- Thứ hai, làm sao để báo chí cho trẻ em sản xuất ra phục vụ đúng đối tượng Qua khảo sát thực tế, việc lựa chọn các sản phẩm báo chí của trẻ em ở TP HCM có sự
93 38,6 Tin tức thời sự 79 32,
3.2.2.3. Đối với phát thanh
Muốn thu hút thính giả trẻ em, Đài TNND TP HCM cần phải:
* Về nội dung
- Làm phong phú trang văn nghệ cho trẻ em: Như chúng ta biết, báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ em. Với cơ chế tác động hai chiều, báo chí góp phần xây dựng hành vi xã hội. Đó là hoạt động căn bản để thiết lập các phẩm chất cơ bản của nhân cách. Việc giáo dục nhân cách phải bắt đầu ngay khi đứa trẻ ra đời và đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ của gia đình - nhà trường - xã hội. Trong đó, báo chí vừa là sách giáo khoa vừa là phương tiện giáo dục nhân cách
trẻ em. Đặc biệt, văn hóa - nghệ thuật mang ý nghĩa lớn lao vì văn học nghệ thuật là con đường ngắn nhất tác động vào tâm hồn, làm nảy sinh tình cảm, thúc đẩy hành vi con người. Và trang văn nghệ “là sự kết hợp có hiệu quả các hình thức các thế mạnh của các loại hình văn học, trong âm nhạc, trong báo phát thanh nhằm tạo nên một
tác phẩm âm thanh phù hợp với tâm lý tiếp nhận của trẻ em” [36, tr.240]. Trẻ em,
tuy có sự khác biệt giữa các độ tuổi trong khoảng từ 3-15 tuổi nhưng về tâm lý lại có sự thống nhất về tính hình tượng cụ thể, tư duy cảm tính, ham hiểu biết, ghét giáo huấn khiên cưỡng. Tính hình tượng của văn học gần gũi, thích hợp với tuổi thơ. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc của văn học với tâm hồn nhạy cảm, sự tưởng tượng phong phú của trẻ thơ sẽ dễ dàng hòa nhập vào nhau. Vì thế văn học luôn là món ăn tinh thần cần thiết và được trẻ em yêu thích.
- Đài cần tạo ra một hệ thống chương trình đa dạng về nội dung thông tin cho trẻ em, trong mọi lĩnh vực, trong đó có trường lớp, thầy cô, bạn bè, các hoạt động Đoàn, Đội, vui chơi giải trí, khoa học và đời sống... PT là loại hình xuất hiện thường trực 24 giờ. Đây là ưu thế để Đài TNND TP HCM truyền tải thông tin mới nhất cho trẻ em. Thông tin trên đài cần nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Muốn trẻ em tiếp nhận, Đài cần xác định chương trình nào phục vụ cho giới nào, ở độ tuổi nào; nắm bắt xem thời điểm nào các em có thể tiếp nhận; cần xem xét nội dung thông tin nào là chủ đạo, quan trọng để ưu tiên phát sóng, đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu của các em.
* Hình thức - kỹ thuật
- Sóng PT với ba phương tiện cơ bản: lời nói, âm nhạc, tiếng động sẽ tạo nên một bức tranh sinh động tác động vào thính giác người nghe. Đây là lợi thế lớn để tác động vào tâm hồn trẻ em. Hơn nữa, ngôn ngữ của PT là ngôn ngữ sinh động, nhiều màu sắc nên dễ tác động vào nhận biết mang tính trực quan của trẻ em. Vì vậy, khi sản xuất chương trình PT thiếu nhi, Đài TNND TP HCM cần phải tận dung tối đa ưu thế về âm thanh, tìm hiểu xem trẻ em tiếp nhận thông tin bằng thính giác có những đặc điểm gì để chọn cách thể hiện phù hợp. Nói như nhà báo Nguyễn Đình Lương, ngôn ngữ PT là “viết cho tai nghe
- Lời dẫn là phương tiện dẫn dắt thính giả đi từ tiết mục này sang tiết mục khác nên cần sử dụng câu ngắn gọn, từ ngữ sinh động, gần gũi dễ nhớ. Đặc biệt, những thông điệp quan trọng cần được phát thanh viên nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong chương trình.
- Đài cần sắp xếp các chương trình phát sóng một cách khoa học, xây dựng nhiều tiết mục xen kẽ trong các chương trình thiếu nhi nhằm tạo sự mới, lạ cho thính giả.
