Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nhật bản vào ngành công nghiệp việt nam (Trang 74 - 80)

Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 75% vào năm 2020. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có, cần phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.

Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động.

Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động. Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.

Tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Để phục vụ cho hoạt động tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, Chính phủ và các doanh nghiệp phải tích cực và chủ động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cả về chuyên môn và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời, đưa các cán bộ, người lao động đi học tại các cơ sở đào tạo của chính các tập đoàn, doanh nghiệp Nhật Bản.

Ngoài ra, còn có các giải pháp như:

Điều chỉnh một cách hợp lý cơ cấu đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các ngành sản xuất công nghiệp. Mặc dù ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút nhiều vốn đầu tư nhất từ Nhật nhưng vẫn chỉ chủ yếu tập trung vào những ngành công nghiệp nhẹ như lắp ráp ô tô, xe máy, hàng điện tử dân dụng, ngành dệt – may.... Trong lĩnh vực công nghiệp nặng, công nghệ kỹ thuật cao thì chỉ chiếm một

khối lượng dự án rất khiêm tốn. Để khắc phục được hạn chế này, Nhà nước nên có những chính sách riêng ưu đãi đối với lĩnh vực chế tạo về nguồn vốn, có thể cho vay với lãi suất thấp, hỗ trợ để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cao. Đối với các ngành, các bộ chủ quản cũng như các doanh nghiệp phải có các biện pháp cụ thể thích hợp với từng ngành, từng doanh nghiệp như cải tổ cơ cấu, cải tiến phương thức làm việc và quản lý, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật trong khả năng bao gồm cả việc nâng cao tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật Bản rất mạnh về lĩnh vực công nghiệp đặc biệt là các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao. Vì vậy cần khuyến khích mạnh mẽ các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, điện tử, năng lượng, những ngành ta có thế mạnh về nguyên liệu (như lĩnh vực Dầu khí) và lao động (như lĩnh vực Dệt – may, Da – giầy...). Thực hiện thuế nhập khẩu thực sự khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao sản xuất cơ khí, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo, đặc biệt là công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện và nguyên liệu để giúp các doanh nghiệp sản xuất ô tô, lắp ráp xe gắn máy hạ giá thành sản phẩm, vừa giúp các doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm ở thị trường nội địa vừa hướng ra xuất khẩu.

Thu hút đầu tư, áp dụng những chính sách ưu đãi để lấp đầy các KCN, KCX đã được thành lập và khai thác các vùng kinh tế trọng điểm mới. Ngoài các KCN nhỏ, các cụm công nghiệp để giãn các nhà máy tại các thành phố lớn, cần xem xét chặt chẽ việc thành lập các KCN mới. Trước mắt cần rà soát các KCN đã có quyết định thành lập để dừng hoặc giãn tiến độ xây dựng những KCN không đủ yếu tố khả thi, chỉ thành lập KCN mới khi hội tụ đủ điều kiện. Nên quy hoạch và xây dựng các KCN tập trung cho các vùng kinh tế trọng điểm (gần trung tâm giao dịch buôn bán, đường xá giao thông thuận lợi, gần vùng cung cấp nguyên, nhiên liệu...) để tạo sức đột phá, các địa bàn khác cần đầu tư có chọn lọc tránh dàn trải và bất hợp lý. Hiện nay, cả nước có khoảng 61 KCN, tập trung chủ yếu ở TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng…Để tạo thuận lợi thu hút đầu tư vào KCN, cần thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp KCN; bảo đảm các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường xá, điện, nước, thông tin liên lạc...) đến tận hàng rào các KCN; ưu đãi ở mức cao

nhất các dự án phát triển hạ tầng xã hội đồng bộ với KCN (nhà ở cho công nhân, trường học, trường dạy nghề, cơ sở khám chữa bệnh, thương mại và các dịch vụ đời sống của các thành phần kinh tế).

KẾT LUẬN

Như vậy, thực tế đã cho thấy rằng, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản đã góp phần tạo nên những thay đổi vượt bậc, đem lại một diện mạo mới cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là vào lĩnh vực công nghiệp. Sự lớn mạnh của khu vực này không những góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển các ngành công nghiệp của Việt Nam theo hướng hiện đại hoá, mà còn góp phần trực tiếp tăng cường khả năng xuất khẩu của Việt Nam.

Trong những năm qua, ngành công nghiệp nước ta đã có nhiều bước tiến đáng chú ý và một phần quan trọng là nhờ vào nguồn vốn đầu tư của Nhật Bản. Quy mô nguồn vốn không những tăng lên theo thời gian, cơ cấu đầu tư đa dạng theo cả hình thức lẫn phân ngành và trải dài khắp các địa phương trên cả nước. Điều này chứng tỏ rằng, Đảng ta rất chú trọng tới việc phát triển công nghiệp hay nói một cách khác ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp nước ta. Do vậy, để công nghiệp có thể phát triển vượt bậc tương xứng với tiềm năng của nó, cần tiếp tục có các giải pháp, định hướng cụ thể mang tính đột phá để xoá bỏ những rào cản, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm theo đúng tinh thần của Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản. Từ đó có biện pháp hỗ trợ cụ thể để khu vực công nghiệp này tăng trưởng với nhịp độ cao, trên cơ sở đó đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH, nhằm thực hiện mục tiêu tới năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp như mục tiêu đã đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 1043/QĐ-TTg, Quyết định Phê duyệt chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Hà Nội. Ngày 1/7/2013.

2. Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg, Quyết định Về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Hà Nội. Ngày 24/2/ 2011.

3. Bùi Thúy Vân và cộng sự (2012). Tậpbài giảng Kinh tế quốc tế. Học viện Chính sách và Phát triển.

4. Tổng cục Thống kê (2014). Niên giám thống kê 2013. Hà Nội. Nhà xuất bản Thống kê.

5. Báo Hà Tĩnh (2013). Ưu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp trong hợp tác với Nhật Bản. <http://www.baohatinh.vn/m/cong-nghiep/uu-tien-phat-trien-6- nganh-cong-nghiep-trong-hop-tac-voi-nhat-ban/68553>. [Ngày truy cập: 1/4/2014] 6. Cục đầu tư nước ngoài (2014). Tình hình hợp tác đầu tư Việt Nam – Nhật Bản. <http://fia.mpi.gov.vn/News.aspx?ctl=newsdetail&p=2.39&aID=1570>. [Ngày truy cập: 2/4/2014]

7. Gafin (2013). Về Nhật Bản, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Việt Nam. < http://gafin.vn/20130116010314547p0c33/ve-nhat-ban-nha-dau-tu- truc-tiep-nuoc-ngoai-lon-nhat-cua-viet-nam.htm>. [Ngày truy cập: 3/5/2012] 8. Sơn Hà (2014). Giảm rủi ro để gia tăng thu hút FDI từ Nhật.

<http://www.vcci.com.vn/dau-tu-tai-chinh/201403030338868/giam-rui-ro-de-gia- tang-thu-hut-fdi-tu-nhat.htm>. [Ngày truy cập: 1/4/2014].

9. T.Hằng (2014). 4 tháng đầu năm 2014, xuất siêu bằng 1, 5% kim ngạch xuất khẩu.

<http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1370586?pers_id=2177079&it em_id=127132851&p_details=1>. Ngày truy cập [19/5/2014].

10. Nguyễn Hòa (2014). Lợi thế đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo. < <http://baocongthuong.com.vn/hoi-nhap/53062/loi-the-dau-tu-vao-cong-nghiep- che-bien-che-tao.htm#.U1_ZUWgtQeB>. [Ngày truy cập: 29/4/2014].

11. T. Hương (2013). Doanh nghiệp FDI Nhật Bản: Vẫn câu chuyện chuyển giao công nghệ. <http://www.baomoi.com/Doanh-nghiep-FDI-Nhat-Ban-Van-cau- chuyen-chuyen-giao-cong-nghe/45/10581453.epi>. [Ngày truy cập: 1/4/2014]. 12. Nguyễn Ngọc Mai (2013). Bí quyết thu hút FDI tại Singapore và kinh nghiệm cho Việt Nam. < http://kinhtevadubao.com.vn/dau-tu/bi-quyet-thu-hut-fdi- tai-singapore-va-kinh-nghiem-cho-viet-nam-1478.html>. [Ngày truy cập: 1/4/2014]

13. Minh Ngọc (2013). Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng qua nửa chặng đường. <http://baodientu.chinhphu.vn/Dau-moc-nua-chang-duong/Nhom-nganh- cong-nghiep-xay-dung-qua-nua-chang

duong/178862.vgpkinhte/_mobile_nhandinh/item/22237302.html>. [Ngày truy cập: 1/4/2014].

14. Nguyễn Thị Thương (2013). Để tăng cường thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam. <http://kinhtevadubao.com.vn/dau-tu/de-tang-cuong-thu-hut-fdi-cua- nhat-ban-vao-viet-nam-1882.html>. [Ngày truy cập: 1/4/2014].

15. Tạp chí công nghiệp (2013). Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành Công nghiệp: Cần phải có mục tiêu rõ ràng.

<http://www.moit.gov.vn/vn/pages/chitiettin.aspx?IDNews=1261>. [Ngày truy cập: 1/4/2014].

16. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2013). Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nền kinh tế.

<http://www.ncseif.gov.vn/sites/en/Pages/kinhnghiemthuhutfdicua-nd-8657.html>. [Ngày truy cập: 1/4/2014].

17. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012). Báo cáo hội thảo “Giải pháp thúc đẩy và nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”. Hà Nội. Ngày 15/3/2012.

18. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 và dự báo một số chỉ tiêu giai đoạn 2014 – 2015. Hà Nội. 19. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Hà Nội. Ngày 27/3/2013.

20. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) (2012). Báo cáo đầu tư công nghiệp Việt Nam 2011. Hà Nội

21. Phạm Thị Thanh Thủy (2012). Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp nặng tại Việt Nam từ năm 2008 đến cuối năm 2011. Luận văn tốt nghiệp, Đại học Kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nhật bản vào ngành công nghiệp việt nam (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)