Bảng 3.10 : Tình hình nợ xấu phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2007-2009 ĐVT: tỷ đồng Năm Khoản mục 2007 2008 Năm 2009 2008/2007 So sánh 2009/2008 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % DNNN 267 86,13 307 83,88 368 80,7 40 14,98 61 19,87 DNNQD 38 12,26 52 14,21 82 17,98 14 36,84 30 57,69 HSXCN 5 1,61 7 1,91 6 1,31 2 40 -1 -14,3 Tổng nợ xấu 310 100 366 100 456 100 56 18,06 90 24,59
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 - 2009 Vietcombank – HCM)
Nhìn vào bảng ta thấy:
Nợ xấu khi cho DNNN vay chiếm một tỷ trọng lớn, hơn 80% tổng nợ xấu của ngân hàng. Năm 2007 tỷ trọng nợ xấu cho vay DNNN là 86,13%, sang năm 2008 tỷ trọng này giảm xuống còn 83,88% và đến năm 2009 thì tỷ trọng này giảm một cách đáng kể xuống còn 80,7% trên tổng nợ xấu của ngân hàng. Xét về tỷ trọng nợ xấu, nhìn chung, qua 3 năm tỷ trọng nợ xấu của cho vay DNNN đều giảm dần. Còn xét về số dư thực tế thì tỷ lệ nợ xấu tăng dần qua các năm. Năm 2008 nợ xấu của DNNN là 307 tỷ đồng cụ thể tăng 40 tỷ đồng tương đương tăng 14,98% so với năm 2007, sang năm 2009 nợ xấu của DNNN là 368 tỷ đồng cụ thể tăng 61 tỷ đồng tương đương tăng 19,87% so với năm 2008. Nguyên nhân là do ngân hàng chú trọng mở rộng các khoản vay cho thành phần kinh tế này, DNNN là khách hàng truyền thống, tỷ trọng cho vay DNNN chiếm hơn 70%
tổng dư nợ. Tuy nhiên, thực tế thì tỷ trọng cho vay DNNN đang có xu hướng giảm dần. Ngân hàng đang mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế khác để nhằm phân tán rủi ro đảm bảo an toàn hoạt động cho vay đồng thời làm giảm tỷ lệ nợ xấu ở thành phần kinh tế này.
Nợ xấu khi cho DNNQD vay chiếm một tỷ trọng thấp, trung bình khoảng 15% tổng nợ xấu của ngân hàng. Năm 2007 tỷ trọng nợ xấu cho vay DNNQD là 12,26%, sang năm 2008 tỷ trọng này tăng lên 14,21% và đến năm 2009 thì tỷ trọng tăng lên 17,98% trên tổng nợ xấu của ngân hàng. Xét về tỷ trọng nợ xấu, qua 3 năm tỷ trọng nợ xấu của cho vay DNNQD đều tăng dần. Xét về số dư thực tế thì tỷ lệ nợ xấu đối với thành phần kinh tế này cũng tăng dần qua các năm. Năm 2008 nợ xấu của DNNQD là 52 tỷ đồng cụ thể tăng 14 tỷ đồng tương đương tăng 36,84% so với năm 2007, sang năm 2009 nợ xấu của DNNQD là 82 tỷ đồng cụ thể tăng 30 tỷ đồng tương đương tăng 57,69% so với năm 2008. Nguyên nhân là do ngân hàng chú trọng mở rộng các khoản vay cho thành phần kinh tế này, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp tăng lên đang kể từ đó kéo theo nợ xấu ở thành phần kinh tế này tăng lên là điều dễ hiểu. Hơn nữa, các DNNQD chủ yếu là vừa và nhỏ, lại có ưu điểm linh hoạt và năng động nên ngân hàng đã tăng cường tài trợ cho các doanh nghiệp này để bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cũng chính vì đặc điểm quá linh hoạt, năng động mà một số DNNQD cũng đã sinh ra việc sử dụng vốn sai mục đích, ngân hàng không quản lý được, rủi ro xảy ra là rất lớn. Một số công ty TNHH, DN tư nhân làm ăn không hiệu quả trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã không đủ sức trả nợ cho ngân hàng, làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản mà nguyên nhân là do các doanh nghiệp này không đủ năng lực sản xuất kinh doanh, yếu kém về trình độ quản lý. Chính vì vậy mà VCB cần phải đánh giá đúng năng lực tài chính của
doanh nghiệp này trước khi cho vay để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho ngân hàng.
Tương tự DNNQD, nợ xấu khi cho hộ sản xuất cá nhân vay chiếm một tỷ trọng thấp, thậm chí rất thấp, trung bình khoảng 1% tổng nợ xấu của ngân hàng. Năm 2007 tỷ trọng nợ xấu cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1,61%, sang năm 2008 tỷ trọng này tăng lên 1,91% và đến năm 2009 thì tỷ trọng giảm xuống còn 1,31% trên tổng nợ xấu của ngân hàng. Xét về tỷ trọng nợ xấu, qua 3 năm tỷ trọng nợ xấu của cho vay hộ sản xuất cá nhân hầu như khá ổn định có tăng lên trong năm 2008 và giảm đi trong năm 2009, tuy nhiên sự tăng giảm này không đáng kể. Xét về số dư thực tế thì tỷ lệ nợ xấu đối với thành phần kinh tế này cũng ít biến động. Năm 2008 nợ xấu của hộ sản xuất cá nhân là 7 tỷ đồng cụ thể tăng 2 tỷ đồng tương đương tăng 40% so với năm 2007, sang năm 2009 nợ xấu của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 6 tỷ đồng cụ thể giảm 1 tỷ đồng tương đương giảm 14,3% so với năm 2008. Nợ xấu của hộ sản xuất cá nhân chiếm tỷ trọng thấp, chỉ vào năm 2009 hộ sản xuất cá nhân có nợ xấu chiếm tỷ trọng khoảng hơn l% tổng nợ xấu. Từ đây cho thấy hộ sản xuất cá nhân làm ăn hiệu quả, trả lãi và nợ gốc đúng hạn, và góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho dân cư, do vậy trong những năm tới ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến thành phần kinh tế này.