2.1.4.1. Hệ thống giao thông vận tải
Nha Trang – Khánh Hòa là địa phương có đầy đủ tất cả các loại hình giao thông để kết nối với các địa phương khác trong nước và trên thế giới. Khánh Hòa có đầy đủ 4 loại hình giao thông là đường không, đường bộ, đường sắt, đường biển..
Hiện tại Khánh Hòa có các càng Nha Trang, Cam Ranh, Hòn Khói, Vân Phong
nhưng trong đó cảng Nha Trang là càng đa chức năng phục vụ du lịch, vận tải hành
khách và chuyển tải hàng hoá các loại. Cảng có chiều dài cầu tàu 172m, rộng 20m, độ sâu trước bến cảng là 8,5m. Công suất bình quân hàng năm là 6.000 hành khách, công suất bốc dỡ 800.000 tấn/năm.
Sân bay Cam Ranh nằm ở phía Bắc bán đảo Cam Ranh, cách TP. Nha Trang khoảng 30 km, có 4 đường băng dài 3.040m, đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2004. Cảng hàng không Cam Ranh là cảng hàng không quốc tế, có thể đón 1 triệu khách vào năm 2010 và khoảng 2 triệu khách vào năm 2020 để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực Nam Trung bộ, đặc biệt đối với phát triển du lịch. Sân bay Cam Ranh là sân bay phục vụ cho nhu cầu bay của người dân khu vực Nam Trung bộ và là sân bay có khả năng tiếp nhận tất cả các loại máy bay chở khách lớn hiện nay trên thế giới đã có nhiều quốc gia mở đường bay thẳng tới Cam Ranh như
Nga và một số nước Đông Âu khác, hiện tại sân bay Cam Ranh có khả năng phục vụ các hoạt động bay đêm và là sân bay lớn thứ 4 của Việt Nam sau các sân bay như Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng và là sân bay có mức tăng trưởng khách lớn nhất hiện nay của cả nước. Ngoài ra ở Khánh Hòa còn một số sân bay nhỏ có khả năng phục vụ các chặng bay ngắn ở trong nước như sân bay Nha Trang và sân bay Dục Mỹ - Ninh Hòa nhưng hiện tại hai sân bay này đang phục vụ mục đích chính là huấn luyện bay quân sự.
Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc tỉnh Khánh Hòa, dài khoảng 149,2 km, qua thành phố Nha Trang và hầu hết các huyện trong tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 12 ga đường sắt, các ga dọc tuyến là ga hỗn hợp, chỉ có ga Nha Trang là ga chính, có quy mô lớn làm nhiệm vụ trung chuyển hành khách và hàng hóa từ Lâm Đồng, Buôn Ma Thuột tới các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Trong thời gian tới ga Nha Trang được quy hoạch di chuyển ra khỏi thành phố để đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa của người dân cao hơn đồng thời giảm thiểu tình trạng ô nhiễm cho khu vực nội thị. Đồng thời chính phủ cũng quy hoạch tuyến đường sắt cao tốc thí điểm Nha Trang – Tp Hồ Chí Minh từ đây có thể rút ngắn thời gian đi tàu của 2 địa phương xuống.
Các tuyến đường đối ngoại: Quốc lộ 1A chạy suốt chiều dài của tỉnh, Quốc lộ 26 nối với Đăk lăk và các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Tuyến đường mới nối Nha Trang với Đà Lạt đã rút ngắn khoảng cách Nha Trang đi Đà Lạt còn 140 km tuyến đường này với mục đích gắn kết giữa hai địa phương có điểm mạnh là du lịch nhằm thu hút khách tới với biển và rừng.
Đường nội tỉnh: Đường Nguyễn Tất Thành nối sân bay Cam Ranh với TP. Nha Trang, đường Phạm Văn Đồng nối đường Trần Phú ra Quốc lộ 1 đây là hai con đường ven biển để đi vào thành phố Nha Trang với những cảnh quan biển đảo hùng vĩ dọc đường đi, đường Khánh Bình – Ninh Xuân nối từ Quốc lộ 26 về Khánh Vĩnh… đã tạo được các tuyến giao thông thông suốt trong tỉnh. Đường lên khu du lịch Hòn Bà, đường ra khu du lịch Đầm Môn và những tuyến đường giao thông khác đã và đang được hoàn thiện để phát triển tiềm năng của các vùng kinh tế của tỉnh. Các tuyến đường tỉnh lộ và hương lộ có tổng chiều dài 193,61 km, trong đó có 56,6 km tỉnh lộ nằm trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh và Khánh Sơn, là hai huyện miền núi, có địa hình tương đối cao, các tuyến này bắt đầu từ QL 1A và QL 26, hầu hết kết thúc ở các huyện, là các tuyến đường cụt, không tạo thế liên hoàn về giao thông. Các tuyến tỉnh lộ,
hương lộ có nền đường phổ biến là 5 - 7m, mặt đường 3 - 4m. Các tuyến đường (phần lớn là các đường miền núi) là đường đất hoặc đường đá dăm cấp phối. Chất lượng nền và mặt đường không đồng đều trên toàn tuyến, phần lớn là đường xấu.
