Những hạn chế, khó khăn của báo chí cho trẻ e mở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh pdf (Trang 56 - 64)

Minh hiện nay

2.3.2.1. Báo in

* Nhóm Báo Khăn Quàng Đỏ

Với nội dung phong phú và đa dạng, Báo KQĐ đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của trẻ em. Tuy nhiên, Báo KQĐ vẫn còn không ít hạn chế:

- Báo chưa đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin của trẻ em, nhất là thông tin về Đội TNTP, Đoàn TNCS HCM và gương Người tốt - Việc tốt. Thông thường, KQĐ chỉ dành khoảng 3/28 trang, chiếm 10,7% tờ báo và MT dành khoảng 5/60 trang, chiếm 8,3% tờ báo cho mảng nội dung này. Trong khi đó, đối tượng tiếp nhận các báo chủ yếu là đội viên, đoàn viên.

- Thông tin trên báo còn sai, thiếu chính xác. Ví dụ, KQĐ, số 43, ngày 22.8.2008, đăng bài Thảo, ngày ấy và bây giờ của tác giả Đình Khang có chi tiết “Thảo đã từng bị

nghiện ma túy” là hoàn toàn sai. Báo KQĐ số ngay sau đó đã đính chính bằng bài viết của

nhà báo Quang Nhường Hiếu Thảo - tên cũng như người. Mặc dù thông tin đã được đính chính nhưng tâm lý của trẻ em vẫn bị tổn thương bởi Thảo đang là thần tượng của nhiều bạn học sinh nghèo vượt khó.

- Ngoài mục tiêu giáo dục, Báo KQĐ cũng chú trọng yếu tố giải trí để trẻ em có thể cười, giải trí khi đọc báo sau những giờ học căng thẳng. Nhưng tờ báo nào cũng có giới hạn nên chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí cơ bản của các em. Hiện nay các mục đố vui, giải đáp câu chữ, những mẩu chuyện vui, chuyện cười chỉ chiếm từ 2-3 trang trên các tờ báo.

- Ngôn ngữ - trình bày là yêu cầu sống còn của báo chí cho trẻ em. Tuy nhiên, một số nhà báo còn quá dễ dãi trong việc lựa chọn từ ngữ diễn đạt nội dung, cụ thể là sử dụng quá nhiều ngôn ngữ học trò và ngôn ngữ trên mạng, lạm dụng tiếng nước ngoài…, làm ảnh hướng không ít đến sự trong sáng của tiếng Việt. Như chúng ta biết, việc lạm dụng tiếng nước ngoài trên báo dễ tạo nên những hội chứng mang tính tiêu cực, từ đó ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành những định hướng giá trị tích cực của tuổi vị thành niên. Ví dụ, tác giả Thụy Quân đã dùng tiếng Anh để đặt tựa bài “Menu chào

trại và măm bánh kem”; trong phần nội dung chính, ví dụ như “… nhưng điểm nhấn

của ngày vui chính là 2 nội dung mới cáu…”; “sau một ngày quậy tưng…, xúm lại ở

tiểu trại của mình”. (MT, số 867, ngày 31.12.2008). Hay trong bài “Nữ công

gia…tránh” (MT, số 867, ngày 31.12.2008)“8” chuyện Phi Luân Hải (MT, số 864,

ngày 10.12.2008).

- Truyện tranh là thể loại không thể thiếu trong các báo dành cho trẻ em vì dễ chuyển tải nội dung mang tính giáo dục, dễ tác động vào tâm tư, tình cảm của trẻ em. RV, NĐTP xem truyện tranh là số một. KQĐ và MT cũng chú ý nhiều đến truyện tranh nhưng cái khó hiện nay là kịch bản truyện tranh cũng như văn học dành cho lứa tuổi THCS, THPT đang thiếu kịch bản.

- Một số ấn phẩm của Báo KQĐ còn nhiều trang in trắng đen, trong khi đó, tâm lý trẻ em rất thích đọc những trang báo có nhiều màu sắc. Đây là bài toán khó đối với Báo KQĐ. Bởi, nếu in màu toàn bộ, giá báo sẽ tăng cao. Tăng giá báo cũng đồng nghĩa với giảm số lượng độc giả vì trẻ em không có nhiều tiền. Từ tháng 8.2008, giá báo đã tăng trung bình từ 800 đồng/tờ đến 1.000 đồng/tờ.

