Có nhiều khái niệm về công chúng:
- Nhà xã hội học Blumer cho rằng, thuật ngữ “công chúng” được sử dụng để chỉ một nhóm người (a) đối mặt với sự kiện (b), chia sẻ trong quan điểm của họ về việc làm thế nào để các quan điểm của họ gặp nhau, và (c) liên quan đến việc bàn luận về vấn đề này. Theo ông, công chúng là những nhóm người có sự quan tâm đến những vấn đề nhất định. Có thể xem công chúng là một đám đông - một nhóm người phân tán, có một mối quan tâm chung, liên quan hoặc tập trung về một dư luận (hay một ý kiến). Công chúng là khối người phân tầng (cũng như xã hội), sự phân tầng này dựa trên những khác biệt về kinh tế, khả năng hiểu biết, tôn giáo, tuổi tác….
- Khái niệm công chúng được từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1988 giải thích như sau: “Công chúng là đông đảo người đọc, người nghe,
chứng kiến việc gì trong mối quan hệ với người diễn thuyết, tác giả, diễn viên...”.
Từ hai khái niệm trên, công chúng được hiểu là toàn bộ các cá nhân trong một không gian cộng đồng mà trong đó có thể trực tiếp tiếp cận chung một vấn đề nhất định, ở một lĩnh vực nhất định, ví dụ như quan tâm đến tác giả nào đó trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật. Vì thế, công chúng bao gồm trong đó nhiều loại công chúng khác nhau, ví dụ như công chúng báo chí, công chúng văn học, công chúng âm nhạc, công chúng sân khấu...
Như vậy, trẻ em được gọi là công chúng báo chí khi các em là những người đọc báo, xem đài, nghe đài. Theo TS. Đinh Văn Hường, công chúng báo chí bao gồm
“người đọc, người nghe, người xem, là lực lượng đông đảo nhất của báo chí. Họ vừa là đối tượng phản ánh và phục vụ của báo chí, vừa là những người tiêu thụ và hưởng thụ
báo chí” [39, tr.69-70].
Hiện nay, Nhà nước mới chỉ công nhận 48 chức danh trong ngành Văn hóa - Thông tin, trong đó các chức danh như phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, cộng tác viên, thông tin viên… đã được xác định, còn công chúng thì chưa. Công chúng chỉ là tên gọi thông thường chứ không phải chức danh công chức Nhà nước. Tuy chức danh công chúng chưa được xác định nhưng công chúng có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động báo chí. Hiệu quả hoạt động của báo chí phụ thuộc vào khả năng ảnh hưởng của báo chí đối với công chúng. “Công chúng không chỉ là đối tượng tác động, đối tượng chi phối điều chỉnh mà còn là lực lượng xã hội quyết định vai trò, vị thế xã hội
của cơ quan báo chí” [15, tr.14].
Trong xã hội thông tin, mọi thông tin đến rất nhanh và đi cũng rất nhanh. Mối quan tâm của các tầng lớp công chúng được trãi rộng trên rất nhiều luồng thông tin khác và trên các phạm vi rộng, hẹp khác nhau. Bên cạnh đó, “xã hội Việt Nam đang chuyển đổi mạnh mẽ, mối quan tâm của công chúng với những vấn đề khác với trước kia họ thường quan tâm do những định hướng và các mối quan tâm về lợi ích khác nhau. Các nhóm công chúng cũng
được chia nhỏ và trở nên đa dạng” [80, tr.217]. Vì vậy, hiện nay, mỗi kênh thông tin đại
nhất định. Thực tế chứng minh, ngày càng có nhiều sản phẩm báo chí mới ra đời phục vụ cho từng nhóm công chúng được chia nhỏ theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, vùng miền, quốc tịch, dân tộc… Trẻ em chẳng những đã có báo chí dành riêng cho mình mà còn có cả những ấn phẩm, chương trình PT, TH chia theo từng nhóm tuổi, vùng miền, ví dụ như “báo Thiếu nhi dân tộc dành cho trẻ em dân tộc; báo Họa mi, Rùa Vàng dành cho trẻ em lứa tuổi mẫu
giáo; báo Nhi Đồng Thành phố cho trẻ em lứa tuổi tiểu học…” [53, tr.96].
Tóm lại, đối với các ấn phẩm, chương trình TH, PT cho trẻ em thì đối tượng công chúng trước hết là trẻ em. Trẻ em là đối tượng phản ánh của báo chí, là người hưởng thụ, đánh giá sản phẩm tinh thần dành cho mình, đồng thời là người tham gia vào quy trình sản xuất báo chí cho trẻ em.
Trẻ em được xem là nhóm công chúng xã hội đặc thù. So với các nhóm công chúng khác, “trẻ em luôn có thế giới riêng của mình, cả về thể chất, tâm - sinh lý, nhận
thức, văn hoá cùng với nhu cầu, nguyện vọng và cách thể hiện chúng” [15, tr.217].
Đồng thời trẻ em đang trong giai đoạn phát triển tâm lý và thể chất, hình thành nhân cách nên dễ bị chi phối bởi điều kiện sống. Vì thế, trẻ em cần được sự quan tâm BVCS&GD của gia đình, nhà trường, xã hội và đương nhiên có vai trò của báo chí.
Tiểu kết chương 1
Trẻ em là người chủ tương lai của đất nước. Vì vậy, trẻ em luôn là đối tượng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt. TP HCM, ngoài là một thành phố năng động, phát triển, còn là thành phố có tỷ lệ trẻ em cao nhất cả nước. Đây là nguồn nhân lực quan trọng cũng là nỗi lo của Thành phố trong công tác BVCS&GDTE. Song, bằng nội lực của mình, TP HCM đã từng bước thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em thông qua nhiều chế độ chính sách hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em nhằm đảm bảo cho các em được chăm sóc sức khỏe và giáo dục tốt. Hiện nay, TP HCM còn một bộ phận trẻ em khó khăn về vật chất, song về mặt tinh thần, mức hưởng thụ đời sống văn hóa của trẻ em ở Thành phố vẫn cao hơn nhiều so với trẻ em ở các tỉnh, thành khác. Nguyên nhân là do TP HCM có báo chí cho trẻ em phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo, quản lý của Thành ủy, UBND Thành phố.
Từ những vấn đề lý luận về báo chí cho trẻ em, tác giả khẳng định: Trẻ em là nhóm công chúng đặc thù. Trẻ em có tâm lý tiếp nhận báo chí khác với người lớn. Hơn nữa, trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng, chi phối từ môi trường sống xung quanh, nhất là báo chí. Điều này luôn đòi hỏi báo chí cho trẻ em ở Thành phố phải thực hiện tốt chức năng định hướng, giáo dục thẩm mỹ và nhân cách cho trẻ em. Cụ thể là, phải tổ chức sản xuất nhiều nhóm sản phẩm báo chí cho trẻ em với đầy đủ các mảng nội dung như: nội dung giáo dục gia đình; nội dung tác động vào quá trình học tập và rèn luyện của trẻ em trong nhà trường; nội dung theo sát những mục tiêu cụ thể của chính sách chăm sóc, giáo dục trẻ em trong xã hội.
Hiện nay, TP HCM có 4 đơn vị báo chí sản xuất báo chí cho trẻ em. Nội dung và hình thức các báo như thế nào? tác giả sẽ làm rõ trong chương 2.
Chương 2