Nợ quá hạn là một chỉ tiêu phản ánh độ an toàn của tín dụng, có quan hệ mật thiết với chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Ngân hàng sẽ không thực
hiện nâng cao chất lượng tín dụng nếu nhận thấy có dấu hiệu mất an toàn. Tình hình nợ quá hạn của VCB-HCM được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.7: Nợ quá hạn tại chi nhánh qua các năm 2007-2009
Đvt: Tỷ VND Năm Khoản mục 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Nợ cần chú ý (Nhóm 2) 646 793 766 147 22,76 -27 -3,4 Nợ dưới tiêu chuẩn
(Nhóm 3) 156 184 267 28 17,95 83 45,11
Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) 73 89 83 16 21,92 -6 -6,7
Nợ có khả năng mất vốn
(Nhóm 5) 81 93 106 12 14,82 13 13,98
Nợ quá hạn 956 1.159 1.222 203 21,23 63 5,4
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 - 2009 Vietcombank – HCM)
Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy được tình hình nợ quá hạn của Vietcombank chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh qua 3 năm như sau:
Năm 2008, nợ quá hạn đạt 1.159 tỷ đồng cụ thể tăng 203 tỷ đồng tương đương tăng 21,23% so với năm 2007. Trong đó: nợ nhóm 2 tăng 147 tỷ đồng tương ứng tăng 22,76%, nợ nhóm 3 tăng 17,95 %, nợ nhóm 4 tăng 21,92%, nợ nhóm 5 tăng 14,82%. Khủng hoảng tài chính của Mỹ năm 2008 đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế Việt Nam nói chung cũng như về hoạt động cho vay và thu nợ tại chi nhánh nói riêng, đẩy mức nợ quá hạn lên cao, từ 956 tỷ đồng năm 2007 lên tới 1.159 tỷ đồng năm 2008. Cũng chính từ cuộc khủng hoảng này, mà tình hình kinh doanh của doanh nghiệp xuống dốc, doanh nghiệp không đủ khả
năng trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, sự tăng trưởng nóng tín dụng trong năm 2007 cũng là một trong những nguyên nhân làm nợ quá hạn tại chi nhánh có xu hướng tăng lên.
Năm 2009, nợ quá hạn là 1.222 tỷ đồng tăng 63 tỷ đồng (tăng 5,4%) so với năm 2008. Trong đó: nợ nhóm 2 giảm 27 tỷ đồng tương ứng giảm 3,4%, nợ nhóm 3 tăng 83 tỷ đồng tương ứng tăng 45,11%, nợ nhóm 4 giảm 6 tỷ đồng tương ứng giảm 6,7%, nợ nhóm 5 tăng 13 tỷ đồng tương ứng tăng 13,98%. Trong kết cấu nợ quá hạn của ngân hàng trong giai đoạn năm 2009 đã có sự sụt giảm của nợ nhóm 2 và nợ nhóm 4. Nguyên nhân là do giai đoạn này nền kinh tế dần dần phục hồi và chi nhánh đã có biện pháp chấn chỉnh lại làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp, đồng thời cũng trong năm 2009, VCB đã áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong việc quản lý rủi ro tín dụng góp phần hạn chế đến mức tối thiểu rủi ro xảy ra đối với NH. Có thể xem đây là một bước tiến mới của VCB trong việc phòng ngừa và tích cực hạn chế rủi ro tại đơn vị.