- Về đội ngũ những người làm báo, trong quá trình tác nghiệp, bên cạnh những thuận lợi cũng gặp không ít khó khăn, nhất là do tuổi tác. Tuổi tác làm giãn khoảng cách giữa nhà báo và trẻ em, gây khó khăn, cản trở từ khâu tiếp xúc, trò chuyện đến cách thể hiện bài viết. Tổng biên tập Báo KQĐ - Lê Thế Chữ chia sẻ: “Hiện nay, Báo KQĐ đã có lực lượng phóng viên trẻ nhưng vẫn còn không ít phóng viên, biên tập viên ở tuổi trung niên. Trẻ em có “độ lớn” nhanh về tâm sinh lý. Điều này làm cho phóng viên, biên tập viên cảm thấy hụt hẫng vì không bắt kịp những suy nghĩ từ chính đối tượng

phản ánh của mình” (phụ lục 4, tr.120.

* Báo Yêu Trẻ

Việc tổ chức bộ máy nhân sự cho toà soạn Báo YT hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Từ khi thay đổi cơ quan chủ quản (từ năm 2007), biên chế của báo giảm từ 7 xuống 5. Tổng biên tập phải kiêm nhiệm nhiều việc, vừa làm thư ký toà soạn, vừa làm biên tập viên và phóng viên. YT không có đội ngũ trình bày báo. Việc thiết kế, trình bày, Báo YT giao cho công ty Đoàn Thị Media. YT cũng không có đội ngũ phóng viên. Phần lớn tin, bài đều do cộng tác viên gửi đến hoặc khai thác trên mạng, các tạp chí

nước ngoài. Đây là hạn chế lớn. Bởi, việc lấy tư liệu trên mạng sẽ làm nội dung của báo dễ bị trùng lập với các báo khác. Hơn nữa, việc giao đứa con tinh thần cho những người không có trình độ chuyên môn về báo chí trình bày dễ dẫn đến sai quan điểm chính trị, xa rời tôn chỉ, mục đích của tờ báo và không tạo được phong cách riêng cho tờ báo.

Sự biến động về tổ chức đã kéo theo sự thay đổi về tổ chức nội dung trên Báo YT. Các trang, mục dành cho gia đình, cha mẹ, trẻ em bị thu hẹp từ 13 trang (năm 2007) còn 12 trang (năm 2008) để thay vào các chuyên mục liên quan đến việc làm, lao động, chính sách xã hội, khởi đầu là chuyên mục Giáo dục việc làm và hướng nghiệp. Cũng từ đây, số lượng phát hành báo giảm đáng kể. Dưới đây là số lượng phát hành của Báo YT từ năm 2005-2008: 0 5000 10000 15000 20000 Năm 2005 2006 2007 2008

số lượng phát hành của báo

Bảng 2.3: Số lượng phát hành của báo Yêu Trẻ trong 4 năm qua (2005-2008)

Qua trao đổi với chúng tôi, Tổng biên tập Báo YT - Lê Quang Thọ cho biết:

“Khó khăn lớn nhất của Báo Yêu Trẻ hiện nay là “đối phó” với cơ quan chủ quản.

quan chủ quản can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ chuyên môn, buộc Yêu Trẻ trước khi ra báo phải đưa cơ quan chủ quản duyệt, thậm chí còn chỉ đạo cuộc họp này đưa tin hay bài” (phụ lục 7, tr.130.

2.3.2.2. Truyền hình

HTV đã dành nhiều chương trình TH cho trẻ em và các bậc phụ huynh, phát sóng trên nhiều kênh khác nhau, từ TH quảng bá đến TH trả tiền. HTV cũng không ngừng mở rộng phạm vi phủ sóng để phục vụ trẻ em ở TP HCM và cho cả trẻ em ở khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ. Bên cạnh những thành tựu đạt được, HTV còn vướng những hạn chế, khó khăn sau:

- Nội dung các chương trình cho trẻ em đa dạng, phong phú nhưng chất lượng kém. Phải nhìn nhận một điều, các chương trình có yếu tố nước và chương trình sản xuất trong nước phát trên sóng HTV có sự chênh lệch về chất lượng. Minh chứng là, hầu hết các chương trình trẻ em yêu thích đều là các chương trình được mua bản quyền từ nước ngoài. Trong khi đó, dù có nhiều nỗ lực nhưng chương trình do HTV sản xuất chưa thật sự thu hút khán giả. Nguyên nhân chính là thiếu kinh phí hoặc không đủ nguồn nhân lực. Chẳng hạn, chương trình Chuyện ngày xưa đang thu hút đông đảo trẻ em xem đã phải tạm ngưng phát sóng vì “êkip thực hiện chương trình quá bận”. Cũng vì hạn hẹp kinh phí nên các chương trình giáo dục dành cho trẻ em cũng kém chất lượng. Bà Khánh Mai - Phó Ban Khoa giáo, HTV thẳng thắn: “Ý tưởng thực hiện các chương trình giáo dục học đường, thường thức... rất nhiều, nhưng cái khó của chúng tôi là kinh phí quá thấp và giờ phát sóng chưa thuận tiện. Vì thế, chúng tôi hầu như chưa có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chương trình vừa bổ ích vừa hấp dẫn người xem” [43].

