Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm. Đặc biệt, cụ thể hóa các tiêu chí xác định ngành, sản phẩm được hưởng ưu đãi theo diện công nghiệp hỗ trợ, nâng mức ưu đãi đủ sức hấp
dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, đặc biệt nên ưu đãi cao hơn cho các doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi dự án sản xuất sản phẩm lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ so với các dự án đơn lẻ.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1043/QĐ-TTg, ngày 1/7/2013 phê duyệt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Đây có thể coi là tiền đề quan trọng để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, tăng sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư Nhật Bản.
Có những chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghiệp hỗ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những ưu đãi đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu,...). Đưa ra chính sách ưu đãi đặc biệt và chỉ áp dụng có thời hạn (chẳng hạn trong 3-4 năm). Cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp hỗ trợ. Với vai trò to lớn của CNHT đối với nền kinh tế, Chính phủ cần thành lập cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về CNHT, có thể đặt tại Bộ Công Thương. Bên cạnh các công việc liên quan đến chính sách cho CNHT, một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan đầu mối là hàng năm nên ban hành "sách trắng" về CNHT, hay dưới dạng hệ thống cơ sở dữ liệu về các ngành CNHT.
Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển CNHT. Do vai trò của CNHT đối với nền kinh tế, cần thể chế hóa việc khuyến khích phát triển CNHT bằng các văn bản mang tính pháp lý của Chính phủ. Trong đó có các điểm chính cần làm rõ: Chính sách ưu đãi doanh nghiệp sản xuất CNHT. Các chính sách này liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh, ưu đãi giá thuê đất, thuế (trong chừng mực không vi phạm các cam kết hội nhập, như thuế thu nhập doanh nghiệp, các chính sách thuế gián tiếp, giảm thuế cho doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện phục vụ thị trường nội địa, các hỗ trợ về thủ tục), cũng như các trợ giúp gián tiếp thông qua các khoá đào tạo về nhân lực. Các chính sách trợ giúp gián tiếp cũng có thể liên quan đến các biện pháp tăng cường liên kết kinh doanh giữa doanh nghiệp các ngành khác nhau, các lĩnh vực khác nhau.
Chính sách ưu đãi phát triển hạ tầng cho CNHT. Các khu CNHT, các cụm liên kết ngành liên quan đến CNHT, các Vườn ươm doanh nghiệp cho CNHT cần được nhận ưu đãi để phát triển. Chính phủ cần đầu tư và dành kinh phí đào tạo
nhân lực cho các ngành CNHT thông qua việc cải tiến các chương trình đào tạo của