Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nhật bản vào ngành công nghiệp việt nam (Trang 30 - 32)

Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt. Trước năm 1960, Singapore được cho là thị trường nội địa nhỏ hẹp, nguồn vốn trong nước hạn chế, các doanh nghiệp trong nước vẫn còn yếu.

Trước thực tế đó, Chính phủ đã tiến hành xây dựng chiến lược công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu nhằm thu hút FDI. Chiến lược này đã được thực hiện hiệu quả và đến năm 1981, ngành chế tác của Singapore đã thu hút được đến hơn 1/2 tổng số vốn FDI vào trong nước. Đến năm 1993, các khoản đầu tư nước ngoài đã tăng mạnh và ngành chế tác đã thu hút đến 60% tổng vốn đầu tư nước ngoài, đưa Singapore trở thành một trong những nước thu hút nhiều vốn FDI vào ngành chế tác. Thành công này không chỉ do những khuyến khích mạnh về thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp nước ngoài mà quan trọng hơn là cơ sở hạ tầng thuộc loại hàng đầu thế giới của Singapore (pháp lý, vận tải, viễn thông), môi trường hỗ trợ kinh doanh, bộ máy hành chính hiệu quả và môi trường chính trị tương đối ổn định.

Để thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp hướng ra xuất khẩu, Singapore thành lập Hội đồng Phát triển Kinh tế (EDB), là cơ quan độc lập của Chính phủ, hoạt động theo nguyên tắc một cửa, nghiên cứu, cân nhắc những yêu cầu của nhà

đầu tư và có định hướng vào các ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước như sửa chữa tàu biển, gia công kim loại, hoá chất, thiết bị và linh kiện. Gần đây hơn, EDB đã áp dụng cách tiếp cận theo cụm, tập trung vào những công ty thuộc các ngành điện tử - bán dẫn, hoá dầu và công nghiệp chế biến. Cách tiếp cận theo cụm là một công cụ của chính sách công nghiệp nhằm thu hút FDI, đồng thời tăng cường các mối liên kết và các tác động lan tỏa.

Thu hút vốn FDI của TNCs cũng là một trong những kênh thu hút FDI quan trọng mà các quốc gia luôn tìm mọi cách để tăng cường. Trong số các quốc gia Châu Á, Singapore được coi là nước thu hút được nhiều TNCs nhất.

Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào ba lĩnh vực cần ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu. Bên cạnh đó, tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ, Singapore chủ trương thu hút FDI vào các ngành thích hợp. Ban đầu, do cơ sở kinh tế ở điểm xuất phát thấp, Singapore chủ trương sử dụng FDI vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, như: dệt may, lắp ráp các thiết bị điện và phương tiện giao thông… Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp điện tử và một số công nghệ tiên tiến khác, hướng sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trung vào những ngành như: sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thác mỏ…

Chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã công khai khẳng định, không quốc hữu hoá các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, Singapore cũng rất chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho hoạt động sản xuất. Thủ tục cấp giấy phép đơn giản, thuận tiện, có những dự án xin cấp giấy phép rồi đi vào sản xuất chỉ trong vòng vài tháng.

Đặc biệt, Singapore đã xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công bằng và hiệu quả. Tệ nạn tham nhũng được xét xử rất nghiêm, tất cả các doanh nghiệp không kể trong nước, ngoài nước đều được đối xử như nhau, mọi người đều làm việc, tuân thủ theo pháp luật.

Chính phủ Singapore còn ban hành những chính sách khuyến khích các nhà tư bản nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư. Singapore áp dụng chính sách ưu đãi rất đặc biệt,

đó là: Khi kinh doanh có lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước; nhà đầu tư có quyền cư trú nhập cảnh (đặc quyền về nhập cảnh và nhập quốc tịch); nhà đầu tư nào có số vốn ký thác tại Singapore từ 250.000 USD Singapore trở lên và có dự án đầu tư thì gia đình họ được hưởng quyền công dân Singapore.

Với những chính sách ưu đãi đó, Singapore đã thành công trong việc tiến hành công nghiệp hóa kết hợp giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng xuất khẩu các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Hơn nữa, Singapore tuy không có nguồn nguyên liệu dồi dào như Việt Nam, nhưng cách đây một vài thập kỷ cũng như hiện nay, họ đã biết cách làm giàu cho quốc gia bằng việc nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô để chế biến thành những sản phẩm có chất lượng cao để xuất khẩu, nên đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Bên cạnh việc đưa ra các chính sách ưu đãi, Singapore đặc biệt chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực. Chính phủ đã phối hợp tốt đào tạo nguồn nhân lực với việc đầu tư rất mạnh vào việc đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị theo hướng hiện đại.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nhật bản vào ngành công nghiệp việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)