Định hướng phát triển ngành công nghiệp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nhật bản vào ngành công nghiệp việt nam (Trang 64 - 65)

Nhật Bản vào Việt Nam

Cơ cấu lại sản xuất công nghiệp cả về ngành kinh tế - kỹ thuật, vùng và giá trị mới. Tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm.

Phát triển có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, hoá chất, công nghiệp quốc phòng. Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp dược... Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ.

Phát triển công nghiệp nhằm khai thác hết tiềm năng của nền kinh tế, đó là nguồn nhân lực dồi dào, nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú. Công nghiệp cần hướng mạnh về xuất khẩu, nâng cao hiệu quả của xuất khẩu, chế biến sâu tài nguyên hướng về xuất khẩu, giảm ít nhất xuất khẩu nguyên liệu thô. Chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu phải là trục chính trong Chiến lược phát triển công nghiệp.

Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. Từng bước phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường. Tiếp tục phát triển phù hợp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao; hoàn thành việc xây dựng các khu công nghệ cao và triển khai xây dựng một số khu nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Thực hiện phân bố công nghiệp hợp lý trên toàn lãnh thổ, bảo đảm phát triển cân đối và hiệu quả giữa các vùng.

Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Nhanh chóng tiếp cận và làm chủ các công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực công nghiệp xây lắp đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước và có khả năng cạnh tranh trong đấu thầu quốc tế. Phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu chất lượng cao, áp dụng công nghệ mới.

Trong Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản đến năm 2020, tầm nhìn 2030, định hướng phát triển gồm:

Định hướng đến năm 2020:

Tăng cường năng lực sản xuất của sáu ngành được lựa chọn nhằm thích ứng với quá trình thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020. Chuyển đổi các ngành công nghiệp phụ thuộc vào lắp ráp, gia công đơn giản có giá trị gia tăng thấp sang nền công nghiệp sử dụng tối đa đầu vào sản xuất trong nước thuộc thượng nguồn và trung nguồn để tạo ra giá trị gia tăng cao, nâng dần năng lực cạnh tranh quốc tế. (Thượng nguồn (up-stream) gồm các công đoạn nghiên cứu - triển khai, thiết kế, sản xuất các bộ phận linh kiện chính; trung nguồn (mid-stream) là công đoạn lắp ráp, gia công; hạ nguồn (down-stream) là tiếp thị, xây dựng mạng lưới lưu thông, khai thác và tiếp cận thị trường. Ba giai đoạn này kết hợp thành một chuỗi giá trị (value-chain) của một sản phẩm).

Tạo dựng và mở rộng thị trường cho sản phẩm của sáu ngành ưu tiên phát triển.

Tập trung phát triển công nghiệp phục trợ cho sáu ngành ưu tiên phát triển gắn với chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm nền tảng cho các ngành này.

Đẩy mạnh việc đưa vào vận hành những dự án lớn đã được phê duyệt trong các lĩnh vực thuộc thượng nguồn (hóa dầu, sản xuất thép, điện lực, ga, năng lượng...) nhằm tăng hiệu quả đầu tư cho sự phát triển lâu dài của các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển.

Định hướng giai đoạn 2020 – 2030:

Tăng cường mối liên kết ngành sản xuất sản phẩm cuối cùng với ngành sản xuất đầu vào nguyên liệu, ngành sản xuất đầu vào trung gian và ngành dịch vụ, hình thành cơ cấu công nghiệp nhất quán từ thượng nguồn – trung nguồn – hạ nguồn.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nhật bản vào ngành công nghiệp việt nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)