- Để phục vụ nhu cầu ngày càng phong phú của trẻ em, HTV chọn giải pháp mua và phát sóng lại những chương trình của nước ngoài để phát trên kênh HTV3 sau khi đã biên dịch sang tiếng Việt. Nhìn chung, các chương trình này hay, hấp dẫn nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệ thuộc nguồn cung ứng, mà rộng hơn là lệ thuộc về nền văn hóa rất lớn. Bởi, “Chương trình nhiều, phong phú như bàn tiệc mâm cao cổ đầy nhưng xem chừng thiếu món theo khẩu vị người Việt và đến mức nào đấy có thể sẽ bị bội thực vì

thức ăn bên ngoài” [46, tr.274].

- Một số chương trình trên HTV mang tính định hướng, giáo dục thẩm mỹ và nhân cách cho trẻ chưa cao, nhất là các chương trình trò chơi TH. Một số trò chơi TH hiện nay đã vô tình hướng khán giả nhí đến với những giá trị không phù hợp với lứa tuổi. Hầu hết phần thưởng các chương trình dành cho trẻ đều được quy ra tiền. Ví dụ, trong chương trình Những người bạn nhỏ, bạn nào lọt vào vòng hai mà thua cuộc sẽ ra về với số tiền 1 triệu đồng, nếu thắng cuộc sẽ nhận phần thưởng trị giá 2 triệu đồng. Điều này hoàn toàn trái ngược với lời khuyên của các nhà tâm lý giáo dục “Trẻ em lớn lên như cây cỏ. Không nên uốn các cháu thành... cây thế. Nếu uốn mà các cháu không

- Chương trình TH cho trẻ em cũng bị quảng cáo lấn chiếm. Quảng cáo có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của TH nhưng quảng cáo quá nhiều sẽ gây ức chế đối với một bộ phận người xem, nhất là trẻ em. Em Nguyễn Ngọc Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS Chu Văn An, TP HCM bức xúc: “Thời lượng dành cho phim

thiếu nhi quá ít, chỉ 30 phút trong khi đó quảng cáo chiếm hết 5 phút” (phụ lục 5,

tr.124.

- Hầu hết những người làm TH chưa qua bồi dưỡng kỹ năng làm báo cho trẻ em và chưa đủ sức kham nổi công việc. Về điều này, ông Hà Nhật Tỉnh - Trưởng Ban Thiếu nhi, HTV chia sẻ:

Làm chương trình thiếu nhi dễ mà lại khó. Để thu hút các em, chương trình phải có sự đầu tư thích đáng. Kinh phí là điều quan trọng nhưng quan trọng hơn là đội ngũ sáng tác của ta hiện nay chưa kham được. Chương trình thiếu nhi của nước ngoài có thể kéo dài năm này qua năm khác trong khi chúng ta chỉ sáng tác được vài tập là đuối sức... Chúng ta rất cần những người làm chương trình hiểu trẻ, yêu trẻ và phải tâm huyết với nghề [44].

Qua cuộc phỏng vấn các phóng viên, biên tập viên Ban Thiếu nhi, HTV, chúng tôi ghi nhận, 100% phóng viên, biên tập viên, quay phim chưa tiếp cận được với kỹ năng sản xuất chương trình TH cho trẻ em một cách bài bản; thiếu tài liệu tham khảo chuyên sâu về tâm lý trẻ em; ít có cơ hội tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất chương trình TH cho trẻ em, chỉ tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất chương trình TH cho người lớn (phụ lục 9, tr.137.

- So với các chương trình khác, thời lượng chương trình TH cho trẻ em quá ít và thời gian phát sóng chưa phù hợp với điều kiện tiếp nhận của trẻ em. Hiện nay, thời lượng HTV phát sóng khoảng 10.080 phút/tuần, trong khi đó, chương trình cho trẻ em chỉ chiếm 7,0% (HTV7) và 7,7% (HTV9). Đặc biệt, HTV vẫn chưa có tính ổn định về thời gian, thời lượng phát sóng. Có khi trung bình phát sóng 50 phút/kênh/ngày (HTV7) nhưng có khi phát 200 phút/kênh/ngày (HTV9) (phụ lục 6, tr.129). Mặc dù thời lượng ít nhưng vẫn bị các chương trình khác lấn chiếm. Ví dụ, ngày 6.6.2009 và ngày 11.6.2009, chương trình Siêu quậy tí hon, Ngôi sao của bạn bị chương trình Siêu mẫu lấn chiếm, làm giảm thời lượng chương trình dành cho thiếu nhi còn dưới 50 phút/ngày.

