Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh: với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.
Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát NH hữu hiệu (25 nguyên tắc về giám sát NH của Ủy ban Basel) trong thực thi chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Nghiên cứu và triển khai các công cụ bảo hiểm tín dụng như hoán đổi tín dụng (Credit swap)... Đây là các công cụ của một thị trường tài chính phát triển cao nhằm giúp các NHTM phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tín dụng, san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi NH.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng. Qua đó, ngân hàng nhà nước giám sát, quản lý hoạt động của các ngân hàng thương mại được nhanh chóng dễ dàng hơn.
Cần nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng: Bất kỳ NHTM nào khi cho khách hàng vay đều cần có nguồn thông tin về khách hàng để có quyết định cho vay đúng đắn. Hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao cần có một hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ công tác này. Ở nước ta cũng đã xây dựng được hệ thống thông tin tín dụng (gọi tắt là CIC) để phục vụ công tác TD và kinh
doanh của NH. Tuy nhiên, do mới thành lập nên CIC vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin. Việc thu thập và cập nhật các thông tin biến động của CIC thực hiện vẫn chưa có hiệu quả. Vì vậy, NHNN cần có giải pháp để hoạt động của trung tâm này được phát huy hiệu quả. Cần bắt buộc các NHTM và tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động của hệ thống CIC, coi đó như một quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
NHNN cần hoàn thiện các quy chế cho vay, quy định và môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng: NHNN cần đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro, các mức trích lập cũng như danh mục nội dung cần trích lập để các tổ chức tín dụng chủ động trong vấn đề giải quyết các khoản nợ có vấn đề của mình.