- Đài cần phát sóng nhiều chương trình PT trực tiếp dành cho trẻ em, nhất là các chương trình tư vấn, giải đáp thắc mắc về tâm lý giới tính, sức khỏe, chương trình ca nhạc theo yêu cầu... nhằm tạo nhịp cầu kết nối Đài với trẻ em, đồng thời đề cao tính cá nhân của trẻ em. PT trực tiếp là xu thế phát triển của PT hiện nay, là phương thức hữu hiệu nhất để thu hút thính giả tiếp tục đến với PT. Bởi “sức hấp dẫn của phát thanh trực tiếp không chỉ bởi tính nhanh nhạy, tức thời mà còn thể hiện ở mức độ lan tỏa, cùng một lúc có
thể tác động vào nhận thức của hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn trẻ em” [91, tr.256]. Vì
vậy, có thêm chương trình PT trực tiếp, Đài TNND TP HCM như có thêm năng lực để cạnh tranh với các phương tiện truyền thông khác.
* Về đội ngũ người làm báo
- Đài cần bổ sung nguồn nhân lực và nâng cao kỹ năng sản xuất chương trình PT thiếu nhi, đặc biệt là nâng cao vai trò của phát thanh viên (cả người lớn và trẻ em). Phát thanh viên trong các chương trình PT thiếu nhi đòi hỏi rất khắt khe, cần hội đủ các yếu tố như có chất giọng tốt, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát, rõ ràng, nhí nhảnh, gần gũi với trẻ em. Đặc biệt, cần tăng cường sự tham gia của trẻ em trong vai trò là người dẫn chương trình.
PT và TH có ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ. Các từ hay cách diễn đạt mới trên sóng nhanh chóng trở thành phổ biến hay mốt trong công chúng. Điều đó càng đặt yêu cầu cao cho các phóng viên TH và phóng viên PT. Họ phải tuân thủ các chuẩn mực đã định, giữ gìn văn hóa ngôn ngữ. Hãy tạo thói quen luôn có từ điển các từ đồng nghĩa bên mình. Cần nắm vững nghệ thuật làm phong phú đa dạng văn bản [17, tr.173,183].
Trẻ em ngày nay phát triển nhanh về mọi mặt, từ tư duy đến thể chất. Từ đây luôn đặt ra yêu cầu báo chí cho trẻ em ở TP HCM không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu công chúng.
Có thể nói, nâng cao chất lượng báo chí cho trẻ em ở TP HCM hiện nay là một thách thức lớn, khi mà hoạt động báo chí cho trẻ em đang đối diện với rất nhiều khó khăn, thử thách. Cụ thể là, giá báo tăng cao, đội ngũ những người làm báo thiếu kỹ năng nghiệp vụ, chế độ chính sách dành cho nhà báo viết cho trẻ em chưa được quan tâm đúng mức, kinh phí đầu tư chưa ngang tầm với nhiệm vụ… Tuy nhiên, vì lợi ích của trẻ em, vượt qua khó khăn, thách thức là việc phải làm và cần làm của báo chí cho trẻ em ở TP HCM. Từ nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, tác giả khẳng định, trong việc nâng cao chất lượng báo chí cho trẻ em, con người là yếu tố quan trọng nhất. Bởi con người là chủ thể của mọi sự sáng tạo. Chất lượng sản phẩm báo chí như thế nào phụ thuộc vào bản lĩnh, quan điểm chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Vì vậy, báo, đài cần xem trọng việc bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ này (đối với TH là các phóng viên, biên tập viên, quay phim, kỹ thuật; đối với báo in là phóng viên, biên tập viên và họa sĩ; đối với PT là phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên). Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng báo chí cho trẻ em cũng phụ thuộc rất lớn vào năng lực lãnh đạo, quản lý của cơ quan chủ quản, cụ thể là sự hỗ trợ tích cực từ vật chất đến tinh thần để báo chí cho trẻ em ở TP HCM hoạt động và phát triển thuận lợi hơn.
KẾT LUẬN
Sự phát triển của xã hội ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của báo chí cho trẻ em trong đời sống. Báo chí cho trẻ em không chỉ là kênh truyền tải thông tin mà còn là trường học, là nhà hát đem đến cho trẻ em những tri thức mới, những giây phút thư giãn vui tươi, thú vị, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho trẻ em.
So với báo chí cho người lớn, báo chí cho trẻ em sinh sau, đẻ muộn, chỉ hình thành và phát triển hơn 30 trở lại đây. Tuy nhiên, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, báo chí cho trẻ em ở TP HCM có sự phát triển vượt bậc. Báo KQĐ sản xuất 4 ấn phẩm chính cho trẻ em. Báo YT ngoài phục vụ cho người lớn còn dành một số trang đáng kể cho trẻ em. Đài TH TP HCM, Đài TNND TP HCM không ngừng tổ chức sản xuất các chương trình cho trẻ em và mở rộng phạm vi phủ sóng phục vụ không chỉ cho trẻ em ở TP HCM mà còn mang món ăn tinh thần đến với trẻ em các tỉnh, thành lân cận. Đặc biệt, HTV là đơn vị TH địa phương tiên phong dành kênh riêng phục vụ cho trẻ em, phát sóng 24 giờ/ngày. Có thể nói, không chỉ gia tăng về số trang, mục, số đầu chương trình, thời lượng phát sóng, vùng phủ sóng, chất lượng nội dung trên các báo, đài cho trẻ em cũng cơ bản đáp ứng những vấn đề trẻ em quan tâm. Báo chí cho trẻ em không chỉ là phương tiện cung cấp thông tin, góp phần nâng cao dân trí mà còn là cầu nối hữu hiệu giữa các tổ chức nhân đạo và những trẻ em cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn. Báo chí cho trẻ em cũng đã có nhiều đóng góp quan trọng, góp phần giúp các cấp ủy đảng, chính quyền Thành phố thực hiện tốt Luật BVCS&GDTE, chương trình hành động vì trẻ em, các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước có liên quan đến trẻ em, giúp trẻ em thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình.
