Do bất khả kháng, do tình hình biến động của nền kinh tế thị trường trong khu vực, một số doanh nghiệp hàng tồn kho còn khá lớn, nợ trong thanh toán chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn động, nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp còn rất thấp.
Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, dùng vốn kinh doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán, dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn. Áp dụng phương thức cho vay hạn mức không tương xứng với mức độ rủi ro và chất lượng khách hàng. Cho vay HMTD nhưng không kiểm soát
được việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động thực sự của khách hàng. Khách hàng có nhiều chi nhánh/đơn vị kinh doanh ở nhiều địa bàn xa so với địa bàn của chi nhánh cho vay. Khách hàng cùng lúc vay nhiều TCTD, dẫn đến cạnh tranh quá mức và không kiểm soát được dòng tiền của đơn vị.
Các DNNN hoạt động trong lĩnh vực thương mại yếu kém về năng lực tài chính, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và thiếu một chiến lược hoạt động lâu dài đã dễ dàng sụp đổ khi thị trường biến động.
Những hoạt động thiếu minh bạch, hay những khía cạnh đạo đức của chủ DN cũng tạo ra những rủi ro rất lớn cho VCB.
Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nguồn công ty mẹ là nguồn cung cấp nguyên vật liệu hay bao tiêu sản phẩm ra nên hiệu quả kinh doanh của công ty trong nhiều trường hợp không phản ánh đúng thực chất. Vốn đầu tư thực của DN thường được phân chia thành vốn góp và công nợ công ty mẹ, với cơ cấu vốn như vậy thì vừa giúp doanh nghiệp giảm thuế thu nhập DN vừa tạo cho chủ đầu tư chủ động điều chỉnh quy mô đầu tư, giảm thiểu rủi ro khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả, và như thế thì khả năng thu hồi nợ của NH khi có rủi ro xảy ra luôn ở thế bị động, phần lớn tài sản thế chấp, cầm cố là dây chuyền máy móc thiết bị đã qua sử dụng do đó việc xác định đúng giá trị tài sản đối với NH là rất khó khăn.