Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trưởng nóng tín dụng một giai đoạn nào đó, thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong nhưng năm tiếp theo. Và VCB-HCM dường như cũng không thoát ra được quy luật khắc nghiệt đó của thị trường. Dưới đây là bảng kết quả phân loại nợ trong giai đoạn 2007-2009 của Vietcombank chi nhánh Hồ Chí Minh:
Bảng 3.6: Bảng kết quả phân loại nợ giai đoạn 2007-2009 Đvt: Tỷ VND Năm Khoản mục 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm1) 18.550 21.400 27.102 2.850 15,36 5.702 26,65 Nợ cần chú ý (Nhóm 2) 646 793 766 147 22,76 -27 -3,4 Nợ dưới tiêu chuẩn
(Nhóm 3) 156 184 267 28 17,95 83 45,11
Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) 73 89 83 16 21,92 -6 -6,7
Nợ có khả năng mất vốn
(Nhóm 5) 81 93 106 12 14,82 13 13,98
Tổng dư nợ tín dụng 19.506 22.559 28.324 3.053 15,7 5.765 25,6
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 - 2009 Vietcombank – HCM)
Nhìn vào bảng trên, ta thấy phần lớn các khoản cho vay của Vietcombank –
HCM đều thuộc nhóm nợ 1, chiếm hơn 90% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Nợ nhóm 1 có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Năm 2008, nợ nhóm 1 là 21.775 tỷ đồng tăng 3.205 tương đương tăng 17,28% so với năm 2007. Sang năm 2009, nợ nhóm 1 là 27.102 cụ thể tăng 5.347 tỷ đồng tương đương tăng 24,58% so với năm 2008. Đó là một dấu hiệu tốt cho thấy ngân hàng đã quản lý nợ chặt chẽ, tiến hành thực thi các biện pháp để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Nợ nhóm 2 đã có những thay đổi đáng kể. Nếu như trong năm 2007, nợ nhóm 2 là 646 tỷ đồng thì sang năm 2008 nợ nhóm 2 tăng mạnh và đạt mức 793
tỷ đồng. Đến năm 2009 khoản nợ này giảm nhẹ xuống còn 766 tỷ đồng, cụ thể giảm 27 tỷ đồng tương đương giảm 3,4% so với năm 2008.
Nợ nhóm 3 có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2008, nợ nhóm 3 đạt 184 tỷ đồng tăng 28 tỷ đồng tương ứng tăng 17,95% so với năm 2007. Qua năm 2009, nợ nhóm 3 tiếp tục tăng lên là 267 tỷ đồng, cụ thể tăng 83 tỷ đồng tương ứng tăng 45,11% so với năm 2008.
Nợ nhóm 4 là nhóm nợ có ít biến động nhất trong 5 nhóm nợ nêu trên. Năm 2007, nợ nhóm 3 là 73 tỷ đồng và đạt mức 89 tỷ đồng trong năm 2008 và giảm nhẹ trong năm 2009 xuống còn 83 tỷ đồng.
Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn), tỷ trọng nhóm nợ này chỉ chiếm khoảng 0.5% trên tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Tuy vậy, chúng ta không thể lơ là trong việc kiểm soát và có những biện pháp nhận diện cũng như phòng ngừa hạn chế nhóm nợ này. Nhóm nợ này có xu hướng tăng dần trong 3 năm, năm 2007, nợ nhóm 5 là 93 tỷ đồng tăng 12 tỷ đồng tương ứng tăng 14,82% so với năm 2008. Năm 2009, nợ nhóm 5 là 106 tỷ đồng tăng 13 tỷ đồng tương đương tăng 13,98% so với năm 2008.
Nhìn chung, các khoản cho vay của ngân hàng đều thuộc nợ nhóm 1. Tuy các khoản nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng không vì vậy mà chúng ta không để ý quan tâm đến việc xử lý các khoản nợ đó. Vì nợ nhóm 2, nợ nhóm 3, 4, 5 có xu hướng tăng dần qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Một thực tế đặt ra cho VCB-HCM là phải làm sao để nhận diện được rủi ro, làm sao để hạn chế các khoản nợ xấu luôn tồn tại tiềm ẩn trong các khoản vay của khách hàng.