia sản xuất báo chí cho trẻ em là việc làm cần thiết. Để làm được điều đó, báo, đài cần xây dựng đội

ngũ cộng tác viên mạnh về lượng lẫn chất. Các em sẽ là hậu phương vững chắc giúp báo, đài đa dạng thông tin, tăng sức hấp dẫn. Hiện nay, Báo KQĐ đã xây dựng được CLB Phóng viên nhỏ và đưa việc xây dựng đội ngũ cộng tác viên trở thành một trong những tiêu chí đánh giá năng lực tổ chức của phóng viên, biên tập viên để xét thi đua hàng năm. Báo cũng dành 1/3 tờ báo đăng bài cộng tác viên. PT và TH cũng tạo ra nhiều chương trình cho trẻ em tham gia với vai trò là người dẫn chương trình, đọc kịch bản, đóng góp ý tưởng xây dựng các tiết mục, chương trình, viết kịch bản... Đã xây dựng được đội ngũ cộng tác viên thì phải cố gắng duy trì. Để duy trì, báo, đài cần liên lạc thường xuyên với các em, kích thích khả năng sáng tạo của các em bằng chế độ nhuận bút, tiền thù lao nhằm tạo động lực để các em quan tâm hơn với công việc. Ngoài ra, để nâng cao năng lực tham gia của trẻ em, báo, đài cần thường xuyên tổ chức họp mặt cộng tác viên để các em gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm; mở lớp bồi dưỡng kỹ năng viết báo, sản xuất chương trình TH, PT cho trẻ em để các em có thể tham gia sản xuất báo chí tốt hơn chứ không chỉ dừng lại ở niềm đam mê và sở thích. Ngoài ra, “việc sử dụng tác phẩm của cộng tác viên đòi hỏi sự trân trọng lao động và tôn trọng, giữ gìn những đặc thù về ngôn ngữ, phương pháp tư duy… Đây chính là quá trình hiệp tác hai phía để cùng giải

quyết một nhiệm vụ sáng tạo” [72, tr.188].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh pdf (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)