Kiểm định các giả thuyết

Một phần của tài liệu nghiên cứu sở thích và quyết định lựa chọn ẩm thực đặc trưng địa phương của du khách nội địa tại thành phố nha trang (Trang 97 - 100)

Gỉa thuyết U1:Nhân viên phục vụ của quán ăn ảnh hưởng đến sở thích lựa chọn ẩm thực của du khách. Theo kết quả thì “Nhân viên của quán ăn” tác động dương đến sở thích (Beta = 0.39 và sig. = 0.00). Như vậy yếu tố nhân viên của quán có quan hệ đồng với với sở thích lựa chọn.

Giả thuyết U2: Chất lượng món ăn tốt ảnh hưởng đến sở thích sử dụng món ăn của khách du lịch. Dựa vào kết quả phân tích thì “Chất lượng món ăn” có quan hệ đồng biến với sở thích của khách hàng (Beta = 0.272; sig. = 0.00).

Giả thuyết U3: Đồ uống chất lượng tốt hợp với món ăn sẽ tác động dương tới sở thích của khách hàng. Qua kết quả phân tích thì 2 biến này có quan hệ đồng biến và có ý nghĩa thống kê (Beta = 0.244; Sig.0.00).

Gỉa thuyết U4: Quán có không gian và cách trưng bày tốt sẽ thu hút được khách tới thưởng thức. Kết quả phân tích chỉ ra rằng “Cách trưng bày và không gian của quán” với “Sở thích lựa chọn” có quan hệ đồng biến và có ý nghĩa thống kê (Beta = 0.239; Sig. = 0.000)

Giả thuyết H1: Khách hàng có sở thích thưởng thức các món ăn mang hương vị đặc trưng của địa phương khi đi du lịch thì quyết định lựa chọn sử dụng ẩm thực địa phương càng nhiều

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy: Sở thích lựa chọn ẩm thực địa phương của khách du lịch tác động dương vào quyết định lựa chọn ẩm thực của khách du lịch nội địa tại Nha Trang (Beta = 0.323 và sig. = 0.00). Như vậy nhân tố sở thích với quyết định lựa chọn có quan hệ đồng biến với nhau.

Gỉa thuyết H2:Nhân viên phục vụ của quán ăn ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thưởng thức ẩm thực của du khách. Theo kết quả thì “Nhân viên của quán ăn” tác động dương đến quyết định của khách hàng (Beta = 0.236 và sig. = 0.00). Như vậy yếu tố nhân viên của quán có quan hệ đồng với với quyết định lựa chọn.

Giả thuyết H3: Chất lượng món ăn tốt ảnh hưởng đến quyết định sử dụng món ăn của khách du lịch. Dựa vào kết quả phân tích thì “Chất lượng món ăn” có quan hệ đồng biến với quyết định của khách hàng (Beta = 0.110; sig. = 0.03).

Giả thuyết H4: Đồ uống chất lượng tốt hợp với món ăn sẽ tác động dương tới quyết định của khách hàng. Qua kết quả phân tích thì “Chất lương đồ uống” và “Quyết định sử dụng” có quan hệ đồng biến và có ý nghĩa thống kê (Beta = 0.151; Sig.0.003).

Gỉa thuyết H5: Quán có không gian và cách trưng bày tốt sẽ thu hút được khách tới thưởng thức. Kết quả phân tích chỉ ra rằng “Cách trưng bày và không gian của quán” với “Quyết định sử dụng” có quan hệ đồng biến và có ý nghĩa thống kê (Beta = 0.127; Sig. = 0.012)

Hình 4.7: Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

Chất lượng và sự hấp dẫn của món ăn

Đồ uống đi kèm

Không gian trưng bày của quán ăn Nhân viên phục vụ Sở thích lựa chọn ẩm thực của khách du lịch Quyết định lựa chọn ẩm thực 0.272 0.244 0.23 0.39 0.110 0.323 0.151 0.127 0.236

4.8. Phân tích ANOVA

Một phần của tài liệu nghiên cứu sở thích và quyết định lựa chọn ẩm thực đặc trưng địa phương của du khách nội địa tại thành phố nha trang (Trang 97 - 100)