Khái quát về tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 25 - 28)

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào ở Việt Nam đồng thời là khâu mấu chốt quyết định hiệu quả kinh doanh của NH. Nhờ cho vay mà ngân hàng có được nguồn thu nhập lớn để bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm qua, hoạt động tín dụng của VCB-HCM nói chung đã đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trên địa bàn thành phố.

Để thấy được hoạt động cho vay của VCB-HCM chúng ta xem bảng và biểu đồ sau:

Bảng 3.2 : Dư nợ tín dụng giai đoạn 2007-2009

ĐVT: tỷ đồng Năm Khoản mục 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 28.629 32.082 41.099 3.453 12,06 9.017 28,11

Doanh số thu nợ 18.795 29.029 35.334 10.234 54,45 6.305 21,72 Tổng dư nợ tín

dụng 19.506 22.559 28.324 3.053 15,7 5.765 25,6

Biểu đồ 3.2 : Tình hình sử dụng vốn trong giai đoạn năm 2007-2009

Nhìn vào bảng kết quả và biểu đồ, ta có thể thấy được diễn biến doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tín dụng qua thời kỳ 2007-2009 có một số đặc điểm như sau:

Doanh số cho vay: Doanh số cho vay các năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước, năm 2008 doanh số cho vay đạt 32.082 cụ thể tăng 3.453 tương đương tăng 12,06% so với năm 2007. Sang năm 2009 doanh số cho vay đạt 41.099 tức tăng 9.017 tương đương tăng 28,11%. Từ đó cho thấy tình hình hoạt động cho vay và đầu tư của ngân hàng tốt, không xảy ra tình trạng vốn bị ứ động, không sinh lãi.

Doanh số thu nợ: Quá trình cho vay và thu nợ của ngân hàng phải được thực

hiện kết hợp chặt chẽ với nhau. Nếu chỉ chú trọng đến việc cho vay mà không quan tâm đến việc thu hồi nợ sẽ sinh ra nợ quá hạn đối với ngân hàng. Hiểu rõ điều này, VCB-HCM luôn quan tâm, đôn đốc thu h i nợ. Vì vậy, doanh số thu nợ tăng trưởng khá cao, năm 2008 tăng 10.234 tương đương tăng 54,45% so với năm 2007, doanh số thu nợ năm 2009 có tăng nhưng không cao so với tỷ lệ tăng của năm trước, tỷ lệ tăng 21,72% so với năm 2008.

Dư nợ tín dụng: Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chỉ tiêu dư nợ là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá về hoạt động cho vay mà bất kỳ ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm. Với sự nỗ lực phấn đấu, mở rộng hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, VCB-HCM đã đạt được những mục tiêu quan trọng trong chiến lược kinh doanh, triển khai và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, phát triển ngân hàng bán lẻ, tái cơ cấu tổ chức, nâng

cao năng lực điều hành… Điều này giúp tổng dư nợ của chi nhánh liên tục tăng

qua các năm cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng tốt.

Trước hết, chúng ta điểm qua hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2001-2006 (giai đoạn trước thời gian phân tích):

Giai đoạn 2001-2003: dư nợ tín dụng tăng trưởng nhanh trung bình 50%/năm

đặc biệt là năm 2002 khi có chủ trương bứt phá tín dụng. Dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được VCB quan tâm hàng đầu, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được khống chế trong mức cho phép của NHNN và luôn có tỷ lệ thấp nhất so với các ngân hàng thương mại khác trong cả nước.

Giai đoạn 2004-2006: do tập trung nguồn lực và thời gian cho việc triển khai

áp dụng chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro, nên VCB thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn. Các chính sách trong giai đoạn này bao gồm:

 Áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế : tách bạch hoạt động quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và xử lý tác nghiệp.

 Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao, hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh thiếu ổn định, có độ rủi ro lớn và kém hiệu quả.

 Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi, áp dụng chính sách cho vay thận trong tại các khu vực kinh tế chưa phát triển đồng đều, ổn định.

 Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định, cho vay thận trọng đối với mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả.

Giai đoạn 2007-2009: Sau khi hoàn thiện việc cơ cấu lại tổ chức quản trị rủi

ro theo định hướng trên, năm 2008 tổng dư nợ đạt 22.559 tỷ đồng cụ thể tăng 3.053 tỷ đồng tương đương tăng 15,7% so với năm 2007. Năm 2009 tổng dư nợ đạt 28.324 tỷ đồng tăng 5.765 tỷ đồng (tăng 25,6%) so với năm 2008.

Như vậy, có thể thấy rằng Vietcombank chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến như một ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ mà còn chiếm lĩnh thị trường tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)