Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 59 - 61)

Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để hạn chế thiệt hại cho các tổ chức tín dụng, NHNN đã cho phép các tổ chức tín dụng được trích lập dự phòng. Đây là một việc làm cần thiết bởi khi có lượng nợ xấu lớn tồn tại trong ngân hàng thì sẽ cản trở hoạt động của ngân hàng rất nhiều. Cũng chính vì lượng vốn bị chiếm dụng đó mà ngân hàng sẽ không có để cho vay các dự án khả thi khác thậm chí có thể dẫn đến việc ngân hàng có thể phải dừng hoạt động. Chính vì tính quan trọng của nó, NHNN đã điều chỉnh lại những quy định trong trích lập dự phòng theo hướng có lợi hơn cho các TCTD , đó là quyết định 493/2005/QĐ – NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng nợ quá hạn. Hiện nay, VCB cũng đang thực hiện nghiêm túc quyết định này của NHNN. Sau đây, chúng ta sẽ phân tích việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại VCB-HCM qua 3 năm 2007-2009:

Bảng 3.14: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2007-2009 ĐVT: tỷ đồng Năm Khoản mục 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Trích lập DPCT cả năm 342 267 319 -75 -21,93 52 19,48 Trích lập DPC cả năm 156 156 156 0 0 0 0 Số tiền xử lý trong năm 313 243 301 -70 -22,36 58 23,87 Qũy dự phòng còn lại sau xử lý 46 70 88 24 52,17 18 25,71

Biểu đồ 3.9 : Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2007-2009

Nhìn vào bảng và biểu đồ ta thấy:

Nguồn dự phòng chung của ngân hàng là 366 triệu đồng vào năm 2007, nguồn dự phòng chung tuy được trích lập nhưng chưa sử dụng chính vì vậy các năm 2008, 2009 không trích thêm vẫn giữ nguyên quỹ dự phòng chung là 366 triệu.

Nguồn dự phòng cụ thể của ngân hàng vào năm 2008 là 267 tỷ đồng giảm nhiều so với năm 2007, nhưng sang năm 2009 nguồn dự phòng cụ thể là 319 tỷ đồng tăng 19,48% so với năm 2008. Việc trích lập dự phòng cụ thể tăng vào năm 2009 sẽ làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)