Trong luận văn “Báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả không có tham vọng nhận xét, đánh giá nội dung và hình thức các báo cho trẻ em một cách toàn diện, sâu sắc vì mỗi loại hình báo có những vấn đề phức tạp riêng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ con người đến trang thiết bị kỹ thuật, chỉ mong cung cấp một cái nhìn khách quan về nội dung và hình thức tờ báo, ghi nhận những thành tựu và hạn chế, khó khăn của các báo cho trẻ em thông qua khảo sát thực tiễn hoạt động trong năm qua; qua đó gợi mở một số giải pháp nâng cao chất lượng báo chí cho trẻ em, giúp các báo làm tốt hơn nhiệm vụ chính trị, xứng đáng với lòng tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân Thành phố.
Qua 3 chương được kết cấu theo hướng từ lý luận đến thực tiễn hoạt động, có thể nhận thấy rằng, báo chí cho trẻ em ở TP HCM có sự phát triển mạnh mẽ. Nhìn chung, báo chí cho trẻ em thực hiện tốt chức năng giáo dục, tuyên truyền, định hướng, giáo dục, giải trí… thông qua tuyên truyền những nhân tố mới, những điển
hình tiên tiến, cung cấp những thông tin bổ ích, những giá trị tinh thần to lớn cho trẻ em. Chẳng hạn, các ấn phẩm báo chí có nhiều chuyên mục, chuyên trang với nhiều nội dung phong phú, sát thực với cuộc sống của trẻ em; hình thức cũng có nhiều cải tiến đáng kể. Trên TH và PT có nhiều chương trình mang nội dung định hướng, giáo dục thẩm mỹ và nhân cách cho trẻ em. Các chương trình thời sự, chuyên đề, khoa học - giáo dục, văn nghệ giải trí liên tục được đổi mới. Thời lượng phát sóng tăng, phạm vi phủ sóng không ngừng mở rộng…
Ngoài những thành công trên, báo chí cho trẻ em ở TP HCM còn một số hạn chế, khó khăn. Đó là chưa đáp yêu cầu cập nhật thông tin của trẻ em, thông tin còn sai sót. Các chuyên mục, chương trình văn nghệ, giải trí thiếu sự chọn lọc nên hiệu quả giáo dục chưa cao. Báo in chưa thật hấp dẫn về hình thức trình bày. PT, TH chưa đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật… Đây là những hạn chế làm giảm sức hút của báo chí đối với trẻ em và giảm niềm tin của trẻ em đối với báo chí.
TP HCM là thành phố có nền kinh tế, văn hóa phát triển, là môi trường tốt, thuận lợi cho báo chí hoạt động. Bên cạnh đó, bản thân những người làm báo cho trẻ em đều là những người được đào tạo chuyên ngành báo chí, có nhiều tâm huyết và làm việc hết lòng vì trẻ em. Đây chính là điều kiện thuận lợi để báo chí cho trẻ em ở TP HCM phát triển. Tuy nhiên, cơ chế chính sách, sự quan tâm của xã hội dành cho đội ngũ này chưa ngang tầm với nhiệm vụ và trách nhiệm của họ; vị trí, vai trò của báo chí cho trẻ em còn bị coi nhẹ nên chưa có sự đầu tư thỏa đáng… đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng báo chí cho trẻ em ở TP HCM hiện nay.
Từ chỗ làm rõ nguyên nhân dẫn đến hạn chế, yếu kém, tác giả đề xuất một số giải pháp chung và riêng để nâng cao chất lượng báo chí cho trẻ em ở TP HCM. Về đội ngũ người làm báo, cần chú trọng thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, không ngừng trau dồi những tố chất cần thiết của người làm báo cho trẻ em; nâng cao năng lực tham gia sản xuất báo chí của trẻ em. Về nội dung, báo, đài cần quan tâm đầu tư các chuyên mục, chuyên trang, chương trình thu hút sự quan tâm của trẻ em. Để làm được điều đó, báo, đài phải thường xuyên nghiên cứu, điều tra nhu cầu của trẻ em. Riêng PT và TH, cần tăng cường xã hội hóa các loại chương trình văn nghệ, giải trí,
các chương trình khoa giáo nhằm giảm bớt chi phí sản xuất, tiết kiệm nguồn lực con người.