So với trẻ em ở các tỉnh, thành khác, trẻ em ở TP HCM có lợi thế hơn trong việc hưởng thụ đời sống tinh thần do TH mang lại. Các em có thể xem được nhiều kênh TH cho trẻ em của HTV trên TH kỹ thuật số, TH cáp. Tuy nhiên, không phải trẻ em nào cũng có điều kiện được xem các chương trình dành cho mình trên kênh TH trả tiền, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, ở những quận, huyện ngoại thành.

2.3.2.3. Phát thanh

Khi các phương tiện truyền thông hiện đại phát triển mạnh mẽ như TH, báo in, internet thì sức hút của PT đối với trẻ em ở TP HCM bị giảm đi. Qua khảo sát ý kiến của 241 học sinh ở TP HCM, chỉ có 38 em nghe đài, chiếm tỷ lệ 15,8%. Đây là bài toán khó đối với những người làm chương trình PT cho thiếu nhi hiện nay. Tuy rằng đây là xu thế tất yếu trong xã hội bùng nổ thông tin nhưng cũng phải nhìn một điều là, trẻ em ở TP HCM ít nghe chương trình PT vì nội dung chương trình chưa đa dạng, chưa hấp dẫn. Khác với báo in và TH, PT không đòi hỏi trẻ em tập trung bằng mắt mà có thể làm các công việc khác trong khi nghe. Bên cạnh đó, tâm lý trẻ em rất phức tạp và đầy biến động. Các em không thể tập trung lâu vào một việc gì, đặc biệt với việc nghe. Mọi hoạt động xung quanh đều có thể dễ dàng lôi cuốn các em khiến việc nghe có chủ định cũng bị gián đoạn. Vì vậy, chỉ có những chương trình thật sự độc đáo, ấn tượng mới lôi kéo được các em. Đây là thách thức lớn đối với PT bởi nguồn nhân lực của PT hiện nay quá mỏng: Ban Thiếu nhi có 15 người, trong đó chỉ có 3 phóng viên chuyên trách thông tin thời sự.

Bên cạnh đó, một số chương trình giáo dục trên sóng còn mang tính giáo điều, khuôn mẫu, đặc biệt là các chương trình Giáo dục học đường - dạy tiếng Anh. Học tiếng Anh trực quan đã khó, học qua sóng PT càng khó hơn. Hầu hết các chương trình giáo dục chưa tạo được không khí vui nhộn, sinh động để lôi cuốn các em chú tâm học tập.

Về hình thức, hầu hết các chương trình PT thiếu nhi đều được kết cấu theo kiểu lắp ghép, các tiết mục mang tính giáo dục, giải trí được phát độc lập. Bên cạnh đó, trang văn nghệ trên sóng dành cho thiếu nhi một thời chiếm được cảm tình của thính giả nhí hiện nay đang đi vào lối mòn, kết cấu chương ít thay đổi làm trẻ em dễ nhàm chán.

PT chưa nắm bắt được nhu cầu của trẻ em hiện nay nên chưa tổ chức sản xuất chương trình thỏa mãn lòng mong đợi của các em. Chẳng hạn, chưa phát sóng nhiều chương trình giao lưu trực tiếp, chưa bắt nhịp cầu cho trẻ em gặp gỡ các chuyên gia tư vấn để tháo gỡ thắc mắc của lứa tuổi dậy thì về tâm sinh lý, sức khỏe, tình huống khó xử; chưa có nhiều sân chơi trao đổi học tập, kỹ năng sống trên sóng phát thanh và thời lượng dành cho chương trình ca nhạc theo yêu cầu ít, 30 phút (phụ lục 5, tr.124).

Tiểu kết chương 2

Báo chí cho trẻ em ở TP HCM được xác định là các ấn phẩm, chương trình PT, TH dành cho trẻ em ở TP HCM. Diện mạo của các tờ báo sản xuất ra những ấn phẩm, chương trình cho trẻ em đã được phác họa cùng với việc làm rõ những nội dung chủ yếu của các báo chuyển tải đến trẻ em. Nhìn chung, với tinh thần làm việc “cho trẻ em và vì trẻ em”, các báo, đài đã cơ bản đáp ứng nhu cầu công chúng trẻ em về nội dung và hình thức. Cụ thể là nhóm Báo KQĐ đã tổ chức nhiều chuyên trang, chuyên mục phong phú, đồng thời luôn cải tiến hình thức như chuyển dần những trang in hai màu sang in bốn màu. Đài TH TP HCM, Đài TNND TP HCM cũng sản xuất, đổi mới hàng loạt chương trình phục vụ cho trẻ em. Tất cả các báo cho trẻ em đều hướng chung một mục đích:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh pdf (Trang 56 - 64)