Có những chính sách linh hoạt về vấn đề chuyển giao công nghệ trong

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nhật bản vào ngành công nghiệp việt nam (Trang 72 - 74)

trình đại tạo tại chỗ hoặc kết hợp với doanh nghiệp sản xuất.

Xây dựng các hệ thống chất lượng liên quan đến linh phụ kiện. Đây là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam dành cho các bán thành phẩm, các chi tiết linh phụ kiện của các ngành CNHT. Nên xem xét đến các tiêu chuẩn quy định quốc tế cũng như các tiêu chuẩn sẵn có của các tập đoàn đa quốc gia đang có mặt trên thị trường Việt Nam trong mỗi lĩnh vực khi xây dựng hệ thống này. Trên cơ sở này, xây dựng cơ chế quản lý chất lượng sản xuất và giám sát các hoạt động sản xuất theo kiểu Việt Nam để nâng cao chất lượng sản phẩm trong từng ngành, kiểu như các bộ tiêu chuẩn 5S, JIT của Nhật Bản, hiện đang được một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện ở Việt Nam áp dụng.

Nhật Bản có chương trình xúc tiến chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đang phát triển. Việt Nam nên đặc biệt tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện có, nhất là các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên về lâu dài, Bộ KH và ĐT cần nghiên cứu, xây dựng Luật Khuyến khích và phát triển công nghiệp hỗ trợ.

3.2.6. Có những chính sách linh hoạt về vấn đề chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp công nghiệp

Hoạt động hợp tác đầu tư với nước ngoài thường kèm theo các hoạt động CGCN vào Việt Nam. Thu hút công nghệ là việc làm cần thiết để Việt Nam có thể hoàn thành mục tiêu đề ra đang trong quá trình CNH, HĐH. Tuy nhiên, do nôn nóng nên trong thời gian vừa qua nước ta đã chuyển giao nhiều công nghệ lạc hậu và có nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ. Một số công nghệ lại quá hiện đại, công nhân Việt Nam không kịp tiếp nhận, làm quen trong một thời gian ngắn nên phải thuê chuyên gia nước ngoài, các dây chuyền công nghệ lại không phát huy hết công suất thiết kế. Hiện nay, có tới 60% các dự án chuyển giao công nghệ đều là công nghệ cũ, lạc hậu hoặc hết thời gian sử dụng. Tuy nhiên, nước ta vẫn phải tiếp nhận do nhu cầu phát triển đất nước.

Do đó, để hoạt động CGCN đạt hiệu quả, Nhà nước cần đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu ứng dụng cho các Viện nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, các trường Đại học... Có chính sách về lương và các chế độ ưu đãi kèm theo cho cán bộ nghiên cứu khoa học. Đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật đủ trình độ tiếp thu kinh nghiệm quản lý và vận hành các dây chuyền công nghệ, tiến tới làm chủ công nghệ đó. Năm 2001, dự tính đầu tư cho khoa học công nghệ khoảng 2,3% tổng chi ngân sách, song theo dự tính với nguồn kinh phí này cũng chỉ đủ đáp ứng được 40-50% nhu cầu hoạt động của ngành khoa học công nghệ. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng cần có sự quan tâm đúng mức các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ trong địa bàn, thực hiện tốt, nhanh làm thủ tục thẩm định, xét duyệt các dự án bằng cách phối hợp với ngân hàng... khuyến khích các doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với các Viện nghiên cứu, các trung tâm, các trường Đại học cùng đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học.

Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư, chuyển giao công nghệ. Để có thể kiểm soát được công nghệ, tránh việc đưa vào nước ta các công nghệ cũ, lạc hậu, ô nhiễm môi trường, cần sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung của hồ sơ dự án đầu tư. Nội dung giải trình công nghệ, thiết bị phải là nội dung bắt buộc trong các dự án đầu tư, để các cơ quan thẩm định có căn cứ xem xét, đánh giá, thẩm định, ngăn chặn ngay từ đầu các công nghệ, thiết bị cũ, lạc hậu.

Sửa đổi Luật CGCN theo hướng bắt buộc đăng ký Hợp đồng CGC trong trường hợp CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam để có thể kiểm tra, giám sát được nội dung công nghệ sẽ chuyển giao, tránh việc lập Hợp đồng CGCN để hưởng ưu đãi và được tính chi phí CGCN vào chi phí sản xuất hợp lý, nhưng nội dung lại không phải là chuyển giao các đối tượng công nghệ. Đồng thời, thông qua việc đăng ký Hợp đồng để ngăn chặn việc chuyển giao các công nghệ không thích hợp, hoặc tránh việc CGCN trùng lặp.

Khuyến khích các doanh nghiệp FDI thành lập bộ phận R&D hoặc xây dựng Trung tâm R&D trong doanh nghiệp. Thực hiện việc trích lợi nhuận trước thuế để lập Quỹ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Có chính sách tập trung đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao bao gồm: đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư và công nhân kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của của các doanh nghiệp công nghệ cao. Cần đa dạng hóa

các loại hình đào tạo, gắn việc đào tạo nghề tại các trường đại học, cao đẳng với các doanh nghiệp FDI, cho phép doanh nghiệp công nghệ cao tính chi phí tài trợ cho các trường đại học vào chí phí nghiên cứu R&D. Thành lập các Tổ chức dịch vụ CGCN để hỗ trợ doanh nghiệp trong đàm phán, lựa chọn, đánh giá, định giá công nghệ.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nhật bản vào ngành công nghiệp việt nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)