Bảng 3.9: Tình hình nợ xấu theo thời hạn cho vay giai đoạn 2007-2009
ĐVT: tỷ đồng Năm Khoản mục 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Nợ ngắn hạn 300 330 424 30 10 94 28,48 Nợ trung và dài hạn 10 36 32 26 260 -4 -11,11 Nợ xấu 310 366 456 56 18,06 90 24,59
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 - 2009 Vietcombank – HCM)
Nhìn vào bảng và biểu đồ ta thấy:
Nợ ngắn hạn có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong tổng nợ xấu và có khuynh hướng tăng dần qua các năm, năm 2008 nợ xấu của cho vay ngắn hạn là 330 tỷ đồng cụ thể tăng 30 tỷ đồng tương đương tăng 10% so với năm 2007, sang năm 2009 nợ xấu của cho vay ngắn hạn là 424 tỷ đồng cụ thể tăng 94 tỷ đồng tương đương tăng 28,48% so với năm 2008. Từ đây cho thấy rủi ro tín dụng ngân hàng rất cao phần lớn nguyên nhân của nợ xấu cho vay ngắn hạn cao do thời hạn cho vay ngắn, ngân hàng và khách hàng xác định thời gian cho vay không chính xác, thêm vào đó là việc khách hàng làm ăn thua lỗ, hàng hóa ứ đọng không bán được dẫn đến tình trạng không thể trả nợ cho ngân hàng. Đấy cũng chính là nguyên nhân tỷ trọng cho vay ngắn hạn càng có xu hướng giảm thay vào đó là cho vay trung và dài hạn.
Nợ trung và dài hạn có tỷ lệ nợ xấu thấp. Năm 2008 nợ xấu của cho vay trung và dài hạn là 36 tỷ đồng, tăng cao so với năm 2007 tăng 260%, nhưng sang năm 2009 tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 32 tỷ đồng, giảm 4 tỷ đồng tương đương giảm 11,11% so với năm 2008 đây là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn thấp không có nghĩa là các khoản cho vay trung và dài hạn có ít rủi ro bởi các khoản vay này chưa đến ngày đáo hạn, điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi các khoản cho vay để sớm phát hiện ra những dấu hiệu xấu.