Do đặc điểm của địa phương nên hệ thống đường thủy nội địa của Khánh Hòa rất ít chỉ có một số hệ thống bến đò ở Vạn Ninh và Ninh Hòa nối với các địa điểm du lịch, ngoài ra còn có hệ thống thuyền đò phục vụ nhân dân ở các xã đảo như Vĩnh Nguyên – Bình Ba (Cam Ranh) – Vạn Thạnh (Vạn Ninh). Bên cạnh đó còn có tuyến du lịch bằng thuyền dọc bờ sông Cái và một số tuyến đò ngang hoạt động không phép rải rác ở dọc sông Cái trên địa bàn huyện Diên Khánh và thành phố Nha Trang.
Thành phố Nha Trang còn có 2 cảng phục vụ cho hoạt động du lịch là bến tàu du lịch Cầu Đá phục vụ du khách tham quan các đảo ở khu vực phía Nam thành phố và bến tàu du lịch của công ty Long Phú phục vụ khách du lịch ở các đảo khu vực phía Bắc.
2.1.4.2. Hạ tầng phục vụ lưu trú nghĩ dưỡng của du khách Bảng 2.1: Hạ tầng phục vụ lưu trú của Khánh Hòa
2010 2011 2012 2013
Số cơ sở lưu trú 455 503 511 550
Số phòng 11.730 12.048 12.722 14.949
Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa 2013
Qua bảng dữ liệu trên cho ta thấy số lượng cơ sở lưu trú tăng đều qua các năm và tộc độ bình quân tăng khoảng 12%. Số phòng và số giường qua các năm đều tăng từ năm 2010 đến năm 2013 số phòng giường tăng thêm gần 40%. Năm 2013 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 550 cơ sở lưu trú có đăng ký và trong đó có 1 khách sạn tiêu chuẩn 6 sao, 7 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao…và hàng trăm khách sạn từ 3 sao trở xuống. Với lợi thế Khánh Hòa có hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ lưu trú có mức giá phù hợp với mức thu nhập của nhiều đối tượng khách du lịch nên hàng năm luôn thu hút được một lượng lớn khách tới tham quan nghĩ dưỡng tại Nha Trang – Khánh Hòa.
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tất cả các khu vực đều có hệ thống lưu trú từ cao cấp đến bình dân để phục vụ du khách tới nghĩa dưỡng. Ngoài hệ thống khách sạn trên đất liền thì còn có hệ thống khách sạn nhà nghỉ trên các đảo như ở Hòn Tre, Trí Nguyên, Hòn Tằm, Bình Ba…
2.1.4.3. Hạ tầng phục vụ vui chơi giải trí
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có rất nhiều loại hình dịch vụ vui chơi giải trí đặc biệt là các loại hình giải trí phục vụ cho khách du lịch.
Toàn tỉnh có 2 sân golf tiêu chuẩn quốc tế tại đảo Hòn Tre và khu du lịch Diamond bay. Khu vui chơi giải trí phức hợp lớn nhất nước tại Vinpearl tại đây du khách có thể chơi các trò chơi trong nhà, cảm giác mạnh ngoài trời, công viên nước…
Dọc bờ biển có khoảng 50 cơ sở đăng ký phục vụ các hoạt động các trò chơi trên biển như dù kéo, moto nước, lặn biển, lướt ván… có thể đáp ứng tối đa nhu cầu về vui chơi trên biển của du khách trong và ngoài nước.
2.1.4.4. Hạ tầng phụ trợ khác
Hệ thống cở sở hạ tầng thông tin viễn thông Khánh Hòa hiện nay sóng điện thoại đã phủ sóng rộng khắp tất cả các xã phường của tỉnh Khánh Hòa, 100% các xã đều có điện thoại cố định, internet và di động. Toàn tỉnh có 103/105 xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông chiếm tỷ lệ 98%.
Hệ thống ngân hàng, bảo hiểm: Hiện nay trên địa bàn Khánh Hòa có đầy đủ tất cả các tổ chức ngân hàng nhà nước cũng như thương mại có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của người dân cũng như doanh nghiệp, bên cạnh đó còn có hệ thống các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước có trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại địa bàn tỉnh.
Hiên nay sóng radio và tivi quốc gia đã phủ sống toàn bộ tất cả các xã phường cũng như các đảo trên địa bàn Khánh Hòa bên cạnh đó còn có sóng các chương trình truyền hình, phát thanh cũng như hệ thống truyền thanh tiếp hình của các huyện, thị xã, thành phố đã phủ sóng 95% diện tích của toàn tỉnh.
Nha Trang là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa của Nam Trung bộ và Tây Nguyên nên các cơ quan truyền thông lớn trong cả nước đều có văn phòng đại diện tại đây nhằm nhanh chóng cập nhật tin tức các hoạt động kinh tế chính trị của địa phương. Bên cạnh đó Khánh Hòa còn là trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục của cả nước đặc biệt là các lĩnh vực về nghiên cứu biển nuôi trồng thủy hải sản. Nha Trang là nơi đóng chân của nhiều trường đại học cao đẳng và các viện nghiên cứu hàng đầu của cả nước hiện nay.