VCB-HCM nên đơn giản hóa các thủ tục cho vay, phù hợp với pháp luật cho vay hiện hành đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh, thích ứng từng nhóm khách hàng, từng loại cho vay.
VCB-HCM nên tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề tín dụng để cho các cán bộ tín dụng của các chi nhánh có điều kiện trao đổi kinh nghiệm công tác và nâng cao trình độ của mình.
Chi nhánh nên tổ chức, củng cố lại bộ phận phòng TD theo hướng dẫn chuyên môn hoá bộ phận tiếp xúc khách hàng và bộ phận quản lý khoản vay, nhằm tăng cường quản lý RRTD trong khi phát triển TD, thực hiện việc đào tạo lại CBTD.
Chi nhánh nên chú trọng nguồn nhân lực trẻ: hiện nay nhân lực trẻ đang ngày càng được coi trọng và trở thành xu thế tuyển dụng mới của nhiều NH. Thế hệ trẻ ngày nay có tham vọng, có bản lĩnh, tự tin, hoài bão, có khả năng làm việc theo nhóm cũng như chịu được áp lực công việc cao. Hơn nữa, nguồn nhân lực trẻ nếu được đối đãi tốt ngay từ đầu sẽ là những người trung thành và gắn bó lâu dài với NH mà họ công tác. Để thu hút và tìm kiếm được nguồn nhân lực trẻ thì NH cần có những chính sách hấp dẫn hơn để thu hút sinh viên khi họ còn ngồi ở ghế nhà trường thông qua các hình thức như: tài trợ cho các học bổng khuyến học, khuyến tài, đẩy mạnh các chương trình kiến tập, thực tập cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên thực tập thể hiện khả năng trong quá trình thực tập, mạnh dạn ký hợp đồng với các sinh viên có thành tích tốt.
KẾT LUẬN
Trải qua hơn nhiều năm thành lập và phát triển VCB được biết đến là NH thành công và có uy tín nhất trong cộng đồng tài chính ở Việt Nam. Trong nhiều năm qua, VCB luôn dẫn đầu trong tài trợ thương mại, tỷ trọng thanh toán quốc
tế, kinh doanh ngoại tệ… VCB cũng được biết đến với vị thế là NH có chất lượng tín dụng tốt nhất trong hệ thống các NHTN nhà nước cũng như các NHTMCP ở Việt Nam. Từ thực trạng hoạt động tín dụng của VCB-HCM trong thời gian vừa qua, các giải pháp hạn chế RRTD tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng, góp phần hoàn thiện công tác quản trị RRTD trong toàn hệ thống. Sự nỗ lực của VCB cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan NN có thẩm quyền, công tác quản trị RRTD sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.
RRTD được đề cập trong đoạn văn này là một khía cạnh trong bối cảnh chung về rủi ro NH. Mong rằng với một vài suy nghĩ về giải pháp hạn chế và phòng ngừa RRTD trong kinh doanh tín dụng của NHTM có thể góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện các giải pháp giúp các NH có thể sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ ngân hàng và khách hàng từ đó tăng cường chất lượng tín dụng, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên đây là một vấn đề nghiên cứu rộng, phức tạp cộng với thời gian và trình độ có hạn, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên khóa luận này còn nhiều hạn chế, em rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô giáo để bài viết hoàn chỉnh và có giá trị thực tế hơn.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG ... 1
1.1. Tín dụng ngân hàng ... 1
1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân ... 1
1.3. Các hình thức tín dụng ngân hàng ... 2
1.4. Rủi ro tín dụng ... 4
1.4.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ... 4
1.4.2. Phân loại rủi ro tín dụng ... 5
1.4.3. Các hình thức rủi ro tín dụng ... 6
1.4.4. Nhứng nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng... 7
1.4.4.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng ... 7
1.4.4.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng ... 8
1.4.4.3. Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài ... 9
1.4.5. Ảnh hưởng của rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng ... 10
1.4.5.1. Đối với ngân hàng ... 10
1.4.5.2. Đối với khách hàng ... 11
1.4.5.3. Đối với nền kinh tế ... 11
1.4.6. Các chỉ số thường dùng để đánh giá rủi ro tín dụng ... 12
1.4.6.1. Tỷ lệ nợ quá hạn ... 12
1.4.6.2. Tỷ lệ nợ xấu ... 12
1.4.6.3. Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng mất vốn/ Dư nợ quá hạn ... 13
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ VIETCOMBANK VAØ VIETCOMBANK CHI NHÁNH THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 14
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank ... 14
2.1.2. Các mốc lịch sử và thành tựu ... 15
2.2. Giới thiệu về Vietcombank Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh... 18
2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy ngân hàng ... 19
2.4. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu ... 20
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK CHI NHÁNH THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 22
3.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh ... 22
3.1.1. Tình hình huy động vốn ... 22
3.1.2. Tình hình sử dụng vốn ... 25
3.1.2.1. Khái quát về tình hình sử dụng vốn ... 25
3.1.2.2. Kết cấu dư nợ ... 28
3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Vietcombank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ... 41
3.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng ... 41
3.2.2. Kết quả phân loại nợ ... 42
3.2.3. Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh ... 44
3.2.4. Tình hình nợ xấu tại chi nhánh... 46
3.2.4.1. Nợ xấu phân theo thời hạn cho vay ... 49
3.2.4.2. Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế ... 51
3.2.5. Một số chỉ tiêu thường dùng để đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietcombank Hồ Chí Minh ... 53
3.2.5.1. Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ ... 54
3.2.5.2. Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ ... 55 3.2.5.3. Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng mất vốn / Tổng dư nợ quá hạn 56 3.3. Công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Vietcombank chi nhánh
3.3.1. Qui định về trích lập dự phòng ... 57
3.3.2. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh ... 59
3.3.3. Kết quả xử lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ... 61
3.4. Đánh giá công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh ... 62
3.4.1. Những kết quả đạt được ... 62
3.4.2. Những tồn tại và hạn chế... 63
3.4.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại và hạn chế tại chi nhánh ... 64
3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan ... 64
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan ... 65
3.5. Những dấu hiệu cảnh báo khoản vay có vấn đề... 66
3.5.1. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. ... 67
3.5.2. .... Nhóm các dấu hiệu liên quan tới phương pháp quản lý của khách hàng. .... ... 67
3.5.3. Nhóm các dấu hiệu liên quan tới vấn đề kỹ thuật và thương mại. 68 3.5.4. Nhóm các dấu hiệu về xử lý các thông tin tài chính, kế toán... 68
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK CHI NHÁNH THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH... 69
4.1. Định hướng hoạt động của ngân hàng ... 69
4.2. Giải pháp từ phía Vietcombank chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh ... 70
4.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng ... 70
4.2.2. Đa dạng hóa đối tượng đầu tư ... 71
4.2.3. Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay. ... 72
4.2.5. Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay... 74
4.2.6. Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ và trích lập dự phòng ... 74
4.2.7. Các giải pháp về nhân sự ... 75
4.3. Một số kiến nghị. ... 76
4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ... 76
4.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ ... 77
4.3.3. Kiến nghị đối với Vietcombank ... 78