Tình hình nợ xấu tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 46 - 49)

Trải qua hơn nhiều năm thành lập và phát triển VCB-HCM được biết đến là ngân hàng thành công và có uy tín nhất trong cộng đồng tài chính ở Việt Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu có xu hướng tăng lên. Do đó yêu cầu nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng được đặt ra hết sức bức thiết và là một thách thức thực sự đối với VCB –HCM trong nỗ lực tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả. Sau đây chúng ta sẽ đi sâu phân tích tình hình nợ xấu tại chi nhánh để tìm hiểu về thực trạng nhóm nợ này tại đơn vị:

Bảng 3.8 : Tình hình nợ xấu qua trong giai đoạn 2007-2009 ĐVT: tỷ đồng Năm Khoản mục 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Nợ dưới tiêu chuẩn

(Nhóm 3) 156 184 267 28 17,95 83 45,11

Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) 73 89 83 16 21,92 -6 -6,7

Nợ có khả năng mất vốn

(Nhóm 5) 81 93 106 12 14,82 13 13,98

Nợ xấu 310 366 456 56 18,06 90 24,59

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 - 2009 Vietcombank – HCM)

Biểu đồ 3.6 : Tình hình nợ xấu qua các năm 2007-2009

Năm 2008, nợ xấu đạt 366 tỷ đồng cụ thể tăng 56 tỷ đồng tương đương tăng 18,06% so với năm 2007. Trong đó: nợ nhóm 3 tăng 17,95 %, nợ nhóm 4 tăng

21,92%, nợ nhóm 5 tăng 14,82%. Giai đoạn này nợ xấu có khung hướng gia tăng, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế của Mỹ, và tăng trưởng tín dụng nóng, dẫn đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào tình trạng khó khăn, một số bị phá sản nên khả năng thu hồi nợ của VCB – HCM gặp nhiều bất lợi. Rõ ràng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thì tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng, do đó tỷ lệ nợ xấu cũng như nợ quá hạn của đơn vị tăng là điều dễ hiểu, tuy nhiên vẫn dưới 5% và 3% theo quy định NHNN tức vẫn đảm bảo an toàn hoạt động.

Năm 2009, nợ xấu đạt 456 tỷ đồng cụ thể tăng 90 tỷ đồng tương đương tăng 24,59% so với năm 2008. Trong đó: nợ nhóm 3 tăng 83 tỷ đồng tương ứng tăng 45,11%, nợ nhóm 4 giảm 6 tỷ đồng tương ứng giảm 6,7%, nợ nhóm 5 tăng 13 tỷ đồng tương ứng tăng 13,98%. Do giai đoạn này nền kinh tế dần dần phục hồi và chi nhánh đã có biện pháp chấn chỉnh lại làm giảm lại tỷ lệ nợ xấu xuống còn 1,6% trong tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu của đơn vị đã giảm nhưng cũng không nhiều bởi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dù đã có tiến triển tuy nhiên cũng chỉ là mới thoát khỏi khủng hoảng, hơn nữa đa số các khách hàng của ngân hàng cũng chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, tình

hình kinh tế trên thế giới vẫn chưa thoát khỏi “bóng đen ảm đạm” (tình hình ngoại tệ còn khan hiếm, tỷ giá liên tục tăng, thị trường chứng khoán của các sàn giao dịch lớn trên thế giới vẫn liên tục chạm đáy, sự sụp đổ liên tiếp của các tổ chức tài chính lớn trên thế giới, tỷ lệ thất nhiệp ở Châu Âu và Châu Mỹ - thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp Việt Nam tăng nhanh) các nhà đầu tư sợ rủi ro, và doanh số vay tăng cao trong năm 2009 đem lại nhiều rủi ro tín dụng hơn cho đơn vị. Đó có thể xem là những khởi sắc trong hoạt động kinh doanh của đơn vị đồng thời cũng là những tín hiệu rủi ro cần phải được kiểm

soát chặt chẽ hơn đối với đơn vị. Do đó tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng là một đòi hỏi cấp bách của VCB-HCM để lành mạnh hóa tình hình tài chính.

Như vậy, nhìn chung qua 3 năm cả 3 nhóm nợ đều có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do ngân hàng đã thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo gói kích cầu của chính phủ, dư nợ đều tăng cao qua các năm mà ta biết áp lực tăng trưởng tín dụng cao là một trong những cản trở đối với việc giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)