VCB nên thống nhất nhận thức và nhất quán trong thực hiện chính sách tín dụng với tầm nhìn dài hạn. Chủ động xây dựng một hệ thống các chỉ số và giới hạn có tính cảnh báo trước về các cạm bẫy và nguy cơ RR cao cần phòng tránh như: những lĩnh vực ngân hàng không được cho vay thêm vì RR cao hoặc đã đến ngưỡng (giới hạn cho vay đối với một ngành, một vùng cụ thể để phân tán RR).
Quan tâm đúng mức đến đa dạng hóa, hiện đại hoá các sản phẩm dịch vụ NH khác, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ phi TD. Đây là điều kiện tăng thu nhập từ dịch vụ, giảm áp lực tăng trưởng TD đơn thuần, phòng ngừa RR. Đa dạng hóa danh mục đầu tư, đa dạng hóa khách hàng. Không tập trung cho vay một loại khách hàng, mở rộng đối tương cho vay, mở rộng cho vay tiêu dung, đẩy mạnh cho vay các DN vừa và nhỏ, cho vay phát triển kinh tế tư nhân, cho
vay nông nghiệp, nông thôn…Trong đó, nên chú trọng gia tăng cho vay tiêu dùng
vì cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thu nhập của người dân tăng cao, nhu cầu tiêu dùng tăng: sửa chữa trang trí nhà cửa, mua nhà, mua xe, du
học… Như vậy cho vay tiêu dùng sẽ là một thị trường lớn mà hoạt động cho vay
Tăng cường hơn nữa công tác chăm sóc khách hàng, thường xuyên tiếp xúc hỏi thăm khách hàng, tạo được sự tin tưởng, hài lòng từ phía khách hàng. Ngoài ra NH cần phải linh hoạt rút ngắn thời gian hơn trong quy trình cho vay mà vẫn đảm bảo được chất lượng của hoạt động TD. Có như vậy sẽ làm cho khách hàng cảm thấy ngân hàng không quá khó khăn trong quy trình cho vay, tạo sự hài lòng cho khách hàng.
Hoàn thiện hệ thống giám sát chi nhánh theo hướng: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, nâng cao, đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro tại ngân hàng.
Cần thiết lập một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ thu thập thông tin, phân tích lưu trữ, tìm kiếm các biện pháp xử lý, khai thác sử dụng những thông tin đó một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khuyến khích CBTD tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại.
Ngân hàng cần lập ra bộ phận chuyên môn thực hiện nghiêp vụ CDS (CDS 1à công cụ hữu hiệu cho ngân hàng quản lý được chặt chẽ toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu từ khâu quản lý hồ sơ chứng từ cho đến nhân sự. Với những chức năng quản lý, CDS không chỉ còn là phần mềm thuần túy mà còn là một người phụ trợ đắc lực cho Ban Giám đốc ). NH cần xây dựng quy trình thực hiện nghiệp vụ CDS một cách hợp lý trên cơ sở những lý thuyết về CDS.
Tổ chức xem xét, phân loại khách hàng, xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, chọn lựa giao dịch với khách hàng có uy tín kinh doanh có hiệu quả tích cực thu hồi nợ tồn đọng làm giảm bớt áp lực tăng thu, bù chi.
VCB nên dành cho VCB-HCM cũng như các chi nhánh khác nhiều quyền quyết định hơn nhằm nâng cao tính tự chủ của các chi nhánh. VCB nên cho phép
khách hàng. VCB nên tiếp tục phát huy hơn nữa việc sử dụng mạng vi tính để thu nhận số liệu báo cáo, giúp cán bộ tín dụng có nhiều thời gian tập trung vào chuyên môn hơn.